Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Phà Bến Thủy - chứng tích lịch sử bất tử Phà Bến Thủy - chứng tích lịch sử bất tử , Người xứ Nghệ Kiev
 

Có ai đó đã nói rằng, nếu lấy cầu Bến Thủy 1 làm tâm, vẽ một vòng tròn với chu vi tầm 4 – 5 km, có thể đếm được hàng chục đơn vị và cá nhân anh hùng trong đó. Trong quần thể dày dặn chứng tích anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ ấy, riêng trọng điểm phà Bến Thủy vinh dự 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhiều ghi chép lịch sử về phà Bến Thuỷ những năm chống Mỹ còn in đậm số liệu kinh hoàng: Từ năm 1965 – 1968, trong 2.912 trận oanh kích của máy bay và pháo biển, phà Bến Thuỷ đã phải hứng chịu 11.377 quả rocket, bom, pháo các loại… Đặc biệt, trong 9 tháng năm 1972, đã có 13.253 quả bom, pháo… dội vào.

Phà Bến Thuỷ bấy giờ còn có tên gọi khác là “Yết hầu lửa”. Tên gọi xuất phát từ vị trí chiến lược của phà, là điểm trung chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam trên “mạch máu” giao thông nối hậu phương lớn miền Bắc. Trung bình mỗi đêm có từ vài trăm đến gần ngàn xe di chuyển qua phà, chở theo vũ khí, lương thực, thực phẩm, quân trang… vào Nam. Vì vị trí chiến lược ấy, tháng 11/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định chuyển nhiệm vụ vượt sông tại phà Bến Thuỷ từ Bộ Giao thông Vận tải sang cho Quân đội đảm nhiệm. Đơn vị công binh phụ trách phà Bến Thuỷ thời kỳ đó thực chất là cán bộ, chiến sĩ 3 đại đội hợp thành: Đại đội pháo binh Hoàng Mai, Đại đội pháo binh Nam Đàn và Đại đội công binh Bến Thuỷ. Tập thể kiên cường này đã chống chọi qua hàng ngàn trận bom Mỹ, đảm bảo cho những chuyến phà thông suốt. Đến cuối năm 1968, phà Bến Thuỷ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Máy bay Mỹ ném bom đánh phá thành phố Vinh.

Cũng thời điểm này, cuộc chiến tranh chống Mỹ có những chuyển biến, đòi hỏi sự thay đổi trong chiến lược giao thông vận tải. Phà Bến Thuỷ lại được giao về cho ngành Giao thông phụ trách, trên cơ sở lực lượng sẵn có với hơn 300 người, chia làm 2 kíp vận hành phà liên tục từ 19h đêm đến 5h sáng. Một tổng đài được đặt trong hang núi Quyết, kết nối thẳng với Bộ Giao thông Vận tải và các ban, ngành của tỉnh, thành phố. Đặc biệt, trong những năm tháng ác liệt nhất (1968 – 1972), từ tổng đài này, chỉ huy phà Bến Thuỷ có thể liên lạc trực tiếp với Trung đoàn Pháo cao xạ 233, thông báo khẩn những nội dung về khu vực có bom nổ chậm, bom từ trường, yêu cầu chi viện…

Tình hình cuộc chiến ngày càng ác liệt, giặc Mỹ điên cuồng ném bom lên từng tấc đất, mạch sông, có ngày 3 – 4 trận bom dội vào “yết hầu” trọng điểm này. Vượt qua mưa bom, anh em trực phà không chỉ đảm bảo cho những chuyến xe qua, mà còn không ngừng sáng tạo, cải tiến phương thức vận chuyển theo phương châm an toàn, nhanh chóng. Nếu như trước đây, một chuyến phà sang sông trong con nước bình lặng cũng phải mất 1 tiếng đồng hồ, thì càng ngày thời gian càng được rút ngắn: 9 người đảm bảo 1 chuyến phà qua sông mất 40 phút, rồi giảm xuống còn 6 người với thời gian 10 – 15 phút… Cao điểm năm 1972, một chuyến phà qua sông rộng 600m, đi và về 2 chiều chậm nhất chỉ mất 12 phút. 1 phà chở được 6 xe vận tải nặng, có đêm huy động 4 ca nô, kéo 2 phà ghép lại với nhau chở được 12 xe. Cứ như vậy, một đêm có khoảng 500, 700 đến gần 1.000 xe qua phà.

Phà Bến Thủy chở xe qua sông Lam.

