Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đưa rau rẫy về vườn nhà, đồng bào Mông ở Nghệ An vẫn duy trì "vườn treo" Đưa rau rẫy về vườn nhà, đồng bào Mông ở Nghệ An vẫn duy trì "vườn treo" , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Về định cư bên dòng Cành Xà thuộc xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã gần 20 năm, đất đai khá bằng phẳng nên tập quán sản xuất của đồng bào Mông bản Lưu Thông ít nhiều có sự đổi thay. Chính sự đan xen giữ cái mới và cái cũ đã tạo nên sự độc đáo ở bản Mông này.
 

Đưa rau từ rẫy xa về vườn nhà

Đến Lưu Thông, chúng tôi nhận thấy thêm một điểm đặc biệt là địa hình của bản khá bằng phẳng, cư dân sinh sống dọc đôi bờ của một con suối khá lớn được gọi là Cành Xà. Nếu không am hiểu về kiến trúc nhà ở của đồng bào vùng cao không ít người sẽ nghĩ rằng đây là bản của người Thái chứ không phải của người Mông.

Một góc bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân

Một trong những điểm đặc biệt ở bản Lưu Thông là bà con người Mông đã đưa cây rau, đậu từ rẫy về vườn nhà. Nghĩa là, diện tích đất không rộng nhưng hầu hết các hộ gia đình đều dành một ít đất vườn để trồng rau cải, cải bắp, đậu và một số loại rau, củ, quả khác. Trước tiên là để đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày, phần còn lại đem ra bán ở chợ để có thêm nguồn thu nhập.

Bà con người Mông ở Lưu Thông dành diện tích đất vườn trồng rau, đậu và các loại thực phẩm khác, vườn rau được rào chắn khá cẩn thận. Ảnh: Công Kiên

Trước đây, do sinh sống trên đỉnh núi cao, địa hình làng bản cheo leo, nhà sát nhà nên gần như không có đất trồng rau. Muốn trồng các loại rau, bà con phải mang hạt và cây giống ra rẫy, hàng ngày phải cuốc bộ mấy giờ đồng hồ mới đem được rau về nhà, mất nhiều thời gian và công sức.

Vườn cải xen lẫn cải bắp được chăm sóc thường xuyên nên phát triển tốt. Ảnh: Đình Tuân

Hiện nay, do điều kiện địa hình, nhiều bản Mông ở Kỳ Sơn, Quế Phong và Tương Dương vẫn đang phải duy trì cách làm này. Có thể nói, những vườn rau ở Lưu Thông là một “kỳ tích”, vì bà con người Mông ở đây đã đưa được cây rau từ rẫy xa về vườn nhà.

Duy trì những “vườn treo”

Nhưng đến Lưu Thông, chúng tôi vẫn gặp một cảnh rất quen, gần như hầu hết các bản người Mông đều có, đó là những “vườn treo” trồng rau. Xuất phát từ địa hình cheo leo, không có vườn trồng rau, phải ra trồng ở rẫy xa nên gặp khá nhiều bất tiện. Đồng bào Mông có sáng tiến tạo ra các “vườn treo”, tận dụng các loại xô, chậu bị hỏng hoặc hộp xốp, cho đất màu vào rồi gác lên giá gỗ, có khi là mái nhà hoặc bất cứ vật gì có mặt phẳng và độ cao để trồng rau.

Tuy có vườn trồng rau nhưng bà con Lưu Thông vẫn duy trì những "vườn treo" đặt trên giá gỗ, mái nhà. Ảnh: Công Kiên

Các loại rau được trồng ở “vườn treo” chủ yếu là các loại gia vị (hành, rau húng và lộc thơm), phục vụ cho việc chế biến các món ăn hàng ngày, rất thuận tiện vì không phải đi quãng đường xa, vừa có thời gian nghỉ ngơi. Tuy có vườn trồng rau nhưng bà con Lưu Thông vẫn duy trì cách làm cũ, điều này làm nên sự đặc biệt ở bản Mông này.

Và tận dụng cả mái nhà tắm tại bể nước công cộng để làm "vườn treo". Ảnh: Đình Tuân

Ông Vừ Giống Nênh – Trưởng bản Lưu Thông cho biết: “Vừa trồng rau ở vườn nhà, vừa duy trì “vườn treo”, thể hiện bà con người Mông ở đây vừa có sự năng động trong tiếp nhận cái mới, vừa không quên những năm tháng vất vả, thiếu thốn của ngày xưa”.


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66561579

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July