Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học , Người xứ Nghệ Kiev
 
Kute Nguyen  
Thầy giáo trẻ đưa những bài giảng lịch sử hấp dẫn tới miền quê nghèo khó. Nhiều học sinh vì mê thầy dạy sử nên cũng tiếp bước theo ngành lịch sử với thầy.
Hành trình 30 năm “trồng người” của thầy giáo Lịch sử tại vùng đất học
 Thầy Hồ Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). Ảnh: GDTĐ

Đây là kỷ niệm những ngày đầu bước chân vào sự nghiệp “trồng người” được thầy Hồ Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) xúc động chia sẻ lại. 

“Làn gió mới” với học trò vùng quê nghèo khó

28 năm gắn bó với nghề giáo, giờ đây đứng trên cương vị quản lý nhưng thầy Hồ Tuấn Anh vẫn luôn nhớ đến những ngày đầu đứng trên bục giảng, đứng trước những học trò vùng quê nghèo khó tại Nghệ An.

Tháng 10/1994 là dấu mốc chính thức, thầy Tuấn Anh trở thành một thầy giáo dạy Lịch sử. Khi đó, thầy được phân công về một đơn vị hết sức khó khăn là Trường THPT Thanh Quả (ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, Nghệ An) - nay là Trường THPT Đặng Thúc Hứa (chuyển về xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương). Nơi đây được gọi là “xứ sở không đường, không chợ, không điện”, nhưng lại là mảnh đất vô cùng hiếu học. Những đứa trẻ nghèo khó, lam lũ lúc đó thực sự tạo cho thầy giáo trẻ cảm hứng, lòng yêu nghề và trách nhiệm.

“Tôi là giáo viên dạy Lịch sử, nhưng bản thân tôi chưa bao giờ coi đây là một môn phụ và luôn dành trọn tâm huyết, lòng yêu nghề cho môn học này. Đặc biệt, các em học sinh của tôi cũng vậy. Sau này nhiều em đã tâm sự rằng, vì mê thầy dạy sử nên cũng tiếp bước theo ngành lịch sử với thầy. Vì từng câu chuyện lịch sử của thầy mà các em quyết theo học ngành lịch sử”, thầy Tuấn Anh không khỏi xúc động khi nhớ lại.

Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đi trước và thế lãnh đạo của nhà trường khi đó, thầy Tuấn Anh đã có những ngày đầu tiên đứng trên bục giảng và tiếp bước thành công trên sự nghiệp “trồng người”. Gần 30 năm trước, đất nước vẫn còn những khó khăn và ngành giáo dục không phải là ngoại lệ. Thế nhưng, ngôi trường ở vùng quê nghèo đã có những học sinh giỏi cấp quốc gia.

Khi được phân công về trường Thanh Quả, thầy Tuấn Anh không hề biết vùng đất đó ở đâu. Nhưng với sức trẻ, với xuất thân từ một gia đình làm nghề giáo, thầy đã rất hăng hái đến trường, với những ngày đầu nhận trường, nhận lớp không bao giờ quên: “Giây phút ban đầu khi tôi đặt chân đến đây, tôi thú thật cũng rất ngỡ ngàng. Ngày đến nhận trường đó tôi không bao giờ quên. Quãng đường đó bắt đầu là đi qua một bến đò, sau đó là vừa đi vừa dò hỏi. Tôi đã tháo giày đi bộ quãng đường lầy lội khoảng 3-4km mới tới được trường. Ngôi trường của vùng đất nghèo khi đó cũng rất lụp sụp. Sau khi trình quyết định và được thầy hiệu trưởng tiếp nhận, tôi được thầy đưa đến khu nội trú của giáo viên. Khu nội trú cũng lâu không có người ở và trong phòng của giáo viên còn có cả gà vào làm ổ trứng ấp. Sau khi dọn dẹp thì đây trở thành phòng ở của tôi trong 5 năm gắn bó với trường”.

Những em học trò nghèo hiếu học lại càng tạo động lực cho người thầy trẻ như vượt qua mọi khó khăn để bám trường. Hằng đêm không có điện, thầy Tuấn Anh phải chong đèn soạn giáo án, phải viết tay hết sức công phu. Thầy cũng bắt đầu tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi đại học.

“Buổi đầu tiên đến lớp, đứng trên bục giảng, tôi thực sự cảm nhận mình như “một làn gió mới” thổi về miền quê này. Điều đó thể hiện rõ qua sự háo hức của những em học sinh mỗi lần nghe bài giảng của thầy, thậm chí khi trống đánh hết giờ các em vẫn chưa muốn về. Tôi đã gặp các em học sinh tạo cảm hứng cho người thầy đứng trên bục giảng như vậy”, thầy Tuấn Anh nói.

Những trái ngọt đầu tiên trong “sự nghiệp trồng người” của thầy Tuấn Anh là những em học sinh giỏi cấp tỉnh và Trường THPT Thanh Quả bắt đầu xuất hiện các em đỗ đại học. Điều mà gần như trước đây chưa có tại vùng quê nghèo này. 

