Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Bảo tồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Thái Bảo tồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Thái , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ai đã từng một lần về xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An), được nghe hát dân ca Thái từ những thành viên trong Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng thì không thể quên những điệu múa lam vông, múa xòe, múa quạt đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. Đây là một trong nhiều Câu lạc bộ tại huyện Con Cuông đang tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.

 Một buổi tập của Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN

Đều đặn tối thứ 7 hàng tuần, các thành viên của Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) lại tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng bản Cằng để cùng nhau chuyện trò, tập đàn và tập hát các làn điệu dân ca Thái. Tại đây, người già nhất đã 65 tuổi, người trẻ nhất là 8 tuổi song đều có điểm chung là say mê những làn điệu dân ca Thái. Trong ngôi nhà sàn rộng hơn 50m2, từng giọng hát ấm và truyền cảm của các thành viên trong Câu lạc bộ cùng hòa âm với những nhạc cụ của đồng bào dân ca Thái, cứ thế vang khắp bản làng Cằng, làm say đắm lòng người.

Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng được thành lập ngày 5/2/2010, ban đầu với chỉ có 14 thành viên, sau 8 năm thành lập, đến nay Câu lạc bộ có hơn 40 thành viên. Từ sự hướng dẫn, truyền dạy nhiệt tình của những người đi trước đã truyền lửa đam mê cho các thành viên trẻ trong Câu lạc bộ nên các buổi tập luôn diễn ra rất sôi nổi, các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Thái được các thành viên trong Câu lạc bộ dàn dựng và biểu diễn một cách công phu, chất lượng.

Nghệ nhân ưu tú Lương Văn Nghiệp (62 tuổi), Chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng cho biết: Ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi thường chăm chú ngồi nghe ông, bà mình hát dân ca Thái sau những ngày mùa vất vả hay trong các lễ hội làng. Thấy tôi đam mê ca hát, ông bà và các nghệ nhân đi trước đã dìu dắt, chỉ bảo cho tôi những giai điệu của dân ca Thái như điệu khắp, điệu lăm, điệu rua… Khi mới 15 tuổi, tôi đã chơi được thành thạo nhiều loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc Thái. Nhận thấy các làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái ngày càng bị mai một, tôi và nhiều người đam mê làn điệu dân ca Thái đã thành lập Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng với mong muốn gìn giữ và phát huy nét đẹp làn điệu dân ca Thái. Từ đó, ngôi nhà của tôi tại bản Cằng luôn có người lui tới cùng tập đàn, tập hát; những thắc mắc của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ đều được tôi giải đáp tận tình thấu đáo.

Tại các dịp lễ hội, cuộc thi biểu diễn văn nghệ tại địa phương, những điệu lăm, điệu khắp như: Tôn kinh dặm, khắp chúc tuổi, khắp cầu hôn, chuyện ngày mùa, mừng lúa mới… lại vang lên làm nức lòng tất cả người nghe từ người già đến trẻ nhỏ. Sự lớn mạnh của Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng đã làm cho phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương phát triển ngày càng sâu rộng. Trong thôn bản Cằng, những giai điệu dân ca Thái vẫn vang lên đều đặn mỗi ngày khiến đời sống tinh thần của bà con nhân dân ngày càng được nâng lên.

Em Lô Văn Huân, thành viên nhỏ tuổi nhất trong Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng cho biết: Em năm nay mới 8 tuổi nhưng rất thích hát và đã thuộc rất nhiều làn điệu dân ca Thái. Em đã tham gia Câu lạc bộ được hai năm. Tại đây, các ông bà, cô chú đã chỉ dạy cho em hát, múa các làn điệu dân ca Thái; giải thích tận tình những thắc mắc cho em về nguồn gốc, ý nghĩa của từng làn điệu dân ca Thái, từ đó đã truyền lửa đam mê trong tâm hồn em.

