Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Gieo chữ ở nơi thâm sơn cùng cốc của xứ Nghệ Gieo chữ ở nơi thâm sơn cùng cốc của xứ Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Đời sống người dân còn khó khăn, chưa có điện lưới, mùa mưa bị cô lập, chưa có sóng điện thoại… nên việc gieo chữ ở bản Cà Moong, xã Lượng Minh (Tương Dương - Nghệ An) - nơi được xem là chốn thâm sơn cùng cốc vẫn còn nhiều gian nan vất vả.
 

Để phục vụ việc xây dựng thủy điện Bản Vẽ, các em học sinh bản Cà Moong theo gia đình từ xã Kim Đa di vén lên đỉnh khe Ven định cư và học tập từ năm 2010. Hiện nay, điểm trường Cà Moong của Trường Tiểu học Lượng Minh có 6 giáo viên, 5 lớp học với 99 học sinh. Đây là điểm trường đóng tại bản của đồng bào Khơ mú với 158 hộ dân và hơn 700 nhân khẩu. Ảnh: Thọ Phương
Để đến với điểm trường Cà Moong, các thầy cô giáo phải đi thuyền máy giữa lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, hành trình khoảng 1 giờ đồng hồ. Rồi tiếp tục cuốc bộ khoảng 2 giờ đồng hồ trên những con đường cheo leo, nhiều điểm vừa bị lũ cuốn trôi. Đến mùa mưa, các con đường dẫn vào bản bị sạt lở, bản Cà Moong cô lập, nhiều thầy cô phải ở lại trường hàng tháng Ảnh: Phương Thọ
 
Các thầy cô giáo đều ở xa, có những người đi gần 10 giờ đồng hồ mới đến được với điểm trường Cà Moong, phải chuẩn bị thực phẩm từ đầu tuần để sử dụng cho cả tuần. Có những tuần không về được, đành phải ăn mì tôm hoặc vay mượn bà con dân bản. Giáo viên ở điểm trường Cà Moong hầu hết đều có tuổi đời còn rất trẻ, như Vi Thị Hồng Vân (SN 1994), Lương Thị Vân (SN 1993), Nguyễn Văn Kiều (SN 1992)… Ảnh: Thọ Phương
 

 

Cô giáo Lương Thị Vân (SN 1993) - Chủ nhiệm lớp 4K là một trong những giáo viên trẻ nhất của Trường tiểu học Lượng Minh đang "cắm" tại "ốc đảo" Cà Moong. Cô chia sẻ: "Những ngày đầu mới lên, cuộc sống khó khăn nên nhiều lúc muốn trở về. Còn hiện nay, mỗi khi về nhà lại nhớ các em học sinh, thương các em nên tôi lại có động lực để đến trường và lên lớp giảng dạy".Ảnh: Thọ Phương


“Việc gieo chữ tại khu vực mà “cái bụng” của người dân vẫn chưa no thì hết sức khó khăn. Bà con nơi đây chưa coi trọng đến việc học hành của con cái, chúng tôi phải đến từng gia đình để vận động con em đến trường. Nhiều gia đình ở trong rẫy phải mất hơn 4 giờ đi bộ để vào vận động” – cô Lương Thị Vân chia sẻ thêm.Ảnh: Thọ Phương
Trẻ em đến trường ngoài việc được học chữ còn được các thầy cô hướng dẫn tiếp xúc với các trò chơi dân gian, vừa giúp học sinh ứng phó với ngày mưa lũ, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Thọ Phương
Tối đến, từ thứ 2 - thứ 5, các các thầy cô tổ chức hướng dẫn học sinh học bài và làm bài, vì ở lớp có ánh điện đèn cù. Bởi vì, về nhà không có điện, không có đèn dầu nên hầu hết các em thường đi ngủ sớm, thực hiện giải pháp này sẽ các em nắm vững kiến thức hơn. Ảnh: Thọ Phương
“Được đến lớp khiến em rất vui, dù ban đêm phải soi đèn pin. Em được thầy cô dạy cho cái chữ để biết thêm nhiều thứ khác. Em còn dạy cho bố biết cách lưu tên trong điện thoại nữa...” – Em Moong Văn Thanh, học sinh lớp 3K cho biết. Ảnh: Thọ Phương
 

 

Ông Moong Văn Vinh - Trưởng bản Cà Moong cho biết: “Cuộc sống người dân cũng như của các thầy cô giáo nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, nên bà con luôn yêu thương, kính trọng . Vì các thầy cô vượt chặng đường xa với bao vất vả, gian nan để đem cái chữ cho con trẻ...”. Ảnh: Thọ Phương


 

 

Những năm gần đây, việc dạy học và cuộc sống của người dân bản Cà Moong được chính quyền các cấp quan tâm hơn. Đặc biệt, đường điện sắp sửa được hoàn thành giúp cho dân bản có được "ánh sáng văn minh" và sự học của con em được đảm bảo hơn. Ảnh: Thọ Phương



  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66561839

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July