“Đến năm thứ tư tôi công tác tại trường, bắt đầu có những em học sinh giỏi quốc gia. Đây là một tiếng vang lớn, khi một ngôi trường không hề có tên tuổi lại xuất hiện nhưng học sinh giỏi quốc gia. Sau đó, đã có những học sinh ở các trường khác trong huyện Thanh Chương đi đò qua sông, băng qua quãng đường đất về trường mình học bộ môn mình giảng dạy để ôn thi đại học”, thầy Tuấn Anh nói. 

Thầy Tuấn Anh đã gắn bó với Trường THPT Thanh Quả 5 năm. Đến năm 1999, gia đình có biến cố khi người cha ở quê qua đời, nên thầy đã xin về quê tiếp tục giảng dạy. Vợ thầy Tuấn Anh khi đó cũng là cô giáo đang dạy học ở quê nhà. Sau đó, thầy được phân công về dạy ở Quỳnh Lưu.

Giờ đây khi nhớ lại 5 năm đầu gắn bó nghề giáo, thầy Tuấn Anh khẳng định, học sinh là động lực để mình bám trụ lại vùng đất đó: “Tuy chỉ gắn bó 5 năm, nhưng sự tương tác của tôi với thế hệ học trò tại đây là gắn kết, lâu dài và tốt nhất. Với tôi, đây là một cơ duyên. Gần 30 năm dạy học, tôi đến nay vẫn chứng kiến những thế hệ học trò ở Thanh Chương ngày đó đã có mặt trên khắp cả nước. Và tôi có quyền tự hào rằng khi đi đến đâu, khi gặp lại các học trò cũ đó, dù mình không nhận ra, thì các em vẫn luôn dành thời gian tới gặp thầy. Tình cảm của học trò chính là hạnh phúc của nhà giáo”.  

“Vì mê thầy dạy sử nên cũng tiếp bước theo ngành lịch sử với thầy”, thầy Tuấn Anh chia sẻ. Ảnh: GDTĐ

Học sinh nhắn tin trực tiếp với Hiệu trưởng nếu bị bắt nạt

Được chuyển về ngôi trường trung tâm tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, thầy Tuấn Anh có những cơ hội mới để tiếp tục phấn đấu về chuyên môn và trở thành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 

Đến nay, thầy Tuấn Anh đã chuyển sang công tác quản lý được 10 năm. Từ một nhà giáo trực tiếp đứng lớp và chuyển sang công tác quản lý là một bước ngoặt, đồng thời một lần nữa là thử thách.  

Hiện là Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An), thầy Tuấn Anh đánh giá học sinh THCS từ 12-15 tuổi là lứa tuổi rất dễ để xảy ra những xích mích. Từ xích mích rất nhỏ có thể dẫn đến việc đánh nhau, gây hậu quả lớn. Có cả những chuyện bắt nạt nhau, do vậy, để tạo ra một kênh thông tin kết nối trực tiếp giữa các em, nhất là các em yếu thế với thầy cô giáo, với thầy Hiệu trưởng là một điều rất cần thiết.

Từ năm 2019 đến nay, tấm bảng “Khi các em bị bắt nạt, xâ‌ּm hạ‌ּi hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt, xâ‌ּm hạ‌ּi hãy gọi cho thầy hiệu trưởng” tại cổng Trường THCS Quỳnh Phương đã phát huy tác dụng lớn. Không chỉ giúp thầy hiệu trưởng nắm bắt kịp thời thông tin và giải quyết mâu thuẫn của các em học sinh, mà lớn hơn nữa, đây là biểu tượng tin cậy trong lòng học sinh và phụ huynh với thầy cô, với nhà trường.  

“Giờ đây các em học sinh đều rất gắn bó với thầy hiệu trưởng và có thể tâm sự được bất cứ chuyện gì. Mới tuần trước, tôi có nhận được tin nhắn của một em học sinh lớp 6 nói rằng “em đến trường cứ một ngày vui và một ngày cảm thấy không yên vui”. Sau một hồi nhắn tin với em học sinh này, tôi tìm hiểu được việc trong lớp có những học sinh muốn làm “đại ca” và muốn các học sinh khác phải phục dịch. Nếu nghe qua chắc ai cũng nghĩ là rất nghiêm trọng, nhưng đây là câu chuyện rất trẻ con và giải quyết rất nhẹ nhàng. Nhưng qua đó có thể thấy, các em học sinh đã có thể thoải mái tâm sự từ những chuyện nhỏ nhất với thầy Hiệu trưởng và tin nhắn, qua gọi điện”, thầy Tuấn Anh nói.

Cũng theo thầy Tuấn Anh, đôi khi sử dụng khái niệm “B.L học đường” sau một số vụ việc được lan tràn trên mạng xã hội là “hơi nặng nề”: “Tôi thường xem đây là những xích mích học trò và hơn một chút là sự bắt nạt. Với lứa tuổi này thì tình trạng xích mích ở thời nào cũng có, ngay cả thời tôi đi học cũng có. Nhưng trước đây, chúng ta không có mạng xã hội, không có điện thoại thông minh để quay lại và đăng tải sự việc rộng rãi. Nhưng bây giờ, nhiều sự việc bị thổi bùng lên. Từ những sự việc đơn lẻ lại bị khái quát thành một hệ thống, cho rằng đó là bản chất của vấn đề. Điều này thực sự là không phải. Trường học hiện nay vẫn là môi trường bình yên nhất, là nơi người dân khi gửi gắm con em đều thấy yên tâm nhất”.

