Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Người lính tham gia chiến dịch thành cổ Quảng Trị và chiến dịch Hồ Chí Minh Người lính tham gia chiến dịch thành cổ Quảng Trị và chiến dịch Hồ Chí Minh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 TNV - Nhập ngũ , ngày 16/2/1972. Đang ngồi học trên ghế nhà trường phổ thông, tiếng súng từ mặt trần vọng về, qua báo đài, qua bài giảng của thầy cô giáo, Nguyễn Trọng Ngừa xung phong vào bộ đội, khi tuổi đời chưa đầy 18 tuổi. Đơn vị huấn luyện ở Sơn Lĩnh, Hương Sơn, Hà Tĩnh, Đoàn 22B. Sau thời gian huấn luyện, tháng 5/1972, Binh nhất Nguyễn Trọng Ngừa được bổ sung vào sư đoàn 312 vừa giải phóng Sảm Thông - Long Chẹng – Cánh đồng Chum – Lào. Sư 312 về đóng quân tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, để bổ sung quân số. Hơn 2 tháng, hành quân bộ vào Quảng Trị. Đôi chân của nhiều chiến sỹ lở loét tứa máu. Trời mưa đường trơn trượt ngã. Trời nắng mồ hôi rát thấu xương. Chân nhiễm trùng sưng tấy. Đau không dám kêu. Ngã lại dậy. Không khóc mà nước mắt cứ trào ra. Lần đầu tham gia cuộc hành quân dài như thế, nhưng tôi quyết không lùi bước. Ước mơ đánh Mỹ đang trở thành hiện thực – Nguyễn Trọng Ngừa kể.

Chảo lửa Quảng Trị - Cối xay thịt Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa năm 1972 - Nguyễn Trọng Ngừa tham gia trận đánh đầu tiên ngày 7/9/1972. Quân địch lợi dụng thiên chúa giáo, vào cố thủ trong nhà thờ La Vang. Chúng tôi được lệnh đánh vào cứ điểm địch. Trận đánh bắt đầu lúc 3 h sáng. Súng, lựu đạn địch vãi ra như mưa. Phía quân ta thương vong gần 100 chiến sỹ. Trong đó có người bạn của tôi : xạ thủ B40 Nguyễn Văn Dung. Gần sáng thì đơn vị được lệnh rút. Trên đường rút về phía tây Quảng Trị thì trời đổ mưa. Nước suối dâng cao chảy xiết. Người khoẻ dìu người bị thương. Nước ngập đến cổ. Quân địch đón đường 3 phía bao vây. Phía bắc chúng bám ráo riết nhất. Phía đông và phía tây càng bao vây chặt chẽ. Địch nghĩ rằng sẽ tóm gọn số quân còn lại. Nhưng điều bất ngờ đã đến. Sau 10 ngày bị vây, quân ta quyết mở đường máu chạy về phía Nam. Điều bất ngờ ấy khiến quân địch phải chịu thua. Số anh em trong đơn vị về đến hậu cứ an toàn.Chỉ huy trận đánh đêm đó là thủ trưởng Nguyễn Văn Được - thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017.

Chiến sỹ bảo vệ thành cổ năm 1972 Nguyễn Trọng Ngừa.

Tôi tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ ở Quảng Trị. Nhưng trận La Vang vẫn ám ảnh nhất. Đó là trận đầu tiên của đời lính chiến và có thằng bạn cùng quê đã hy sinh. Mệt mỏi. Đau đớn nhưng không hề nao núng tinh thần.

