Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Khi vụ cháy rừng kinh hoàng tại Hà Tĩnh đã kết thúc, người dân nơi đây vẫn còn nhắc mãi về một người đàn ông rất đặc biệt. Đó là người đã chạy xe hơn 12km, vượt núi băng rừng để dập lửa. Đó là người khi bị cưa cắt vào chân, liền lập tức xé áo băng chân cầm máu để tiếp tục lao vào cứu rừng... 
>>Toàn cảnh hơn 3 ngày đêm cháy rừng "tràn lan" ở Hà Tĩnh 
>>Vì sao không huy động trực thăng dập đám cháy rừng kinh hoàng tại Hà Tĩnh? 
>>Xót xa trước những vần thơ viết về cảnh cháy rừng dữ dội ở Nghệ An - Hà Tĩnh

Dùng cưa máy tạo hàng trăm mét đường băng cản lửa

"Người hùng" đó là ông Đậu Văn Tiến (SN 1966, trú tại thôn 8, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Chúng tôi gặp ông Tiến khi ông đang tranh thủ nghỉ ngơi tại nhà sau nhiều đêm thức trắng cứu rừng. Trong cuộc trò chuyện, ông Tiến luôn né tránh, không muốn nhắc lại hành động của mình. Ông bảo, chuyện cũng bình thường, bất kỳ người dân nào cũng làm như vậy.

Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh - 1

Ông Đậu Văn Tiến - người góp phần không nhỏ trong việc khống chế đám cháy rừng tại huyện Nghi Xuân kéo dài suốt 3 ngày.

Ông Tiến cũng là một trong những người dân có mặt sớm nhất tại các điểm cháy. Ông kể, vào khoảng 13h ngày 28/6, ông nhận được cuộc gọi từ một thuê bao lạ nhờ lên khu vực rừng thuộc thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân) dập lửa. Vừa nghe tin, ông Tiến vội khoác chiếc áo bảo hộ, cầm theo cưa máy chạy 12km lên khu vực cháy. Từ xa thấy khói bốc cao nghi ngút, ông Tiến vội vứt xe ngay nghĩa trang rồi bám cây leo dốc đi lên.

Sau khi phán đoán hướng cháy, ông và các chiến sĩ, bộ đội đang làm nhiệm vụ tại đây quyết định tạo đường băng ngăn đám cháy. Là người sử dụng cưa máy thành thạo, ông Tiến xung phong đi trước để cưa những cây lớn, các cây tạp, còn các chiến sĩ đi phía sau dọn dẹp thông thoáng cây để ngăn cách đám cháy.

Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh - 2

Trong 3 ngày ông đã cưa hàng nghìn cây gỗ để mở đường băng cản lửa khống chế đám cháy

“Cưa xăng không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo. Thêm nữa, phải biết hướng cưa sao cho đảm bảo an toàn cho người xung quanh.  Đặc biệt, trong suốt quá trình làm việc, các cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội… giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Nếu không có họ đi sau vừa dọn dẹp cây cối, bạt các cây bụi, thực bì… thì mình tôi không thể tạo ra đường băng đó. Việc tạo đường băng này nhằm ngăn lửa, khống chế đám cháy vì thời điểm này không thể  sử dụng biện pháp nào hiệu quả hơn”, ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm.

Đến gần 23h đêm 28/6, khi đám cháy đầu tiên cơ bản được khống chế, ông chỉ kịp uống ngụm nước rồi ngả lưng ngay trên đường băng vừa tạo ra để chợp mắt một lúc. Lúc này, mọi người mới chia nhau một chút thức ăn. Nhưng suất cơm ông chưa kịp ăn thì đến 3h sáng 29/6, lửa bùng cháy lại, ông cùng các lực lượng lại hối hả tiếp tục công việc.

“Lúc đó, cứ thấy cháy là tôi lại nóng ruột chẳng biết bụng có đói không nữa. Không chỉ riêng tôi mà mọi người tại đây tuy mệt rã rời nhưng có lệnh tất cả đều như một chiếc công tắc, sẵn sàng làm nhiệm vụ”, ông cho hay.

Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh - 3

"Mỗi lần cưa cây là mỗi lần đau, vì mất cả mấy chục năm mới có được những cây này. Nhưng phải cưa để tạo đường băng cản lửa nếu không hậu quả còn lớn hơn nữa", ông Tiến xót xa chỉ vào một gốc cây rừng đã bị cưa sát gốc và ám khói đen.