Thầy Tuấn Anh chia sẻ tâm huyết, khi xử lý một vụ việc cụ thể, thầy cô không thể nói chuyện với học trò bằng những lý thuyết cao siêu, mà trước hết phải đến với các em bằng những tình cảm chân thành nhất, để các em có thể mở lời. Để làm được điều này, các thầy cô phải tìm hiểu kỹ hoàn cảnh, tìm hiểu suy nghĩ của các em và nhất là những mâu thuẫn trong vụ việc đó ra làm sao. Lúc này, người thầy cần đóng vai một người bạn, nói chuyện với học sinh như một người bạn. 

“Thực tế, có nhiều trường hợp phụ huynh và học sinh khi bị hiệu trưởng mời lên gặp họ rất lo lắng, nhưng sau khi nghe tôi nói chuyện thì cả bố mẹ và cả học sinh khi ra về đã thấy rất nhẹ nhàng. Qua quan sát, tôi thấy nhiều em đã thay đổi. Do vậy, phải có kỹ năng khi tiếp cận các em, nắm bắt được tâm lý và tiếp cận các em bằng tình cảm thay vì sự đe nẹt, kỷ luật. Theo tôi, việc kỷ luật một học trò rất dễ, nhưng cảm hoá được một học trò không bằng các biện pháp kỷ luật thì phải cần đến một người thầy. Không có một mô-típ nào giống nhau cả, mỗi trường hợp học sinh, mỗi sự việc lại có một giải pháp, một cách thức tiếp cận khác nhau thì mới có hiệu quả”, thầy Tuấn Anh nói.

Hãy gọi cho thầy Hiệu trưởng nếu bị bắt nạt.

Trải lòng với các thế hệ học sinh

Gần 30 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Tuấn Anh cho biết, mình ghi nhận 2 thế hệ học trò là thế hệ trước kỷ nguyên công nghệ 4.0 (thế hệ trước 4.0) và thế hệ 4.0 hiện nay. 

Trong hơn 10 năm đầu đi dạy, thầy Tuấn Anh tiếp xúc với thế hệ trước 4.0. Thế hệ này, các em học sinh đến với người thầy, xem người thầy như vầng hào quang. Tất cả hành động, cử chỉ, lời nói của thầy đều là chuẩn mực và các em coi đó như một tấm gương học tập và noi theo. Thậm chí bài giảng của thầy còn tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học trò. Thế hệ trước 4.0 rất nghèo khó, rất chân tình và kỷ niệm thầy trò trong giai đoạn càng nghèo khó lại càng khắc sâu.

Với thế hệ 4.0, có điều kiện thuận lợi hơn và tiếp xúc công nghệ phát triển hơn. Tình cảm của học trò, sự ngưỡng mộ của các em với người thầy vẫn là như thế. Nhưng sự gắn bó này theo một cách khác. 

“Sòng phẳng mà nói, các em không coi thầy như “vầng hào quang” tuyệt đối, mà các em bắt đầu có những lựa chọn thực dụng hơn trong nghề nghiệp, bắt đầu có suy nghĩ và quan niệm về môn phụ và môn chính, và thực dụng hơn trong cách học tập. Sự phản biện của các em cũng cao hơn, đòi hỏi của các em về người thầy, đặc biệt là đòi hỏi về trình độ cũng cao hơn”, thầy Tuấn Anh nói. 

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy Tuấn Anh khẳng định, với các thầy cô giáo trong trường, món quà lớn nhất chính là làm việc hết mình, dành hết tâm huyết cho học sinh và thành tích của trường là món quà lớn nhất, chân thành nhất cho thầy Hiệu trường. Với các em học sinh và các phụ huynh, vốn là dân miền biển, thầy Tuấn Anh mong muốn nhận được một con cá, một con mực khi họ đi biển về. 

“Những năm đầu đứng trên bục giảng và công tác ở Thanh Chương, món quà đầu tiên tôi nhận được cũng là quả trứng, lạc sống hay rau khoai đó là những món quà rất chân quý. Bất kỳ nhà giáo nào cũng từng rơi vào tình huống khó xử vì quà”, thầy Tuấn Anh nói.

Nhân Ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam, ngày 12/11, thầy Tuấn Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ với 49 thầy cô là cựu giáo chức ở địa phương. Cuộc gặp diễn ra vô cùng xúc động, nhiều thầy cô đã rơi nước mắt, có những cô giáo đã nghỉ hưu 20 năm nay mới quay lại trường. 

“Tôi xin gửi lời chúc với 2 chữ thôi tới các thầy cô từ thời gian khó trước đây của mình. Đó là “khoẻ và vui”, thầy Tuấn Anh gửi lời chúc đến những người thầy cũ của mình

Nguồn Tin:  vov
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3612250

  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66541649

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July