Tiếp theo là những ngày nằm dưới hầm sâu trong Thành cổ, chịu 7 làn hoả lực: B52 cứ 30 phút , 1 phi đội - 3 chiếc - dội bom liên tục; máy bay toạ độ ném bất cứ lúc nào; pháo ngoài biển hạm đội 7 bắn vào; pháo 175 ly từ Huế nống ra; pháo từ các cứ điểm Quảng Trị dội đến; hoả lực bộ binh M79, đại liên, 12 ly 8; xe tăng thiết giáp ; hoả lực mặt đất bộ binh. Mặt đất chao đảo, nghiêng ngả, rung chuyển. Tai ù đặc. Đồng đội của tôi, hy sinh nhiều lắm. Có khi gặp nhau chào một tiếng, chưa kịp nhớ mặt nhớ tên đã biết tin đơn vị ấy bị xoá sổ- Nói đến đây, CCB Ngừa xúc động nghẹn ngào … im lặng một lúc ông kể tiếp . Đợi lúc ngớt tiếng bom, tiếng pháo, các chiến sỹ lại nhô lên khỏi mặt đất nã súng vào phía địch.Sự đụng độ giữa bộ binh của ta và địch cứ thế cho đến lúc quân ta được lệnh rút khỏi thành cổ ngày 16/9/1972…Nói thật với chị, nếu không được lệnh rút, chắc chắn “cối xay thịt” xẽ xay đến chiến sỹ cuối cùng. Sẽ không có cuộc gặp hôm nay, để ôn lại một thời chưa bao giờ là dĩ vãng…

Trung đoàn vẫn bám đất Quảng Trị. Tôi được tham gia nhiều trận đánh , cho đến lúc bị thương. Pháo đánh sập hầm. Thanh gỗ lớn đập trúng đầu. Vết thương quá sâu.Máu chảy lênh láng, có lúc ngất đi. Ngực bị hàng thước đất đè lên đau tức. Tối ngày 16/12, tôi không thể tham gia trận đánh mới. Người thay tôi vác máy bộ đàm theo tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Được là Bùi Thanh Thái, quê ở xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi vào trận, Thái nói với tôi: Tao phải tắm rửa cho sạch sẽ để khi chết không thành con ma hôi. Mày nhớ thay tao đến nhà thăm bó mẹ tao nhé. .. và nhơ thắp hương cho tao với…Thái đã hy sinh thay tôi…Hàng năm, cứ đến ngày mất của Thái, tôi vẫn đến nhà làm giỗ cho cậu ấy…

Tôi được chuyển đến viện 301- Bệnh viện tiền phương nằm trong lòng dân tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ , tỉnh Quảng Trị, điều trị. Tại đây, mỗi thương binh được được đưa vào một căn hầm, được một gia đình chăm sóc. Tôi được Má Thuyền nhận làm con. Hàng ngày, cô bé có tên là Gái đưa cháo. 15 ngày vết thương đỡ, tôi trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu. Cho đến ngày ký kết hiệp định Paris 1973 - chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam vàViệt Nam Cộng hòa, ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Nguyễn Trọng Ngừa cùng đơn vị rút ra Bắc, để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đóng quân tại huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Rồi hành quân ra Thạch Thành - Thanh Hoá. Tại đây Nguyễn Trọng Ngừa được huấn luyện lớp cán bộ trung đội, được luyện tập cho chiến dịch Hồ Chí Ninh. Sau đó được bổ nhiệm cán bộ trung đội – Trung đội phó.

Ngày 12/3/1975, Nguyễn Trọng Ngừa cùng đoàn quân thuộc quân đoàn 1, hành quân thần tốc vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh , giải phóng Sài Gòn. Đường hành quân từ Thạch Thành - Thanh Hoá đến Quảng Trị, ngược đường 9 Nam Lào. Vượt sông Xê Pôn tiến đến ngã ba đông dương. Hướng Tây Nam. Theo đường 14 về Bình Dương. Gần đến Bình Dương phải đi bộ mất mấy ngày. Qua Đồng Xoài , Phước Long đến một khu rừng ém quân và đợi lệnh xuất kích. Mặc dù, đường hành quân hơn 1 tháng, khi đi xe, lúc đi bộ, nắng nóng, mệt mỏi, nhưng sắp vào trận quyết chiến quyết thắng, nên tinh thần ai nấy đều phấn khởi, rạo rực hẳn lên.
Tình cờ , tôi gặp CCB Nguyễn Trọng Ngừa, người tham gia hai chiến dịch : Chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - Thuộc trung đội cảm tử- trung đội 2, đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 141, sư đoàn 312- nhận nhiệm vụ cắm cờ giải phóng lên dinh tỉnh trưởng nguỵ, tỉnh Bình Dương…

