Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Lê Tùng Linh - Con đường từ nhà nghiên cứu đến doanh nhân Lê Tùng Linh - Con đường từ nhà nghiên cứu đến doanh nhân , Người xứ Nghệ Kiev
 

Lê Tùng Linh là kỹ sư chuyên ngành Hóa học, từng theo học Tiến sỹ tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Stevens (Hoa Kỳ) và hiện đang nắm giữ 5 bằng sáng chế của Hoa Kỳ liên quan đến ứng dụng cảm biến sử dụng công nghệ in nano trong vật liệu graphene. Mong muốn những tiến bộ công nghệ được ứng dụng trong đời sống thực tiễn, anh đã sáng lập công ty Bonbouton - với hy vọng đưa ứng dụng công nghệ nền tảng về graphene vào lĩnh vực phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Lê Tùng Linh - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty Bonbouton

 

PV: Con đường nào đã khiến anh chuyển hướng từ một nhà nghiên cứu khoa học sang doanh nhân?

Tiến sĩ Lê Tùng Linh: Khi tôi làm tiến sĩ từ năm 2009, tôi quan tâm đến một vật liệu nano gọi là graphene. Graphene là một dạng carbon cực kỳ mỏng với độ linh hoạt cao, có cùng độ bền như kim cương, tính linh hoạt cao, tính dẫn điện và nhiệt, được xem như là một chất thay thế cho silicon và các kim loại quý. Sau khi hai nhà nghiên cứu graphene tại Đại học Manchester nhận được giải Nobel năm 2010 về vật lý, graphene đã nổi tiếng trên toàn thế giới và nhanh chóng được ứng dụng vào những tiến bộ mới trên nhiều lĩnh vực.Đầu tiên, tôi chú trọng vào những tính năng mới của vật liệu graphene trong ứng dụng cảm biến sử dụng công nghệ in nano. Nghiên cứu mới này của tôi đã đóng góp một phần trong lĩnh vực cảm biến điện hoá nói chung, cũng như ứng dụng vật liệu graphene nói riêng, và công nghệ này đã được 5 bằng sáng chế về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tôi nghĩ những bằng sáng chế này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu tôi không tiếp tục phát triển công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Cũng trong khoảng thời gian này, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trong đó chú trọng đến việc phát hiện sớm và đề phòng các bệnh lý. Điều này xuất phát từ lí do cá nhân. Năm 2015, bố tôi qua đời vì căn bệnh ung thư. Khi được chẩn đoán, mọi chuyện đã quá muộn. Điều đó thôi thúc tôi thực hiện những dự án có liên quan đến việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tật. Và đó là lí do công ty Bonbouton ra đời để đưa ứng dụng công nghệ nền tảng về graphene vào lĩnh vực phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Sản phẩm “giày thông minh” cho người bị tiểu đường

 

PV: Anh có thể chia sẻ nhiều hơn về những thành công trong nghiên cứu và kinh doanh của mình?

Tiến sĩ Lê Tùng Linh: Chi phí y tế gia tăng đã trở thành một vấn đề xã hội ở Hoa Kỳ cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới, và y tế dự phòng được coi là phương pháp giải quyết vấn đề trước tiên, nhận được sự quan tâm lớn của mọi người. Tại Hoa Kỳ, có đến 30 triệu người bị bệnh tiểu đường, trong đó có khoảng 70.000 người đã có dấu hiệu hoại tử các chi dưới do bệnh tiểu đường.

Với mong muốn mang lại những khám phá y học hiện đại cho người tiêu dùng, hiện nay, công ty Bonbouton đang phát triển một thiết bị cảm biến mang tên “giày thông minh” cho người bị tiểu đường nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ hoại tử ở bàn chân của bệnh nhân. Giày được sử dụng công nghệ nano để thu thập dữ liệu liên tục, kết nối với điện thoại của bệnh nhân và trực tiếp gửi thông tin cho bác sỹ, cũng như người nhà bệnh nhân nếu có biểu hiện sớm của quá trình hoại tử. Hiện tại thế hệ đầu tiên của sản phẩm đang được thử nghiệm trên 10 bệnh nhân tiểu đường tại thành phố New York - nơi đặt trụ sở của công ty, và bước đầu thể hiện thế mạnh vượt trội do vật liệu graphene mang lại.

Trong hơn 2 năm vừa qua, tôi tập trung vào phát triển công nghệ, kêu gọi “vốn thiên thần” (angel funding - thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho một startup trong khoảng thời gian đầu, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty) và từng bước thiết lập đối tác, xây dựng đội ngũ nhân viên nhằm đạt được những mục tiêu ban đầu cho khởi nghiệp.

Tiến sĩ Lê Tùng Linh cho rằng khởi nghiệp tuy khó, nhưng không có gì là không thể

Thật ra, bất cứ dự án khởi nghiệp nào cũng đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhưng cũng mang lại cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư mạo hiểm. Nếu sản phẩm bước đầu được tiếp nhận rộng rãi và người tiêu dùng hài lòng với hiệu quả của sản phẩm, đó là thành công lớn nhất về kinh doanh và là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty trong năm mới 2018.

Về mặt nghiên cứu khoa học, tôi đã xuất bản được một số công trình trên các báo quốc tế, và phần nào đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu nói chung và công ty cũng nhận được nhiều dự án nghiên cứu có liên quan, trực tiếp từ Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation) của Hoa Kỳ cũng như những viện nghiên cứu khác.   

 

PV: Những thách thức lớn nhất mà anh đã gặp phải khi bắt đầu khởi nghiệp và làm như thế nào anh vượt qua những thách thức đó?