Những cán bộ, chiến sỹ anh hùng của tập thể 2 lần đạt danh hiệu Anh hùng ấy, nay người còn, người mất. Trong số những người may mắn bước ra từ cuộc chiến có ông Nguyễn Đăng Chế – người trưởng phà Bến Thuỷ trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nguyễn Đăng Chế không phải là nhân vật xa lạ với báo chí. Dễ có hàng trăm bài báo đã viết về ông, đã tri ân và ngợi ca người Anh hùng LLVTND của ngành giao thông vận tải “lúc nào cũng đeo băng đỏ có dòng chữ Trưởng phà Bến Thủy nơi cánh tay, cao to, vững chãi như nhà chỉ huy quân sự” (trích Bút ký lịch sử của nhà văn Đào Thắng). Ấy nhưng hôm nay, trong căn hộ chung cư yên tĩnh giữa lòng thành Vinh, lại là một Nguyễn Đăng Chế thật khác, tĩnh lặng, thâm trầm, và muôn nỗi xúc động chực trào nơi khoé mắt, khi ông nhớ về con phà năm xưa, về những anh em, đồng đội gắn bó máu thịt, về những người vĩnh viễn nằm lại…

Nguyễn Đăng Chế lãnh vai trưởng phà Bến Thuỷ vào đầu năm 1969, năm đó vừa 27 tuổi, là đảng viên trẻ từng có vài năm kinh nghiệm trên cương vị cán bộ khảo sát giao thông, rồi đội trưởng đội rà phá bom mìn trên sông Lam. Hiểu rằng lãnh vai trưởng phà đồng nghĩa với việc xông vào tuyến đầu sinh tử, “lo thì rất lo, nhưng là đảng viên nhẽ nào lùi bước. Cả một tập thể kiên cường như thế đã chống chọi qua hàng ngàn trận bom Mỹ, giờ mình về, phải làm thế nào cho xứng đáng…” – ông Nguyễn Đăng Chế nói.

Anh hùng Nguyễn Đăng Chế bên bến phà năm xưa.

Và thế là, suốt 8 năm bám trụ thông phà, người trưởng phà ấy đã không một phút giây nào làm người đứng sau, mà luôn là “mũi tên” xông pha trong mọi trận tuyến. Đêm dầm mình trên ca-nô, dẫn hàng trăm, hàng nghìn chuyến xe qua sông an toàn, mờ sáng, ông cùng anh em trở về “căn cứ” núi Quyết, ngả vội tấm ván gỗ nghỉ ngơi cho lại sức, rồi bật dậy vắt mì chống đói, trăn trở cách thức làm sao để phà đi nhanh hơn, xe di chuyển được nhiều hơn, tránh bom từ trường của giặc Mỹ hiệu quả hơn…

Phà Bến Thuỷ cũng là địa điểm nhiều lần diễn ra lễ truy điệu sống cho những người làm nhiệm vụ. “Có những thời điểm ác liệt đến nỗi, chỉ cần anh em bước xuống phà rời bến thôi đã là anh hùng rồi. Bom Mỹ thả liên tục, dày đặc, cái chết rập rình từng giây, từng phút… Chính tay tôi đây, đã có lúc cùng đội mai táng 8 anh em hy sinh. Vừa đắp mộ xong, bom lại hất tung lên…” – người trưởng phà năm xưa rưng rưng nhớ lại.

Nguyễn Đăng Chế cũng chính là người trở về từ cõi chết sau một chuyến phà cảm tử vào tháng 11/1972. Thời điểm đó, giặc Mỹ ném bom nổ chậm và bom từ trường thế hệ mới, gây nhiều khó khăn trong lưu thông đường thủy. Sau nhiều đêm suy nghĩ, trưởng phà Nguyễn Đăng Chế nêu sáng kiến dùng phà lớn, tốc độ nhanh lướt trên bom với kích từ mạnh để kích nổ, mở đường cho những chuyến phà sau. Ông trực tiếp dẫn phà đi chuyến ấy, rà trên sông đến vòng thứ 3 thì kích nổ 2 quả bom từ trường, đồng thời gây nổ dây chuyền một loạt bom khác. Những tiếng nổ dữ dội vang lên, những cột nước ầm ào trùm lên tất thảy, hất tung phà và ca-nô lên trời. Nguyễn Đăng Chế bị sức ép nặng, hôn mê sâu đến mức đơn vị đã báo tử về cho gia đình, song ý chí thép của người “đứng mũi chịu sào” dường như đã là động lực đưa ông trở về với người thân, đồng đội, tiếp tục gắn bó với bến phà sinh tử.

Trong suốt cuộc trò chuyện, ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng những người anh em, đồng đội của mình nơi phà Bến Thuỷ năm xưa, bám trụ qua giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, đều xứng đáng là những anh hùng. Những người anh hùng lặng thầm ấy, vẫn luôn hiển hiện trong tâm trí ông, và trong những dòng thơ viết vội trong bao đêm không ngủ: “Những người kéo phà đi sơ tán/ Để lại dấu chân/ Hoàng hôn ra đi, trở về mờ sáng/ Dấu chân/ Dấu chân/ Dấu chân/ Bùn đen máu lẫn/ Khắc vào đất niềm tin và lòng bất khuất…”

Quang cảnh cầu Bến Thủy.

Nguồn baonghean.vn

https://e.baonghean.vn/pha-ben-thuy-chung-tich-lich-su-bat-tu/


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60223525

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July