Sau những buổi tập luyện, Câu lạc bộ còn thường xuyên tổ chức thi giọng hát hay để chọn ra các giọng hát tốt nhất tham gia biểu diễn tại các cuộc thi, các hội diễn, các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cũng thường xuyên kết nối với Câu lạc bộ đàn hát dân ca Thái ở bàn Xiềng và bản Tân Sơn, bản Nam Sơn để tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu giữa các câu lạc bộ trong địa phương với nhau, từ đó các thành viên trong các câu lạc bộ có dịp để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau hơn.

Một buổi tập của Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng.
Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN 

Tại Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng, nhiều thành viên còn biết sáng tác những giai điệu thật hay gắn với đời sống thực tiễn. Riêng Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lương Văn Nghiệp đã sáng tác nhiều làn điệu dân ca Thái như: Bài đồng giao của tộc người Đan Lai, bài tấu nhạc cụ dân tộc và nhiều ca khúc hát về không khí rộn vui ngày mùa gặt hái, ca ngợi tình yêu trai gái, ca ngợi sự đổi thay của quê hương đất nước. Với ca từ giản dị, trong sáng, gần gũi với đời sống hàng ngày, những ca khúc của ông Lương Văn Nghiệp sáng tác thường được nhiều người biết đến và hát trong các cuộc thi, các buổi biểu diễn tại địa phương. Ngoài ra, ông Nghiệp cũng dành khá nhiều thời gian để tìm kiếm, sưu tầm và lưu giữ những nhạc cụ dân tộc Thái như: Khèn bè, pí (sáo), xí xa lo (nhị), đàn tính…

Để gìn giữ và lan tỏa các làn điệu dân ca Thái, năm 2015, các thành viên trong Câu lạc bộ dân ca Thái bản Cằng đã mở lớp sản xuất và sử dụng nhạc cụ dân tộc Thái. Lớp học chỉ diễn ra trong 1 tháng nhưng đã giảng dạy và giới thiệu cho hơn 30 học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở tại bản Cằng những nhạc cụ dân tộc Thái, những làn điệu dân ca Thái. Năm 2014, Câu lạc bộ dân ca Thái bản Cằng được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận là mô hình văn hóa tiến tiến cấp tỉnh; Chủ nhiệm Câu lạc bộ ông Lương Văn Nghiệp được công nhận là Nghệ nhân ưu tú năm 2015, ông là Nghệ nhân duy nhất tại huyện Con Cuông cho đến nay.
Con Cuông là huyện miền núi vùng cao biên giới của tỉnh Nghệ An có 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm 75%. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái, từ năm 2008 đến nay, huyện Con Cuông đã thành lập nhiều Câu lạc bộ dân ca, dân vũ Thái tại nhiều bản thuộc các xã Môn Sơn, Bồng Khê, Yên Khê, Lục Dạ… Thực hiện Đề án bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái, huyện Con Cuông đã có chính sách riêng để phát triển các câu lạc bộ văn hóa dân tộc như: hỗ trợ về kinh phí hoạt động, hỗ trợ xây dựng các câu lạc bộ và hỗ trợ trong việc tổ chức các chương trình, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ hay mở các lớp dạy nhạc cụ.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết: Đề án bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái được gắn với chủ trương xây dựng và phát triển du lịch của huyện. Đến nay, toàn huyện Con Cuông đã xây dựng được 19 Câu lạc bộ dân ca nhạc cụ dân tộc Thái; trong đó hoạt động hiệu quả nhất phải kể đến Câu lạc bộ nghệ thuật dân ca Thái bản Cằng. Cùng với việc gìn giữ, phát huy, quảng bá bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, các Câu lạc bộ dân ca Thái còn tham gia vào các chương trình phục vụ du khách tại các điểm du lịch cộng đồng. Việc chú trọng công tác sưu tầm, khôi phục lại việc bảo tồn và giữ gìn văn hóa phi vật thể và vật thể, bảo tồn các làn điệu dân ca, điệu múa, lễ hội như: lễ mừng lúa mới, xăng khan, hội cầu mùa… góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần của bà con thôn bản, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa dân cư ở cơ sở.

Tá Chuyên/ dantocminenui.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/bao-ton-va-gin-giu-net-dep-van-hoa-dan-toc-thai-20180810143455307.htm



  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66562908

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July