Ngày 29/4/1975, chúng tôi được lệnh xuất kích. Trung đội gồm 29 cán bộ, chiến sỹ và 3 bộ đội địa phương nhận nhiệm vụ dẫn đường, chia làm 3 mũi nhọn, trên 3 xe thiết giáp.Trung đội trưởng Nguyễn Văn Coi. Trung đội phó Nguyễn Minh Huệ. Tiểu đội trưởng tiểu đội mũi nhọn thứ nhất Nguyễn Trọng Ngừa - xe dẫn đầu…
Tôi còn nhớ như in, buổi tuyên thệ, nhận cờ. Không khí trang nghiêm đến nghẹt thở. Cả trung đội cảm tử, biết có thể không ai trở về. Nhưng ai cũng chung một quyết tâm : Cắm bằng được lá cờ lên dinh tỉnh trưởng nguỵ, để đón cả sư đoàn chủ lực, kết hợp với bộ đội địa phương cùng nhân dân vùng lên, giải phóng tỉnh Bình Dương. Chia tay đơn vị, khi đi ngang trước mặt từng đồng đội, tôi chỉ kịp nói trong xúc động

- Ngừa đi trước nhé.

- Ngừa đi nhé – Ngừa đi nhé- Ngừa đi nhé …. Đồng đội trả lời …

Trưa ngày 29/4/1975, trung đội 2 (thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 141, sư đoàn 312 - quân đoàn mũi nhọn) được lệnh xuất kích. Gồm 3 xe thiết giáp ( 3 xe cảm tử) được trang bị vũ khí 14 ly5. Là tiểu đội trưởng, NTN mang súng, hai băng đạn chéo vai và lựu đạn giắt đầy mình. Nhiệm vụ được giao phải cắm lá cờ chiến thắng của sư đoàn lên dinh tỉnh trưởng Nguỵ quân, tỉnh Bình Dương.

Xe của Tiểu đội Nguyễn Trọng Ngừa dẫn đầu. Trước khi xuất phát, tiểu đội trưởng trao đổi với chiến sỹ dẫn đường: Đồng chí hãy dẫn xe đi bằng con đường ngắn nhất, an toàn nhất. Con đường đến dinh tỉnh trưởng ngắn nhất ấy bị địch đào đường lấp mìn chống tăng dày đặc. Người dẫn đường, tôi không biết tên, mặc bộ quần áo đen, mũ tai bèo, rất nhanh nhẹn, rất thông minh. Nhìn thấy lô nhô đất là nhảy xuống. Xe dừng. Nhanh như cắt, những trái mìn chống tăng được tháo ra đặt sang một bên . Xe tiếp tục hành quân giữa ban ngày.

Súng 14 ly5 được hạ thấp nòng, bắn thẳng vào những mái tôn, gây tiếng động long trời. Đánh uy hiếp địch ngay từ đầu. Trận đánh bất ngờ. Quân địch hoảng sợ hoang mang, tháo chạy.. Các chiến sỹ cảm tử, sau khi cắm cờ, nhanh chóng chiếm lĩnh trường sỹ quan công binh nguỵ và chốt tại đó.

3 h chiều cùng ngày, trung đội tiếp tục tiến đánh vào sư đoàn bộ, sư đoàn 5 nguỵ gần cầu Lai Khê huyện Bến Cát – cách Sài Gòn khoảng 20 km. Đến nơi chiếm luôn sư đoàn bộ sư đoàn 5 nguỵ quân. Tên chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sư đoàn trưởng, sư đoàn 5 nguỵ tử thủ cửa bắc Sài Gòn, Tỉnh Bình Dương, đã tự sát bằng một phát đạn, ngay tại bàn chủ huy. Quân địch thấy chỉ huy tự sát, thì hoảng loạn bỏ chạy. Không dày không mũ, mặc quần cộc chắp tay sau gáy. Mạnh ai nấy thoát thân.

Đêm 29/4/1975, cả trung đội bí mật mai phục. Cảnh giác bọn địch cứu viện. Cảnh giác bọn tàn binh đánh lén. Sự im lặng đến rợn người. Các chiến sỹ suốt đêm không ai ngủ.

