Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Độc đáo một nhà thờ ở xứ Nghệ thờ chung 2 dòng họ Độc đáo một nhà thờ ở xứ Nghệ thờ chung 2 dòng họ , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Dòng họ nào cũng có nhà thờ để tưởng nhớ đến tổ tiên, nhà thờ thường thờ một dòng họ. Tuy nhiên, ở làng Mỹ Lý, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu có một nhà thờ lại thờ chung 2 dòng họ, đó là họ Trương và họ Đặng Công.

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1549. Hiện nay, nhà thờ lấy tên là nhà thờ Trương - Đặng Công. Câu chuyện lịch sử về 2 dòng họ này thật thú vị, gắn liền với lịch sử dân tộc và kết tinh từ tình huynh - đệ gắn kết keo sơn.

Từ 2 vị tướng nhà Minh sang Đại Việt

Ngược dòng thời gian, theo gia phả của nhà thờ Trương - Đặng Công xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, vào nửa đầu thế kỷ XV thời Minh Thành Tổ, 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm cùng 10 vị tướng trong phái đoàn nhà Minh từ Trung Quốc lấy cớ giúp nhà Hồ diệt nhà Trần sang đánh Đại Việt. Sau một thời gian, tinh thần của quân Minh mỏi mệt và lần lượt thua trận, nhất là tại thành Đông Quan.

Nhà thờ họ Trương- Đặng Công. Ảnh: Ngọc Phương Cuộc chiến kết thúc, tướng và binh sỹ nhà Minh người thì chọn về phương Bắc, người thì ở lại nước Nam. Nhưng người muốn ở lại thì nhiều, người xin đi rất ít. Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm thấy được tấm lòng nhân nghĩa của tướng lĩnh Đại Việt, thấy người dân sống hòa mục, ân tình nên đã xin ở lại. Hai ông kết nghĩa anh em, Trương Công Quang được tôn làm anh. Từ đây, việc binh đao dập tắt, thiên hạ thái bình.

Từ thành Đông Quan, 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm cùng xuôi xuống phương Nam để tìm nơi sinh cơ lập nghiệp. Đến địa phận tổng Lý Trai - Diễn Châu ngày nay, thấy đất đai rộng lớn, hai ông quyết định lưu lại vùng đất này.

Biến vùng đất chua mặn trở thành trù phú

Vùng đất nơi 2 ông dừng chân đầu tiên là rừng lau lác ngút ngàn, đất đai nhiễm mặn, bạc màu. Buổi ban đầu của những người đi tìm quê mới vô cùng khó khăn, gian khổ. Tài sản lớn nhất mà 2 ông có được chỉ là lòng nhiệt huyết và sức trẻ. Khắc phục những khó khăn ban đầu đó, 2 ông chiêu mộ thêm dân lưu tán, dựng lán trại, từng bước ổn định nơi cư trú.

Chính điện nhà thờ họ Trương- Đặng Công. Ảnh: Ngọc Phương

Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm đã khai khẩn một vùng đồng bằng rộng lớn gồm 12 xứ đồng, với hàng trăm mẫu ruộng. Trương Công Quang quan sát địa hình, nhận thấy mảnh đất này là vùng đồng sâu, chiêm trũng, chỉ phù hợp với một số cây trồng như lúa, khoai, đậu… lại nằm trước cửa sông Bùng đổ ra biển nên đất bị nhiễm mặn, cây khó phát triển.

Vì vậy nơi đây cần có kế hoạch cải tạo lâu dài và hiệu quả. Ông bàn với Đặng Phúc Thiêm phân công công việc cho từng nhóm người: một nhóm trai tráng đi phát lau sậy, mở rộng diện tích, dẫn nước ngọt từ thượng nguồn xuống để thay chua rửa mặn, cải tạo ruộng đồng. Phụ nữ thì được ở nhà tề gia, nội trợ…

Bài vị của 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm được đặt trên cùng giữa chính điện. Ảnh: Ngọc Phương

Nhờ khổ công, đoàn kết, kiên trì từ một vùng lau sậy hoang vu dưới bàn tay và khối óc của hai ông đã biến thành những cánh đồng xanh tốt, báo hiệu cho sự sống bắt đầu nảy nở trên vùng đất mới.

Công cuộc khai hoang của 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm  dần dần được nhiều người biết đến và mong được góp sức. Hai ông đã mở rộng vòng tay, đón nhận những người mới đến, cung cấp lương thực, thực phẩm, làm nhà giúp họ ổn định cuộc sống.

Có thêm nhân lực, diện tích khai hoang được mở rộng hơn. Nhà cửa bắt đầu mọc lên, nhiều dòng họ khác lần lượt tìm đến làm cho làng xóm ngày một đông vui, trù phú. Công việc ngày càng đi vào ổn định. Tình cảm của 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm càng thêm gắn bó, tri kỷ.

