Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  “Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” “Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí “Chúng tôi phải luồn vào trận địa, sơ cứu và cõng thương binh ra phía sau. Một quả pháo rơi trúng hầm cứu thương, mảnh pháo xé toạc bụng của y tá phó của Tiểu đoàn tên Bé. Cậu ấy chết trên tay tôi, chỉ kịp trăng trối một câu: “Anh về nhắn với cha mẹ, em đã chiến đấu và hi sinh”, cựu chiến binh Hồ Viết Lý rưng rưng… 

“Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” - 1
Ông Hồ Viết Lý hồi tưởng về những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách là y tá trưởng Tiểu đoàn bộ binh.

Ở tuổi 92, cựu chiến binh Hồ Viết Lý (SN 1928, trú xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, Nghệ An) vẫn giữ được sự nhanh nhẹn tuy trí nhớ đã có phần giảm sút. Thế nhưng, ký ức về những ngày cùng đồng đội, đồng chí làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn vẹn nguyên trong ông.

Giữa năm 1953, sau khi tham gia chiến dịch thượng Lào, Tiểu đoàn 333, Trung đoàn 151 của Sư đoàn 351 công binh về Phú Thọ tham gia chỉnh huấn. Lúc này, ông Lý đang là y tá trưởng của Tiểu đoàn. Thời điểm này, chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 đang bước vào giai đoạn ác liệt. Tháng 10/1953, đơn vị ông được lệnh chuẩn bị tham gia chiến dịch Trần Đình.

“Lúc đó có lệnh đi tham gia chiến dịch Trần Đình nhưng về đồng bằng hay ngược lên núi thì chúng tôi không rõ. Mọi người đoán già đoán non, thấy cấp trên chỉ đạo chuẩn bị muối, cá khô, anh em kháo nhau “vậy là lên Tây Bắc rồi”. Sau này mới biết là hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ”, ông Lý hồi tưởng.

“Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” - 2

Bộ đội kéo pháo vào Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu).

Đường hành quân từ Phú Thọ lên Điện Biên vào mua Đông với những cơn mưa lâm thâm, đường nhão nhoét, không thể nói hết gian khổ mà những người lính, người dân công hỏa tuyến phải trải qua. Đến Nà Tấu (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) thì đơn vị được lệnh dừng, tham gia mở đường “chữ Uýt” (đường số 8) để kéo pháo lên Điện Biên Phủ. Không khí khẩn trương, gấp gáp, những người lính công binh mở đường ngày đêm không nghỉ dưới làn bom của địch.

Khi vào Điện Biên Phủ, nhiệm vụ của đơn vị đào hầm vây lấn đồi A1. “Lính mình bị thương nhiều lắm. Hai bên chỉ cách nhau một quãng ngắn, chỉ cần ló đầu ra là dính ngay đạn bắn tỉa của địch. Anh em y tá chúng tôi phải len lỏi theo từng đường hầm để sơ cứu, đưa thương binh, tử sĩ ra phía sau, vất vả, hiểm nguy không nói hết được.

Hầm chật, lại thấp, anh em phải cõng, thậm chí là trườn để không tự biến mình thành mục tiêu di động của súng bắn tỉa đối phương. Cõng ra khỏi trận địa khoảng 1 cây số mới có thể tổ chức mổ cấp cứu hay xử lý vết thương cho các thương binh”, ông Lý kể.

“Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” - 3
Cựu chiến binh Hồ Viết Lý trò chuyện với PV Dân trí .

Một quả đạn pháo dội trúng hầm cứu thương của Tiểu đoàn. Đồng chí Bé, y tá phó của Tiểu đoàn, quê xã Đức Thủy (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) bị một mảnh pháo găm vào bụng. Vết cắt hở hoác, máu tuôn xối xả, nội tạng trào ra ngoài. Ông Lý chỉ kịp úp chiếc bát tô B52 vào vết thương của người đồng đội rồi băng bó. Giữa điều kiện chiến trường thiếu thốn trang thiết bị, thuốc men, ông Lý bất lực khi không thể cứu chữa được người đồng đội thân thiết của mình.

“Vết thương quá nặng, mất máu nhiều, biết mình không thể sống nổi, Bé ôm lấy tôi, bảo “anh em mình sống với nhau, chiến đấu cùng nhau, em có gì không nên không phải, anh bỏ quá cho. Nhờ anh về nói với cha mẹ em ở nhà là em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên”. Nói xong, Bé tắt thở ngay trên tay tôi”, người lính già nghẹn ngào. Vì điều kiện khó khăn, 65 năm qua, ông vẫn chưa thể chuyển lời trăng trối của người đồng đội về với gia đình!

“Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” - 4
Cứu chữa thương binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu).

Càng về cuối chiến dịch, Pháp cho máy bay liên tục thả thư, tiếp phẩm, đạn dược, vũ khí xuống Điện Biên. Đơn vị của ông Lý bắt được lá thư kèm 1 bông hoa do vợ Đờ Cát gửi cho chồng.

Ông Lý kể: “Thì ra, đoán biết được kết quả của mình ở Điện Biên Phủ, tướng Đờ Cát đã viết thư về cho vợ, dặn dò “em cố gắng nuôi con, anh có thể chết hoặc làm tù binh”. Nội dung bức thư của người vợ nhắn nhủ “anh cứ yên tâm” sau đó được truyền ra toàn trận địa. Anh em phấn khởi, vui mừng lắm. Như vậy là Tướng Đờ Cát đang lo sợ về thất bại đang đến gần ở chiến trường Điện Biên Phủ - nơi mà người Pháp rêu rao là “pháo đài bất khả xâm phạm”.

Tối 5/5, khối bộc phá gần 1 tấn phát nổ dưới đồi A1 trở thành hiệu lệnh tấn công của đợt tổng công kích cuối cùng. Hai bên vào thế giằng co quyết liệt, pháo rung chuyển toàn Điện Biên Phủ suốt ngày hôm sau. Ngày 6/5, pháo rung chuyển Điện Biên Phủ. 

“Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!” - 5

Lá cờ quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đặt dấu chấm hết cho ách đô hộ gần 1 thế kỷ của thực dân Pháp ở Việt Nam (ảnh tư liệu).

Sáng 7/5, tình hình chiến sự có vẻ yên ắng hơn. Chiều 7/5, thông tin chiến dịch toàn thắng lan khắp mặt trận. Lính tráng nhảy lên nóc hầm nhảy múa, reo hò mừng thắng lợi. Sau phút giây mừng chiến thắng, những người y tá quay lại với công việc chính của mình bởi rất nhiều thương binh đang chờ họ. Lần này, họ phải cáng đáng thêm nhiệm vụ sơ cứu cho các tù binh bị thương.

“Khi bị bắt, họ sợ lắm. Được chúng tôi sơ cứu, băng bó, họ cứ chắp tay lạy như cảm ơn. Lúc đó, thuốc men, bông băng thiếu thốn lắm nhưng mình phải chia sẻ cho tù binh. Họ cũng là con người, còn chúng tôi là những người bác sĩ, y tá, không thể thấy bị thương mà không cứu, dù trước đó, chúng tôi có thể ngã xuống ngay trước họng súng của họ”, ông Lý bồi hồi nhớ lại.

Hoàng Lam

https://dantri.com.vn/xa-hoi/nho-anh-noi-voi-cha-me-em-o-nha-em-da-chien-dau-va-hi-sinh-o-dien-bien-20190506191803396.htm

 


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66555628

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July