Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 18/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Mùa Vu Lan đặc biệt trên quê hương Nghệ An Mùa Vu Lan đặc biệt trên quê hương Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (Baonghean.vn) - Mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2565 diễn ra trong điều kiện dịch Covid -19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Để phù hợp với tình hình mới, các chùa, tăng ni và bà con phật tử trong tỉnh đã tổ chức một lễ Vu Lan đặc biệt.

 

 

Sinh hoạt online, trực tuyến

Theo truyền thuyết Phật giáo, ông La Bộc đi theo đức Phật, tu hành đắc đạo, trở thành Bồ tát Mục Kiền Liên. Khi mẹ ông qua đời, ngài đã cứu mẹ trong "cõi ngạ quỷ” nhờ thuyết kinh Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy. Từ truyền thuyết này đã hình thành nên lễ Vu Lan trong Phật giáo.
Khi du nhập vào Việt Nam, văn hóa Phật giáo đã "hóa thân" vào nếp cảm, nếp nghĩ của người Việt, ngày lễ Vu Lan đã trùng với Rằm tháng Bảy – Tết Trung nguyên. Với những giá trị tinh thần to lớn, lễ Vu Lan đã góp phần duy trì và củng cố đạo đức gia đình, đề cao chữ hiếu để khuyên răn, giáo dục, định hướng nhân cách. Ngày Vu Lan còn là ngày xá tội vong nhân: "Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân" là quan niệm bao dung, thể hiện lòng vị tha đối với đồng loại.
Hằng năm, đến ngày Vu Lan - Rằm tháng Bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên - đạo hạnh đứng đầu trong "tứ ân" của nhà Phật.
Trang nghiêm đàn tràng lễ Vu Lan tại chùa Hà (Nam Đàn). Ảnh: Hoàng Nam

Những năm trước đại lễ Vu Lan ở Nghệ An diễn ra trong điều kiện hết sức thuận lợi. Các chùa trong tỉnh long trọng tổ chức đại lễ thu hút hàng nghìn người tham gia, tạo nên dấu ấn văn hóa Phật giáo đặc biệt trong cộng đồng.

Mùa Vu Lan báo hiếu năm nay diễn ra khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Đợt dịch này, số người nhiễm bệnh trong tỉnh đã hơn 730 ca. Nhiều huyện, thị như TP Vinh, TX Thái Hòa, TX Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành… đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước tình hình đó, Giáo hội Phật giáo tỉnh đã có thông báo hướng dẫn tổ chức lễ Vu Lan Phật lịch 2565, đề nghị tăng ni, phật tử các chùa tiếp tục thực hiện cấm túc, tụng kinh Vu Lan báo hiếu và hồi hướng tới tổ tiên, anh hùng liệt sỹ, cầu nguyện cho dịch bệnh sớm tiêu trừ; không tập trung đông người, vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức sinh hoạt trực tuyến đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho phật tử và nhân dân trong mùa tri ân, báo hiếu.

Các chùa phối hợp với địa phương, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. Giáo hội kêu gọi tăng ni, phật tử thể hiện tinh thần tri ân, báo hiếu trong mùa Vu Lan năm nay bằng việc tiếp tục ủng hộ quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, quỹ vaccine…

Chùa Đức Hậu (TP Vinh) thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. Ảnh: CĐH

Thực hiện hướng dẫn của BTS GHPG tỉnh, các chùa trong tỉnh đồng loạt thông báo không tổ chức lễ Vu Lan tập trung đông người, mà chỉ tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Trên group chùa Đức Hậu (TP Vinh) ghi: “Đạo tràng sẽ khai kinh Vu Lan và quý thầy nội tự sẽ trì tụng kinh Vu Lan - Báo Ân hằng đêm từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, để hồi hướng phước lành, cầu nguyện cho dịch bệnh tiêu tan, cầu siêu chư vong linh bách gia bá tánh, chư hương linh tử vong vì dịch bệnh Covid-19. Quý phật tử và nhân dân có tâm nguyện hướng về tiên tổ và các hương linh nội ngoại dâng sớ kỳ siêu tưởng niệm có thể gửi thông tin cầu nguyện qua email”.

Chùa Cổ Am cũng thông báo: “Quý vị ơi! Tháng bảy - Mùa Vu Lan, mùa báo hiếu đến rồi. Thế nhưng vì tình hình dịch bệnh mà thêm một mùa Vu Lan nữa chúng ta lại không được tề tựu cùng nhau để tưởng nhớ đến sự kiện tốt đẹp ấy. Để mọi người vừa yên tâm đề cao tinh thần chống dịch, vừa được tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, chùa sẽ tổ chức đại lễ Vu Lan theo hình thức trực tuyến để mọi người cùng tham dự qua màn hình máy tính hoặc điện thoại”.

Lễ Vu Lan báo hiếu và thắp nến tri ân trực tuyến tại chùa Cổ Am (Diễn Châu). Ảnh: Lê Khương

                                                Ý nghĩa thiết thực

Từ đầu tháng 7 âm lịch đến nay, các chùa trong tỉnh đồng loạt tụng kinh Vu Lan, kinh Dược sư trực tuyến hàng đêm, nhiều chùa đã tổ chức lễ Vu Lan online, trong đó chùa Cổ Am (Diễn Châu) là một trong những chùa tổ chức sớm nhất với chương trình lễ Vu Lan và thắp nến tri ân đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và bà con phật tử.