Bia đá 3 mặt khắc chữ nho tạc ghi công đức của 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm. Ảnh: Ngọc Phương

Sau khi 2 ông mất nhân dân Nhân Lý (nay là làng Mỹ Lý) đã tôn hai ông làm thành Hoàng làng. Cảm phục công đức và tình huynh đệ của 2 ông, con cháu dòng họ Trương và họ Đặng đã lập chung một nhà thờ để thờ phụng 2 vị thủy tổ Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm.

Nhà thờ Trương - Đặng Công

Nhà thờ được xây dựng đơn sơ vào năm Kỷ Dậu 1549 khai sắc thần. Đến năm Mậu Tuất 1898 mới được khởi công xây dựng bằng quỹ đóng góp của con cháu 2 dòng họ Trương – Đặng. Nhà thờ 2 ông được xây dựng theo kiến trúc kiểu chồng diêm. Mặt trước của tầng chồng diêm có 3 đại tự “Tụ Quốc Tộc”. Trong hậu cung có 3 đại tự “Tổ Hữu Thần”.

Họ Trương – Đặng Công là 2 dòng họ lớn của xã Diễn Kỷ, có truyền thống hơn 600 năm lịch sử, có công khai phá một vùng đất rộng lớn từ vùng Rú Gám (huyện Yên Thành) đến Lạch Vạn (huyện Diễn Châu).

Nhà thờ Trương – Đặng Công được xây dựng theo kiến trúc kiểu “chồng diêm”. Ảnh: Ngọc Phương

Đặc biệt, hiếm có dòng họ nào trên vùng đất Diễn Châu nói riêng, Nghệ An nói chung lại được hậu thế 2 họ Trương và họ Đặng đồng lòng lấy tên của 2 vị thủy tổ là Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm đặt làm tên gọi cho dòng nhà thờ họ là Trương – Đặng Công và xây dựng nhà thờ chung để làm nơi thờ phụng.

Tại nhà thờ còn giữ được đôi câu đối cổ có giá trị về mặt lịch sử cũng như giá trị về tinh thần với nội dung: “Bản tộc nhất nguyên phân vạn phái. Đồng giao lưỡng tính phát thiên chi”. Có nghĩa là: “Bản tộc một nguồn phân nhiều nhánh,  cùng vui hai họ phát nghìn chi”.

Bên cạnh câu đối cổ, trước nhà thờ có một bia đá cổ cao gần 1,4m, mỗi cạnh rộng 0,45m. Bia đá được khắc chữ nho 3 mặt, ghi công đức của 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm.

Phần mộ của 2 ông Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm được xây chung một ngôi trong khuôn viên nhà thờ họ. Giữa tháng 4/2021 này, phần mộ của 2 ông và 4 ngôi mộ khác là con, cháu, chắt của cụ đang được trùng tu xây dựng lại.

Phần mộ của 2 ông Trương Công Quang, Đặng Phúc Thiêm và con, cháu, chắt của ông Trương Công Quang đang được trùng tu xây dựng. Ảnh: Ngọc Phương

Ông Trương Sỹ Trung - Chủ tịch hội đồng gia tộc họ Trương - Đặng Công cho biết: “Hiện con cháu dòng họ không biết chính xác hai ông mất ngày tháng năm nào. Từ xa xưa đến nay đã lấy ngày 15/11 hàng năm là ngày giỗ chung của hai ông. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, năm  2011, nhà thờ được trùng tu xây dựng với sự đóng góp của ông Trương Sỹ Bá, hậu duệ đời thứ 17 đã công đức kinh phí 40 cây vàng 9999. Mặc dầu được trùng tu, nhưng nhà thờ vẫn giữ nguyên những dấu tích truyền thống về giá trị nghệ thuật và giá trị tâm linh của Tổ đường có niên đại hơn 472 năm nay”.        

Từ năm 1406 đến nay con cháu của 2 cụ Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm đã sinh sôi nẩy nở phát triển tính đến nay là 23 đời. Dòng họ gồm có 31 chi lớn nhỏ với trên 953 hộ, trên 4.300 đinh. Tiếp nối truyền thống của cha ông, con cháu dòng họ Trương – Đặng Công đang ra sức học tập, lao động sáng tạo và đạt được nhiều thành tích cao trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục và quân sự.

Để ghi nhận công lao của các vị tiền nhân và sự cống hiến cho cách mạng của các thế hệ con cháu hậu duệ của các cụ Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm, dòng họ đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng Nhì” vào năm 1997. Nhà thờ Họ Trương - Đặng Công làng Mỹ Lý, xã Diễn Kỷ được UBND tỉnh công nhận “Di tích lịch sử ” cấp tỉnh năm 2017.



  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66543687

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July