Đến gần sáng ngày 29/6, khi đám cháy thứ 2 được dập, ông Tiến mới tranh thủ xuống một quán bên đường ăn vội suất cơm hộp. Nhưng chỉ vừa được vài thìa cơm, chuông điện thoại lại đổ, lúc này ngọn lửa bùng phát tại khu vực rừng tại thôn 7, thôn 8, xã Xuân Hồng.

Nuốt vội miếng cơm, ông Tiến xin thêm ít trái chanh và nhúm muối cầm cưa đến điểm cháy. Nói về hành động lạ của mình, ông cười: “Thực ra mục đích chính tôi xuống quán cơm chỉ để xin chanh. Kinh nghiệm của tôi khi dập lửa mà uống nhiều nước rất dễ mệt lả. Tôi chỉ ăn vài lát chanh và ít hạt muối để bù nước”.

Ròng rã suốt 3 ngày trắng đêm với giặc lửa, một mình ông đã dùng cưa máy cưa hàng ngàn gốc cây, tạo được hàng trăm mét đường băng cản lửa. Chính nhờ phương pháp này mà trong những ngày liên tiếp xảy ra cháy rừng, trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Bị cưa cắt vào chân, xé áo cầm máu rồi tiếp tục dập lửa

Sau gần 3 ngày ăn ngủ trên rừng, ông Tiến chỉ về nhà khi đám cháy thứ 5 tại thị trấn Xuân An đã được khống chế. Đó cũng là đám cháy cuối cùng bùng phát tại huyện Nghi Xuân.

Sau 3 ngày dập lửa, đôi chân của ông phải bước những bước tập tễnh vì đau nhức. Suốt những ngày qua ông Tiến cũng không nhớ đôi chân này đã phải đi bộ bao nhiêu km, lội qua bao nhiêu dốc rừng. Ông chỉ nhớ hễ thấy nơi nào còn cháy là ông lại lao đến dùng cưa máy xẻ những gốc cây to, bạt các tán cây bụi nhỏ, để bộ đội đi sau dọn dẹp tạo thành đường băng căn lửa ngăn cách đám cháy.

Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh - 4

Ngón tay út bị thương trong lúc dập lửa

Ngón tay út ở bàn tay trái của ông cũng bị cưa máy làm bị thương. Nhưng vết thương nghiêm trọng nhất là vết thương ở đùi trái. “Lúc đó tôi đang cưa cây thì phần xích bị đứt cắt vào chân. Vết cắt dài khoảng 7-8 cm nhưng khá sâu khiến máu chảy đầm đìa. Tôi vội xé túi áo, một anh bộ đội  đưa cho tôi một chiếc khăn để buộc tạm lại. Cầm máu xong tôi lại nối xích tiếp tục cưa vì sợ chậm chút nữa lửa bén đến càng nguy hiểm”, ông Tiến kể lại.

Điều đặc biệt, đây không phải là lần đi ứng cứu cháy rừng duy nhất của ông. Chỉ cách đây ít ngày ông vừa đi dập lửa tại khu vực rừng xã Xuân Phổ.

Người đàn ông đặc biệt trong vụ cháy rừng kinh hoàng ở Hà Tĩnh - 5

Với ông Tiến, để cứu được rừng thì vài vết thương nhỏ này không là gì.

Nói về hành động đầy trách nhiệm, đang biểu dương của ông Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân - ông Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ: “Trong những ngày qua, chúng tôi đã huy động hơn 2.000 người là cán bộ, chiến sĩ, bộ đội… tham gia chống cháy rừng. Ngoài các lực lượng làm nhiệm vụ còn có những người có tấm lòng quả cảm như ông Tiến. Ông đã cắt cây mở đường để giúp các đơn vị lực lượng có điều kiện khống chế đám cháy”.

Điều trân quý, sau vụ cháy, nhiều người dân, chính quyền mong muốn gửi một chút quà động viên nhưng ông Tiến đều từ chối. Chính vì hành động đẹp của ông mà trong nhiều ngày qua, nhiều người vẫn gọi ông là “người hùng trong bão lửa”.

Khi nhắc đến "danh hiệu" này ông xua tay: “Hàng nhìn người cùng dập lửa không riêng gì tôi cả. Tôi chỉ làm việc mà bản thân tôi thấy nên làm và muốn là tấm gương cho các con thôi. Chỉ làm người hùng của các con là đủ rồi”.

Được biết, ông Tiến có 4 người con. Sau khi biết bố tích cực tham gia chữa cháy rừng, các con ông đều gọi điện về động viên và tự hào vì việc làm của ông.

Phượng Vũ

https://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-dan-ong-dac-biet-trong-vu-chay-rung-kinh-hoang-o-ha-tinh-20190702171636004.htm

 


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 16
Total: 60193295

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July