Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết , Người xứ Nghệ Kiev
 

NGHỆ ANHơn 50 cơ sở sản xuất thịt chua ở huyện miền núi Quế Phong tăng người làm, mua thêm nguyên liệu, tất bật sản xuất để kịp bán dịp Tết Giáp Thìn.

Là một trong bốn sản phẩm ở Quế Phong được công nhận OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm), thịt chua là món ăn đậm đà hương vị vùng cao xứ Nghệ, được nhiều gia đình sử dụng trong các mâm cỗ Tết.

Thịt chua còn được người dân miền núi Nghệ An gọi là chỉn xôm. Theo tiếng Thái, chỉn là thịt, xôm là chua. Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, 40 tuổi, trú thị trấn Kim Sơn, cho biết trước kia mọi người đi núi săn bắn thú rừng đưa về làm thực phẩm. Ăn một lần không hết, lại chưa có tủ lạnh bảo quản, nhiều gia đình đã nghĩ ra cách ướp thịt với muối rồi cho vào ống nứa hoặc nhựa để làm thức ăn dự trữ lâu dài. Món đặc sản thịt chua ra đời từ đó.

Chị Hiền thái thịt lợn để chế biến đặc sản thịt chua bán Tết. Ảnh: Đức Hùng

Chị Hiền thái thịt lợn để chế biến đặc sản thịt chua bán Tết. Ảnh: Đức Hùng

Mở cơ sở hơn 5 năm nay, chị Hiền luôn chọn phần mông, vai lợn và da để chế biến thịt chua. Thịt phải nạc, không có gân và mỡ, được lấy từ con lợn vừa giết mổ, còn hơi ấm, sau đó cắt nhỏ thành từng miếng mỏng. Da lợn được cạo sạch mỡ, sau đó bỏ vào nồi gang luộc chín tới, vớt ra làm sạch mỡ một lần nữa rồi bỏ vào rổ cho ráo nước, cắt sợi.

Thịt đem ướp cùng hạt tiêu, muối, đường, tỏi, ớt tươi, trước khi bóp đều với thính xay từ gạo rang. "Thịt lên men chuẩn vị hay không phụ thuộc vào bột thính. Vì vậy khi làm thính phải rang gạo vàng ươm, không để cháy", chị Hiền chia sẻ.

Công đoạn cuối là ủ thịt lên men rồi đóng gói. Nhiều gia đình lên rừng khai thác hoặc mua những cây nứa đem về chia mỗi đoạn dài 20 cm, đường kính 5 cm làm ống đựng thịt. Cây nứa phải không quá già để không bị nứt khiến thịt bị hôi; cũng không quá non vì để lâu nứa sẽ teo, tạo thành vết hở ở hai đầu làm hỏng thịt. Các cơ sở cũng sử dụng ống nhựa để bỏ thịt vào ủ men.

Rắc thính để ủ thịt chua, đây là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm. Ảnh: Đức Hùng

Rắc thính để ủ thịt chua là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm. Ảnh: Đức Hùng

Sau 2-3 ngày ủ tại nơi khô ráo, thoáng mát, thịt sẽ chín, được đặt vào tủ lạnh bảo quản và bán. Một hộp thịt chua bỏ trong ống nhựa trọng lượng khoảng 350 gram, giá 60.000 đồng, thịt ủ trong ống nứa giá 70.000-80.000 đồng.

Dịp này, mỗi ngày chị Hiền mua hơn 20 kg thịt về chế biến, gấp ba so với ngày thường. Chị dự tính tuần tới tăng sản lượng lên 40-50 kg thịt, làm xuyên đêm để đủ đơn hàng giao cho khách. Trong một tháng Tết, cơ sở của chị sản xuất khoảng 6 tạ thịt chua, cho thu nhập hàng chục triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Nguyễn Văn Đức, trú thị trấn Kim Sơn, nói thịt chua thành phẩm khi lấy từ ống ra có mùi thơm của các loại gia vị. Thịt có thể chấm với tương, nước mắm nguyên chất, ăn kèm nhiều loại rau thơm, lá cây vả, đinh lăng, hành tây... Người mới thưởng thức có thể thấy vị hơi chua, nhưng người ăn quen sẽ thấy miếng thịt vừa chua, vừa thơm, có vị bùi.

Người dân vùng cao xứ Nghệ thường chuẩn bị nhiều loại rau, bỏ thịt chua vào lá rừng, bố trí thêm các đặc sản như thịt gác bếp, lạp xưởng để đãi khách dịp Tết. Ảnh: Đức Hùng

Người dân vùng cao xứ Nghệ thường chuẩn bị nhiều loại rau, bày thịt chua trên lá rừng cùng các đặc sản như thịt gác bếp, lạp xưởng để đãi khách dịp Tết. Ảnh: Đức Hùng

Ông Phan Trọng Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế Phong, cho biết thịt chua là sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế của địa phương. Thời gian tới, huyện sẽ tổ chức các chương trình kết nối để đưa đặc sản này vào các siêu thị trong và ngoài tỉnh nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề, góp phần quảng bá nét ẩm thực độc đáo tới thực khách trên cả nước.

 

Đức Hùng

 

https://vnexpress.net/dac-san-thit-chua-xu-nghe-vao-vu-tet-4705896.html


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66542518

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July