Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Luật tục đòi lại sính lễ và tiền thách cưới của người Thái khi ly hôn Luật tục đòi lại sính lễ và tiền thách cưới của người Thái khi ly hôn , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Sau ly hôn, theo luật tục của nhiều cộng đồng người Thái miền núi Nghệ An, nhà chồng thường đòi lại sinh lễ và tiền thách cưới. Ông bà mối, người đại diện cho chú rể thường đóng vài trò “quan tòa” trong xử lý các trường hợp ly hôn theo tục cưới người Thái.
 

Gần đây có một trai núi ở huyện Con Cuông cưới vợ. Cô vợ đã qua một lần kết hôn. Chuyện sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như nhà trai không phải trả một khoản tiền khoảng 20 triệu đồng cho gia đình người chồng cũ của cô gái. Dù cha mẹ chú rể phản đối nhưng cuối cùng phải chấp nhận vì lý lẽ nhiều khi phải nhượng bộ “lệ làng”.

Bản Yên Hòa với gần 100 hộ người dân tộc Thái sống cạnh bờ sông Nậm Nơn. Ảnh tư liệu

Chẳng là người Thái bản địa, trong đó có một số nơi ở huyện Con Cuông vẫn duy trì “thách cưới”. Khoảng 30, 40 năm về trước thì khoản thách cưới này là 1 nén bạc cùng với rượu, gà, lợn, vải vóc… Nay người ta thường “thách” bằng tiền mặt. Theo tìm hiểu của người viết bài thì hiện du di khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Đó là chưa kể các sinh lễ như lợn, gà, rượu, vòng bạc… Từ xưa đến nay, có một luật tục người ta quy định với nhau rằng, nếu người vợ mà đơn phương bỏ chồng thì phải trả lại tiền thách cưới cho bên nhà chồng. Nhiều khi bao gồm cả chi phí đám cưới nữa.

Với trường hợp kể trên cũng vậy. Cô gái nọ sau một thời gian chung sống không phù hợp đã đơn phương ly hôn. Sau những thủ tục về pháp lý, cô trở về nhà mẹ đẻ. Nhà chồng yêu cầu gia đình cô trả lại tiền thách cưới cùng chi phí đám cưới. Nhà gái vì nhiều lý do mà đến khi con gái tái giá vẫn chưa chịu trả. Nhà kia bèn tìm cách đòi người chồng mới phải trả. Để đẹp lòng các bên liên quan, gia đình anh chồng mới của cô gái chấp nhận, coi như đó cũng là khoản thách cưới. Nhưng cũng vì vậy mà chi phí cho đám cưới thêm phần nặng nề.

Đó là một trường hợp khá đặc biệt trong tục cưới xin của cộng đồng người Thái ở miền núi Nghệ An. Kể ra có vẻ đơn giản nhưng để xong một cuộc cưới hỏi hay xử lý một vụ ly hôn theo tập quán bản địa cũng phải trải qua một quá trình khá phức tạp. Người Thái một số nơi quan niệm rằng, khi làm thủ tục cưới phải trải qua 4 lần đến nhà gái để thăm. Thì khi ly hôn cũng phải trải qua 4 bước. Một cặp đôi nếu xảy ra xung đột, thường là những mâu thuẫn phát sinh trong đời thường. Nếu mâu thuẫn nhỏ, có thể bỏ qua thì có thể chỉ cần cha mẹ hai bên khuyên giải là giải quyết được. Đó cũng là bước thứ nhất trong tiến trình hòa giải mâu thuẫn gia đình.

Thủ tục xin nhận con dâu của nhà trai trong đám cưới người Thái ở huyện Con Cuông. Ảnh: Hữu Vi

Nếu mâu thuẫn nghiêm trọng hơn, thường phải nhờ đến ông bà mối. Ông mối theo tục cưới của người Thái ở huyện Con Cuông thì là người thân của chú rể. Có thể là anh trai, anh họ, chú bác trong họ. Còn với người Thái ở huyện Quỳ Châu, một số nơi của huyện Quế Phong, Tương Dương thì ông mối là người được chọn nhưng thường đang sinh sống tại làng, bản của cô dâu. Người làm “ông mối” thường đóng vai trò đại diện cho gia đình chủ rể đi hỏi cưới. Một người cùng làng với cô gái sẽ hiểu được tính nết của cô dâu tương lai cũng như cha mẹ cô ta. Người cùng làng bản cũng dễ dàng hơn khi nói chuyện. Và một nguyên nhân khác nữa, ông mối thường là trọng tài trong trường hợp hai vợ chồng phải ly hôn. Chọn một người có sự gần gũi nhất định với gia đình nhà gái cũng khách quan hơn.

Bước hòa giải có sự tham gia của ông bà mối thường là mâu thuẫn rất nghiêm trọng, khó gắn kết. Để giải quyết những trường hợp như vậy, ông bà mối phải khéo léo khuyên giải, một, hai lần không được thì nhiều lần. Còn nếu mâu thuẫn không thể hàn gắn được nữa thì đến bước thứ ba là gia đình nhà trai “đem trả” cô dâu về nhà cha mẹ đẻ. Bước này coi như cuộc hôn nhân đã chấm dứt. Ông bà mối sẽ phải “lựa lời mà nói” để các bên cùng chấp thuận. Còn bước cuối cùng là giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản. “Nếu người chồng đơn phương ly hôn thường chẳng phải chịu khoản tổn thất nào. Vì chỉ có nhà chồng đem sinh lễ đến nhà vợ” - ông Vi Ngọc Chân, một người nghiên cứu văn hóa bản địa ở huyện Quỳ Châu chia sẻ. Theo ông Chân thì ông mối, theo tục cưới của người Thái có vai trò như là “quan tòa”. “Dù sao thì phải có sự chấp thuận của ông bà mối thì mới coi như là đã bỏ nhau” - ông Chân giải thích thêm.

 

 

 

Những cô gái Thái hòa mình trong điệu lăm tơi. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

 

 

 

Tuy nhiên, ngày nay, Luật Hôn nhân và Gia đình đã ăn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ của nhiều cộng đồng thiểu số và việc thách cưới cũng không còn nặng nề, và việc giải quyết các vấn đề sau ly hôn theo phong tục cũng trở nên thứ yếu. Hầu như các mâu thuẫn đều được tòa án giải quyết. Câu chuyện về việc trả tiền thách cưới ở đầu bài viết chỉ là một trường hợp khá hy hữu, thể hiện những tàn dư trong luật tục của những cộng đồng bản địa.


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66543698

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July