Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đặc sản gác bếp miền Tây Nghệ đắt hàng dịp cận Tết Đặc sản gác bếp miền Tây Nghệ đắt hàng dịp cận Tết , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) -Những món ăn đậm đà hương vị đặc trưng của đồng bào miền núi Nghệ An như: bò giàng, lợn xông khói, lạp xưởng… trở thành đặc sản, được nhiều người tìm mua để thưởng thức, làm quà biếu vào dịp Tết.

Cứ 3,5kg thịt bò tươi thì cho ra 1kg bò giàng, do đó, giá bò giàng khá cao, dao động 1-1,1 triệu đồng/kg nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Thanh Phúc

Từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán là thời gian bận rộn nhất của các cơ sở chế biến bò giàng, lợn gác bếp, lạp xưởng… ở các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong.

Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ cơ sở sản xuất các đặc sản gác bếp Thảo Đường ở khối Hòa Bắc, Thị trấn Thạch Giám (Tương Dương) cho biết: “Trước đây, thực phẩm được phơi nắng và treo lên gác bếp là cách thức bảo quản thực phẩm của đồng bào miền núi khi chưa có tủ lạnh, tủ đông. Với cách thức này mà các món ăn vùng cao như: bò gác bếp, lợn gác bếp, cá gác bếp… trở thành đặc sản với vị ngon riêng có. Khoảng 10 năm lại nay, các sản phẩm gác bếp này trở thành đặc sản, thành hàng hóa được người miền xuôi ưa chuộng”.

Trung bình mỗi Tết, cơ sở sản xuất bò giàng của chị Thảo Đường bán ra thị trường khoảng 1 tấn sản phẩm gác bếp các loại. Ảnh: Thanh Phúc

Chị Thảo cho biết, trung bình mỗi Tết, cơ sở sản xuất của chị bán ra thị trường khoảng 1 tấn bò giàng, lợn gác bếp và lạp xưởng.

“Giá các loại thịt gác bếp vẫn giữ nguyên như mọi năm: Bò giàng 900-1,1 triệu đồng/kg, lợn giàng 600.000 đồng/kg, ba chỉ gác bếp 400.000 đồng/kg. Với việc các sản phẩm được công nhận 3 sao OCOP, được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và được các siêu thị ký kết bao tiêu sản phẩm đã tạo cơ hội cho đặc sản vùng cao Tương Dương lan tỏa, tiếp cận đông đảo khách hàng nên Tết Nguyên đán năm nay, lượng đơn đặt hàng tăng mạnh”, chị Thảo phấn khởi.

Các đặc sản vùng cao ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến nhờ tham gia xúc tiến thương mại. Ảnh: Thanh Phúc

Lạp xưởng là một món ngon của đồng bào miền núi cao được thị trường ưa chuộng nhất là vào dịp Tết. Có thâm niên làm lạp xưởng hàng chục năm nay, chị Trương Thị Bảo, bản Minh Tiến (xã Châu Hạnh, Quỳ Châu) cho biết: “Hiện trên thị trường có rất nhiều lạp xưởng, nhất là của các tỉnh phía Nam. Song, lạp xưởng của đồng bào Thái Quỳ Châu lại có những đặc trưng riêng, không trộn lẫn với bất cứ sản phẩm nào khác trên thị trường. Nguyên liệu để làm lạp xưởng là lòng và thịt lợn bản tươi, ngon. Ngoài thành phần chính như thịt lợn, mỡ lợn thì không thể thiếu đường, muối, tiêu, tỏi. Đặc biệt, vỏ để làm lạp xưởng là vèo non của lợn chứ không phải là vỏ colagell bán sẵn; lạp xưởng được gác bếp đủ 3 ngày, sau đó phơi nắng chứ không phải dùng lò sấy điện nên có vị đặc trưng riêng”.

Các công đoạn hoàn toàn thủ công cộng với bí quyết truyền thống làm nên hương vị đặc trưng riêng có của các món gác bếp của người miền núi Nghệ An. Ảnh: Thanh Phúc

Lạp xưởng được làm và bán quanh năm song cao điểm vẫn vào mùa lạnh, từ tháng 10 đến hết Tết Nguyên đán. Trung bình, mỗi Tết, gia đình chị Bảo bán ra thị trường 2-3 tạ lạp xưởng, đem lại nguồn thu ổn định, có thêm chi phí để sắm sửa Tết.

Hiện nay, những món ăn của đồng bào Tây Nghệ đã trở thành đặc sản, thành hàng hóa được nhiều người ưa chuộng. Những đặc sản này trở thành món ăn trong các bữa tiệc đãi khách, những mâm cơm đoàn viên và thức quà biếu Tết. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giờ đây, ngoài các công đoạn chế biến thủ công để đảm bảo hương vị đặc trưng thì khâu đóng gói, bảo quản đã được làm bằng máy.

Các sản phẩm gác bếp hiện đã được đóng gói, hút chân không và có tem nhãn đầy đủ. Ảnh: Thanh Phúc

Các sản phẩm được hút chân không, có tem nhãn, hạn sử dụng, có mã QR để truy xuất nguồn gốc nên tạo niềm tin cho khách hàng. Nhờ thế, ngoài các đơn hàng lẻ trong tỉnh, các đặc sản này hiện đã được đưa vào các cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị kết nối tiêu thụ và được khách hàng ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đặt mua.


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66543558

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July