Cùng với đàn tràng trang nghiêm kính cẩn, lung linh những ngọn nến xếp thành bông hoa sen lớn và dòng chữ “Vu Lan 2021”, là những chia sẻ xúc động của các chư tăng về công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, đạo làm con, nghĩa tri ân và báo ân.

Bên cạnh tri ân đức Phật, tổ sư, các bậc sinh thành, anh hùng liệt sỹ… đàn tràng đã dành những giây phút lắng đọng nhất để tri ân những người thầy thuốc, những chiến sỹ công an, bộ đội, các đoàn viên, thanh niên… đã và đang ngày đêm hết mình xả thân vì sức khỏe cộng đồng.

Những bông hồng tươi thắm mang theo lời cầu nguyện linh thiêng cũng được các chư tăng nhân danh phật tử gửi đến các lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống dịch.

Đại diện chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) trao quà hỗ trợ chống dịch cho xã Nam Anh. Ảnh: Văn Quyết

Tại chùa Gám (Yên Thành) đã tổ chức khóa lễ tụng kinh Rằm tháng 7 trực tuyến cầu nguyện quốc thái dân an và cầu siêu cho những người dân vong tử nạn do đại dịch Covid-19 trong không khí linh thiêng xúc động. Với tinh thần “Khởi tâm tu tập tạo năng lượng lành nguyện cầu cho đất nước dịch bệnh sớm tiêu trừ để cuộc sống được ổn định, người người, nhà nhà thật bình an, ông bà, cha mẹ thọ trường, vợ chồng con cái mạnh khỏe, đồng thời siêu tiến tổ tiên và chư linh trong gia tộc”...

Dịp Vu Lan này, nhiều chùa đã tổ chức các chương trình thiện nguyện, thăm hỏi,  tặng quà động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các chốt kiểm dịch, bà con trong vùng cách ly trên địa bàn. Đại diện chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) đã đến UBND xã Nam Anh hỗ trợ 2 tạ gạo, 15 hộp khẩu trang và 5.000.000 đồng để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

Đồng thời, tổ chức thăm hỏi gia đình ông Nguyễn Kim Nam và bà Hồ Thị Minh thường trú xóm 8, xã Nam Anh vừa bị tai nạn giao thông, khiến ông bị gãy xương sườn, thủng phổi, tràn dịch phổi, gãy xương quai hàm, bà bị gãy xương chậu, vỡ bàng quang, dẹt tủy đốt sống. Nhà chùa đã trao số tiền 3.000.000 đồng để ông bà có thêm chi phí điều trị.

Đại diện chùa Cổ Am (Diễn Châu) trao quà hỗ trợ khu cách ly ở xã Minh Châu. Ảnh: Lê Khương

Chùa Cổ Am (Diễn Châu) tổ chức tặng quà cho khu cách ly tập trung tại trường mầm non địa phương. Giới trẻ chùa Da (TP Vinh) chung tay tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện" do Bệnh viện Quân y 4 phát động…

Đây là năm thứ 2, lễ Vu Lan diễn ra trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, được GHPG tỉnh khuyến khích tổ chức theo hình thức trực tuyến, nội bộ. Ngoài các buổi tụng kinh gia trì cho mọi người, còn cầu nguyện cho đại dịch mau tiêu trừ, cầu nguyện cho hương linh tử nạn.

Đồng thời cũng khích lệ mọi người tiếp tục ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Với hình thức trực tuyến, tuy phật tử và nhân dân không tập trung đến chùa, nhưng vẫn có thể theo dõi các nghi lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính qua các phương tiện truyền thông.

Phật tử chùa Da (TP Vinh) tham gia chương trình hiến máu tình nguyện. Ảnh: Nguyễn Huy

Đại đức Thích Tuệ Minh – Trưởng Ban hướng dẫn phật tử tỉnh chia sẻ: Lễ Vu Lan online quy mô gọn nhẹ, không có nhiều chương trình, không có người đến chùa, nhưng vẫn đảm bảo nghi thức trang trọng, ấm cúng, mang tính nhân văn, giáo dục, chuyển tải thông điệp Vu Lan một cách đầy đủ, trọn vẹn.

Cảm nhận Vu Lan để mọi người tạc khắc công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ và được thể hiện bằng hành động thiết thực trong cuộc sống. Người còn cha mẹ thì hãy yêu thương chăm sóc. Ai mà cha mẹ quá vãng thì hãy thờ phụng chu đáo với tấm lòng thành kính sâu xa.

Mọi người có thể tham gia các hoạt động từ thiện chung tay chống dịch, cưu mang những người khó khăn yếu thế… để hồi hướng công đức cho các bậc tiền nhân và góp phần làm cho ngày lễ Vu Lan thêm nhiều ý nghĩa.

                                                                                


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60180303

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July