Sáng 30/4/1975, các chiến sỹ lùng bắt số nguỵ quân ẩn nấp dưới hầm ngầm, chưa kịp thoát. Số bị bắt, chúng tôi giao lại cho uỷ ban quân quản. 10h 30 ngày 30/4 lịch sử, quân dân tỉnh Bình Dương đã kết hợp với các đơn vị chủ lực, giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Dương. Đại đoàn quân của sư đoàn hành quân tới. Cánh cửa phía bắc Sài Gòn đã mở . Các mũi thọc sâu của quân đoàn tiến thẳng về Sài Gòn. Khí thế hừng hực chiến thắng.

Trung đội cảm tử trở về vị trí đóng quân của đại đội 2, trong khu rừng cao su , chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Mặc dù cả trung đội đủ sức và đang háo hức theo đoàn quân vào giải phóng Sài Gòn…

- Từ đó đến nay, ông đã trở lại Bình Dương, Quảng Trị lần nào chưa? Tôi hỏi

- Tôi đã vào Quảng Trị mấy lần rồi. Năm nay cũng lại vào Thành cổ thắp hương cho đồng đội và thăm lại chiến trường xưa. Tôi vẫn ao ước một lần được trở lại Bình Dương. Nhất là hôm nay, thành phố Bình Dương đang đổi mới. Một thành phố trẻ và năng động có cuộc sống thiên đường…Cuộc chiến đã đi qua hơn 40 năm. Giá như tôi được gặp lại người dẫn đường năm xưa, đã cùng tiểu đội cảm tử trong ngày lịch sử trọng đại của thành phố Bình Dương…. Trầm ngâm hồi lâu, CCB Nguyễn Trọng Ngừa nói như để tự an ủi mình, trong nỗi xúc động nghẹn ngào: So với những đồng đội đã ngã xuống,. mãi mãi không về… tôi được thế này là may mắn lắm rồi. Nhưng niềm mơ ước lớn nhất của đời tôi vẫn là được 1 lần trở về thành phố Bình Dương trong ngày vui đại thắng …

Yên lặng hồi lâu, ông quay sang tôi:

- Tôi đã trở lại tìm Má Thuyền – người mẹ đã che chở và nuôi tôi trong những ngày nằm viện. Má Thuyền không còn. Không gặp được Má, nhưng gặp lại con gái má là Lê Thị Gái – người đưa cơm cháo chăm sóc tôi, năm xưa. Gái đông con. Gia đình khó khăn. Tôi đã nhận nuôi cháu Hoàng Thị Tưởng , xem cháu như con, như là một sự đền ơn và đưa ra Vinh học tập trong 3 năm. Học nghề kế toán xong, tôi có ý định xin việc cho cháu ở Nghệ An. Cháu không chịu… một hai đòi về Quảng Trị đau thương mà anh hùng.

- Cô xem “gia tài” người lính trở về sau chiến tranh này- Vừa nói CCB Nguyễn Trọng Ngừa vừa đưa tay chỉ: Một kỷ niệm chương chiến sỹ bảo vệ thành cổ năm 1972 (Chủ tịch tỉnh Quảng Trị ký và mang ra tận Nghệ An trao); một huy chương chiến sỹ giải phóng – chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam tặng; Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất v v…Bi đông nước, màn, võng (võng chiến lợi phẩm US)

Hiện nay, CCB Nguyễn Trọng Ngừa đang sinh sống tại phường Hưng Bình, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trong ngôi nhà cấp 4, xây bằng gạch táp lô từ năm 1985. Có 3 thế hệ sinh sống: Vợ chồng CCB – thương binh Nguyễn Trọng Ngừa, con trai, con dâu, con gái và 2 cháu nội. Những lúc trời mưa dột, tôi chưa có điều kiện để sửa lại, nên không dám đưa bạn bè đến nhà … NTN nhìn xa xăm. Mắt ngấn lệ: Bao nhiêu đồng đội của tôi nằm lại chiến trường. Bao nhiêu đồng đội không tìm thấy xác… Tôi được thế này là hạnh phúc lắm rồi cô ạ…

Bài và ảnh: Hoàng Cẩm Thạch

http://thanhnienviet.vn/2022/04/30/nguoi-linh-tham-gia-chien-dich-thanh-co-quang-tri-va-chien-dich-ho-chi-minh/?fbclid=IwAR37ob3Ne_x3ZNWYyTZ7LuFG7gmbzT_em3yuJy2JLp5NnoHWYOtqD77ukgY


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66540408

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July