Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện về nữ trưởng bản cử nhân đại học Chuyện về nữ trưởng bản cử nhân đại học , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Sinh ra tại một vùng quê nghèo khó, gia đình chị cũng nghèo lắm, nghèo đến mức cái ăn cũng không đủ nên ước mơ giảng đường đại học là rất xa xỉ. Ấy vậy chị vẫn quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình. Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế, một thời gian gắn bó với nghề dạy học trên vùng đất cố đô, chị lại trở về quê hương và được nhân dân bầu làm trưởng bản – nữ thủ lĩnh bản Thái duy nhất có bằng đại học ở huyện miền núi Quỳ Châu. Chị là Lữ Thị Loan (SN 1989) – Trưởng bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến (Quỳ Châu).

ồng Tiến 2 là một trong những bản nghèo của xã Châu Tiến. Bản có 118 hộ, gần 100% là đồng bào dân tộc Thái. Người dân chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nương rẫy, lâm sản phụ và làm thuê nên cuộc sống nhiều khó khăn. Tuy vậy với quyết tâm xây dựng bản đạt chuẩn nông thôn mới, những năm gần đây bản đã có nhiều đổi thay, nhất là từ năm 2016, khi chị Lữ Thị Loan được dân bản Hồng Tiến 2 tin tưởng bầu vào cương vị trưởng bản.

Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu.

Chúng tôi gặp chị Loan trong lúc chị đang động viên người dân thu hoạch vụ mùa. Dáng người nhỏ nhắn và nụ cười rạng rỡ đó là điều dễ nhìn thấy ở “cô giáo trưởng bản” như người dân vẫn nói. Chị Loan cho biết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế chị đã có quãng thời gian gần 1 năm đi dạy trường cấp 3 tại mảnh đất cố đô, tuy nhiên phần vì nhớ nhà, nhớ quê, phần vì không thể thích nghi được nên chị đã khăn gói trở về. Về quê nộp hồ sơ khắp nơi nhưng không xin được việc, điều này cũng không làm cho chị Loan nản lòng. Chị nghĩ không làm việc này thì làm việc khác, có kiến thức thì làm gì cũng thuận. Thấy các phong trào thi đua của bản làng có chiều hướng đi xuống, chị Loan tự nguyện tham gia tích cực. Mọi hoạt động của bản làng, kể cả hỗ trợ vật chất, đóng góp công sức chị tham gia và vận động gia đình tham gia.

Bằng sự nhiệt huyết và kỹ năng sư phạm cùng với sự chỉ bảo của những người đi trước, chị Loan đã khẳng định được vai trò của mình, người dân ngày càng tin yêu và ủng hộ chị. Chị luôn tự nhủ dân bản tin tưởng mình mới bầu mình làm người đại diện cho họ, nên phải nỗ lực để đưa bản ngày một tiến bộ, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân.

Nữ trưởng bản điều hành một cuộc họp cán sự bản.

Để làm được điều này, chị Loan đã không ngại khó, ngại khổ, tháng nào chị cũng tổ chức họp bản để cùng với người dân bàn bạc, thảo luận những vấn đề đang tồn tại. Đó là đời sống kinh tế, giữ gìn bản sắc, bảo vệ môi trường, góp công, góp sức mở đường làm nông thôn mới… Việc gì chị cũng xông xáo đi đầu, từ sản xuất chăn nuôi đến phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Bên cạnh đó chị còn không ngừng học hỏi kinh nghiệm của  nhiều địa phương thông qua sách, báo, internet để vận dụng những cái hay cái phù hợp cho bản làng mình. Vào những vụ mùa chị Loan thường xuyên có mặt tại các hộ dân để hướng dẫn bà con quy trình làm đất, ủ mạ, gieo cấy, chăm sóc… Mỗi dịp có lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt, chị động viên người dân tham gia để tích lũy kiến thức phát triển kinh tế.

Bản Hồng Tiến 2 cách đây 4 năm được biết đến là một trong những địa bàn nhiều tệ nạn xã hội nhất của xã Châu Tiến nhưng giờ đây bản đã đổi thay, người dân ra đường buổi tối không còn lo lắng, nuôi con gà con vịt cũng không còn sợ mất trộm. Để làm được những điều này, chị Loan đã cùng với ban quản lý bản nhiều lần bàn bạc để tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản làng. Bản thân chị với nghiệp vụ sư phạm được đào tạo trên giảng đường đại học đã thuyết phục, vận động được người dân làm theo những điều hay, điều tốt. Đặc biệt, từ sau khi tốt nghiệp đại học trở về địa phương, chị Loan không còn làm nông nghiệp nữa. Gia đình chị sinh sống bằng việc mở cửa hàng kinh doanh nhỏ và dịch vụ cho thuê phông bạt, loa đài để tổ chức đám cưới, nhưng để vận động, thuyết phục bà con chị Loan quyết nhận ruộng và trở lại với công việc cấy cày, gieo trỉa của nhà nông. Năng suất lúa của gia đình chị luôn cao nhất bản. “Mình làm gương cho bà con theo, không để nông dân bỏ đồng ruộng”, Trưởng bản Lữ Thị Loan chia sẻ. Thấy trưởng bản gương mẫu, nhiệt tình và tâm huyết với phong trào nên nhân dân trong bản đã tin và đã theo. Bà con còn tự nguyện đóng góp ngày công, kinh phí để phấn đấu tháng 7 năm 2018 đưa bản Hồng Tiến 2 về đích nông thôn mới.

Chị Loan luôn kịp thời triển khai đến người dân những chính sách, pháp luật của nhà nước (ảnh trên); chị Loan hướng dẫn ủ thóc giống và tham gia thu hoạch lúa cùng bà con dân bản.

Ông Trần Văn Hoàng – Chủ tịch UBND xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu đánh giá, trưởng bản Lữ Thị Loan mặc dù là một nữ trưởng bản trẻ nhưng lại rất năng động, nhiệt huyết và tận tâm với công việc. Điều đáng tự hào với không chỉ với bản Hồng Tiến 2 mà cả xã Châu Tiến, đây là nữ trưởng bản đầu tiên của huyện có trình độ đại học.

Cũng nhờ sự đóng góp của nữ trưởng bản Lữ Thị Loan, bản Hồng Tiến 2 nhiều năm được tôn vinh vì có nhiều thành tích xuất sắc. Cá nhân trưởng bản Lữ Thị Loan cũng được cấp ủy, chính quyền các cấp biểu dương, khen thưởng.

Ngoài thời gian dành cho việc bản, chị Lữ Thị Loan còn là một người vợ đảm và luôn là cô giáo của các con.

Về bản Hồng Tiến 2 hôm nay, ai cũng dễ dàng nhận thấy tâm trạng phấn khởi, niềm vui mới thể hiện trên nét mặt mỗi người dân. Từ một bản nghèo nhất xã, giờ đây ở Hồng Tiến 2 đã có nhiều ngôi nhà mới mọc lên với các tiện nghi đầy đủ, đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp, nhà văn hoá khang trang rộng rãi. Sự đổi thay của bản làng có sự đóng góp tâm huyết của nữ trưởng bản Lữ Thị Loan.

Nguồn baonghean.vn

http://e.baonghean.vn/chuyen-ve-nu-truong-ban-cu-nhan-dai-hoc/



  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66563224

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July