Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 20/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gặp người lính "khoét núi, ngủ hầm" 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gặp người lính "khoét núi, ngủ hầm" , Người xứ Nghệ Kiev
 
 Diệu Bình Thứ ba, ngày 07/05/2024 
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, người lính Điện Biên nay cũng đã gần 90 tuổi, nhưng ký ức hào hùng về những ngày tháng gian khó vẫn ở đó như để nhắc nhớ về mốc vàng trong lịch sử dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Những ngày đầu tháng 5/2024, khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), chúng tôi gặp đại tá Hoàng Ngánh (SN 1936, quê Nghệ An, thương binh 4/4) tại ngôi nhà nhỏ ở quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.

Sinh ra và lớn lên ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tháng 12/1953, (đại tá) Hoàng Ngánh bắt đầu tham gia cách mạng và đi bộ đội tại Trung đoàn 44, Quân khu 4.

Ở tuổi 88, tóc đã bạc phơ, mắt không nhìn rõ nhưng đại tá Hoàng Ngánh vẫn nhớ như in những tháng ngày mà ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Ông kể, ngày 1/1/1954, ông được bổ sung vào đơn vị Trung đội 82, Đại đội 505, Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 175, Đại đoàn 312. Đơn vị ông có nhiệm vụ làm đường kéo pháo và chuẩn bị công sự cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 13/3/1954, quân ta bắt đầu đánh vào đồi Him Lam, sau đó đánh đồi Độc Lập. Ngày 20/3/1954, các đơn vị bộ đội chuẩn bị đánh sân bay Mường Thanh. Đơn vị của ông nhận lệnh phòng ngự và dồn địch, thu hẹp căn cứ Mường Thanh, lên cọc tiêu để cho pháo binh bắn phá.

Sau đó, đơn vị ông tiếp tục nhận lệnh đánh cứ điểm 506. Đây được xem là nhiệm vụ "khó nhằn" bởi tại đây có đến 10 điểm tựa của địch.

Trái lại với quân ta lúc bấy giờ đầu trần, chân đất, vũ khí thô sơ được các nước Trung Quốc, Liên Xô viện trợ, địch đã gia cố cứ điểm 506 rất chắc chắn bằng dây thép gai, bẫy mìn nhiều lớp… với phương châm "nội bất xuất, ngoại bất nhập" cùng các vũ khí tối tân, hiện đại.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gặp người lính "khoét núi, ngủ hầm"- Ảnh 1.

Đại tá Hoàng Ngánh kể lại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: D.B

"Áo quần thì rách, mưa gió rất lạnh. Ăn uống thì chỉ có cơm trắng và muối vừng, nhưng chúng tôi cố gắng động viên vượt qua", đại tá Ngánh chia sẻ.

Không nản chí, bộ đội Việt Nam triển khai đào hầm hang chồn để đến được cứ điểm, đánh trực tiếp vào địch. Mỗi hầm sẽ bố trí 3-5 người đào và khi đào đến cửa hầm, bộ đội ta dùng thủ pháo, lựu đạn để ném thẳng vào hầm của địch để tiêu diệt.

"Mỗi điểm tựa đánh từ 5-7 ngày. Bởi vì khó nên chúng tôi phải tính toán chi li, 10 điểm tựa ở cứ điểm 506, trung đoàn chúng tôi đánh trong vòng 1 tháng mới xong", đại tá Ngánh nói thêm.

Đến 15h chiều 7/5/1954, trung đoàn của ông đánh chiếm xong cứ điểm 506, cùng lúc này bộ đội ta đã chiếm được sở chỉ huy của địch.

"Anh em trung đoàn chúng tôi 300 người sau khi đánh cứ điểm 506 xong chỉ còn sống 7 người. Tất cả anh em đều đã hy sinh hết. Lúc này, tôi không kìm được nước mắt mà khóc. Thương anh em đồng đội đã ngã xuống vì đất nước, vì hoà bình của dân tộc", ông Ngánh xúc động.

Sau khi bắt sống được tướng De Castries, tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ông Ngánh lúc bấy giờ được điều sang tham gia giải giáp 1.500 tù binh Pháp, Âu - Phi và Mỹ về Đoan Hùng, Hà Giang. Trên đường giao tù binh, ông Ngánh vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và động viên.

"Lúc Bác Hồ đến, tôi đang đứng ở hàng đầu tiên, nên Bác sang bắt tay chúc mừng và động viên sau đó hỏi tôi quê ở đâu. Khi tôi nói cháu quê Nghệ An thì Bác Hồ mới nói rằng Bác cũng quê Nghệ An. Bác vui khi gặp được một người đồng hương. Đây là kỷ niệm mà suốt đời tôi không bao giờ quên được", ông Ngánh tâm sự.

Đi qua bom đạn chiến tranh, cống hiến tuổi thanh xuân để thắm thêm cờ đỏ sao vàng Tổ quốc, ở tuổi gần đất xa trời, đại tá Hoàng Ngánh vẫn mong ước có một lần được quay về lại chiến trường xưa, nơi gian khổ nhưng đầy tự hào.

Thời bình, trong những cuộc trò chuyện với con cháu, đại tá Ngánh luôn giáo dục về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cùng sự biết ơn những thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

"Chúng tôi, những thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu, cống hiến trí tuệ sức khoẻ, kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, giải phóng đất nước đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Vì thế, các cháu, các thế hệ trẻ hãy cố gắng học tập để xây dựng một đất nước giàu mạnh, làm cho đất nước phồn vinh. Đồng thời, luôn kiên định lý tưởng cộng sản, con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn" ông Ngánh nhắn nhủ.

https://danviet.vn/ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-gap-nguoi-linh-khoet-nui-ngu-ham-20240507122545109.htm

 


  Các Tin khác
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
  + Xúc động Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn” (10/05/2024)
  + Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường (10/05/2024)
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60969867

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July