Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (Baonghean.vn) - Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong tư tưởng của Người, “đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”. Với đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương Nghệ An, Người cũng dành những tình cảm hết sức đặc biệt...

 

 

 

Cách đây 60 năm, vào tháng 12/1961, trong lần về thăm quê lần thứ 2, cũng là lần trở về quê cuối cùng, sau khi thăm thị xã Vinh, thăm quê nhà tại Kim Liên (Nam Đàn), thăm HTX Vĩnh Thành (Yên Thành), Nông trường Đông Hiếu,... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến các đồng bào dân tộc thiểu số khi đến thăm Trường Sư phạm miền núi Nghệ An. Tại đây, dù thời gian rất ngắn, nhưng Người đã dành trọn sự yêu thương đến các cháu học sinh, sinh viên của trường với những lời thăm hỏi ân cần nhất. Người nói: “Thấy các cháu vui vẻ, mạnh khỏe, Bác rất vui lòng. Bác có ghé thăm một phòng ngủ, khá sạch sẽ. Thường ngày có được như vậy không? Hay nghe tin Bác đến rồi mới làm vệ sinh.

-  Ở đây có mấy dân tộc? Sao mà lại mặc theo người Kinh cả?

- Các cháu Thổ đâu? Mặc sao giống người Kinh?

- Các cháu Thái đâu?

- Các cháu Thanh đâu?

- Các cháu Tày Mười đâu?

- Các cháu Tày Hãy đâu? Chỉ có một cháu thôi à? Sao lại không có cháu gái? Lần sau phải có cháu gái.

- Các cháu Đan Lai đâu?

- Các cháu Lào đâu?

- Các cháu có hiểu nhau không?

- Các cháu nói chuyện với nhau được không? Nói chuyện với nhau bằng tiếng gì?...”.

Bác Hồ về thăm, nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường Sư phạm miền núi Nghệ An chiều 9/12/1961. Ảnh: Tư liệu

Nói chuyện với các cháu học sinh dân tộc thiểu số, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tinh thần đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam: “Hồi trước, bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù ghét lẫn nhau, người Mường ghét người Kinh. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà...”. Bên cạnh việc hỏi thăm về tình hình học tập, về tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các học sinh dân tộc thiểu số, Bác cũng khuyên rằng, mục đích học tập là để tiến bộ và để xây dựng CNXH, với những lời lẽ hết sức giản dị: CNXH là no ấm, là đoàn kết, là vui vẻ, muốn xây dựng CNXH phải học tập, tiết kiệm, tăng gia sản xuất... Đặc biệt, Người căn dặn “Để đền đáp công ơn, các cháu không phải học rồi ở đây, mà phải trở về giúp đỡ đồng bào”.

Một trong những nhân chứng được gặp Bác tại buổi gặp mặt của học sinh Trường Sư phạm miền núi năm đó, bà Lô Thị Nhân, hiện là giáo viên hưu trí tại xã Tam Thái (Tương Dương). Bà Nhân cho biết: “Thời gian gặp Bác rất ngắn nhưng đã để lại cho thầy và trò chúng tôi những bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết, cố gắng vượt khó vươn lên, về trách nhiệm của mình với cộng đồng... Những lời răn dạy của Bác đã đi theo chúng tôi suốt cuộc đời và trở thành phương châm sống của các thế hệ cán bộ, nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh nhà”.

Những lời khuyên bảo và động viên của Người đối với toàn thể học sinh Trường Sư phạm miền núi 60 năm trước đã trở thành nguồn cổ vũ lớn lao, không chỉ đối với đơn vị và thế hệ học sinh của nhà trường được gặp Bác lúc đó, mà còn là sự kiện đi vào lịch sử của tỉnh nhà, tạo thêm sức mạnh và là động lực để nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi nói riêng thi đua phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, của tỉnh. Điều này cũng khắc thêm minh chứng rằng, bất kỳ ở đâu và trong thời điểm nào, Người cũng quan tâm, kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữa dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau để thực hiện khát vọng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân.

Bên cạnh việc được đón Bác về thăm và trò chuyện tại Trường Sư phạm miền núi, cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An cũng rất vui mừng và tự hào bởi nhiều cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực được Bác khen, được gặp Bác. Đặc biệt, năm 1965, sau khi hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất trước thời hạn 1 năm, cán bộ và nhân dân huyện miền núi Quế Phong được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Nội dung bức thư viết: “Bác rất vui lòng khen ngợi đồng bào và cán bộ các dân tộc trong toàn huyện đã cố gắng và đã hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm bổ túc văn hóa trước thời hạn 1 năm. Bác mong rằng đồng bào và cán bộ huyện nhà ra sức thi đua đạt nhiều thành tích trong tăng gia sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục học tập tiến bộ hơn nữa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta. Bác thân ái gửi lời hỏi thăm các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng... Chào thân ái và quyết thắng”!

Với tư tưởng nhất quán: “Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở bình đẳng, xóa bỏ thành kiến dân tộc, chăm lo mọi mặt để miền núi tiến kịp miền xuôi. Khẳng định vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam trong hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, Người nhấn mạnh: “Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng phải đoàn kết hơn nữa”. Đây cũng chính là một trong những nội dung tư tưởng của Người trong đoàn kết dân tộc; là kim chỉ nam cho Trung ương Đảng và Chính phủ trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An cùng các ngành, chính quyền địa phương các cấp đã dành nhiều sự quan tâm phát triển vùng khu vực miền núi - nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Miền Tây Nghệ An được xem là 1 trong 3 vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, với nhiều chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm và các chính sách an sinh xã hội góp phần đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển toàn diện, từng bước xích dần khoảng cách với miền xuôi...


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 20
Total: 60196350

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July