Tiến sĩ Lê Tùng Linh: Quá trình chuyển đổi từ một nhà khoa học thành một doanh nhân diễn ra khá khó khăn. Một trong những thách thức đầu tiên và lớn nhất phải kể đến đó là làm sao có thể thuyết phục được mọi người tin vào mục tiêu của sản phẩm cũng như công nghệ mà mình đang hướng đến. Tôi gặp phải tương đối nhiều khó khăn trong thời gian đầu tiên khi còn bỡ ngỡ và manh nha muốn “lấn sân” từ một nhà nghiên cứu thành một doanh nhân.Tôi luôn muốn thương mại hoá công nghệ và tập trung nhiều hơn vào việc đặt các câu hỏi khoa học theo định hướng ứng dụng hơn là trả lời những khoa học cơ bản. Một số nhà khoa học tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản, nhưng những người kinh doanh như tôi lại muốn áp dụng các khái niệm cơ bản vào các ứng dụng để đổi mới, sau đó có thể được đưa vào thị trường.Sự khác biệt giữa việc là một nhà khoa học và một doanh nhân nằm trong cách bạn cần giao tiếp với mọi người. Các nhà khoa học giao tiếp bằng cách viết các bài báo và xuất bản các nghiên cứu trong khi các nhà quản trị nên sử dụng các cách truyền thông khác nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng và cho thấy tầm quan trọng của công việc của họ.Từ những bài thuyết trình đầu tiên tập trung chủ yếu vào công nghệ, tôi đã lắng nghe nhiều lời khuyên hữu ích và dần dần từng bước thiết lập doanh nghiệp và thuyết trình ý tưởng kinh doanh chứ không chỉ là công nghệ nữa. Từ đó, đã có nhiều dự án hợp tác và nhiều người muốn đề xuất “đầu tư thiên thần”, hay thành sáng lập viên (co-founder) để hiện thực hoá được mục tiêu ban đầu của dự án này.Đặc biệt trong trường hợp của tôi khi ứng dụng công nghệ mới vào một sản phẩm tương đối phổ thông và phải làm việc cùng lúc với nhiều đối tác như các công ty bảo hiểm, bác sỹ và kể cả người tiêu dùng như bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân, nên bước đầu có nhiều khó khăn.Cho dù bạn là một nhà khoa học, nhà doanh nghiệp hay chỉ đơn giản là một con người, bạn luôn phải tiến bộ và tiến lên phía trước dù bạn có bước nhỏ như thế nào. Tôi cố gắng hết sức để tạo ra một cái gì đó có ảnh hưởng đến người khác.

 

PV: Trong thời gian tới, anh có kế hoạch, dự định gì trong công việc? Sẽ có dự án nào tại Việt Nam không?

Tiến sĩ Lê Tùng Linh: Sắp tới công ty sẽ kêu gọi thêm vốn đầu tư để hoàn thành nghiên cứu sản phẩm, chuẩn bị cho sản xuất đại trà và cân nhắc quá trình bán hàng, đầu tiên là cho thị trường Hoa Kỳ. Sản phẩm này sẽ được kiểm định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA - Food and Drug Administration) tại Hoa Kỳ trước khi được phân phát rộng rãi. Tôi cũng muốn phát triển thêm đội ngũ kỹ sư tại Việt Nam cho ứng dụng phần cứng cũng như phần mềm và theo kế hoạch hiện tại, tôi sẽ bắt đầu dự án ở Việt Nam vào nửa cuối năm 2018 và tìm kiếm thêm đối tác ở Việt Nam để mở rộng thị trường ngoài Hoa Kỳ kể từ năm 2019.

 

PV: Một lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ Việt Nam đang ấp ủ dự định khởi nghiệp?

Tiến sĩ Lê Tùng Linh: Khởi nghiệp tuy khó, nhưng không có gì là không thể, các bạn hãy suy nghĩ lớn và tạo ra những sản phẩm có giá trị đích thực cho người tiêu dùng, cũng như cả xã hội.

Trong cuộc gặp gần đây với Đoàn công tác của Bộ Khoa học Công Nghệ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng môi trường trong nước sẽ tạo đủ điều kiện cho các bạn ấp ủ dự định khởi nghiệp.

Những người có nhiều kinh nghiệm hơn một chút sẽ 100% muốn chia sẻ kinh nghiệm để những người có ít kinh nghiệm hơn ít mắc những lỗi cơ bản ngay từ khi phát triển ý tưởng.

Lê Tùng Linh theo học Tiến sỹ tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Stevens, anh đã xuất bản nhiều bài báo, tham gia nhiều hội nghị quốc tế và hiện đang nắm giữ 5 bằng sáng chế của Hoa Kỳ.

Anh hiện là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty Bonbouton, một công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Trước đó, anh đã nhận bằng Thạc sỹ về Kỹ thuật Hóa học của Đại học Columbia và bằng Cử nhân về Hoá học của Đại học Khoa học Tự  nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Trong những lúc nhàn rỗi, anh có sở thích chạy bộ, đạp xe và đã 2 lần hoàn thành cuộc thi Marathon tại thành phố New York.

Kim Ngân (thực hiện)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/nguoi-viet-o-nuoc-ngoai/le-tung-linh-con-duong-tu-nha-nghien-cuu-den-doanh-nhan-20180213103352728.htm



  Các Tin khác
  + Gần 70 kiều bào trở về từ 21 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2024 (21/04/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
  + Hàng trăm người Việt bị bắt tại Campuchia và Thái Lan liên quan đến cờ bạc lừa đảo (15/03/2024)
  + Du học sinh ở Australia chật vật vì giờ làm giảm, giá cả leo thang (07/03/2024)
  + Một người Việt bị sát hại ở Nhật Bản (02/03/2024)
  + Tàu cá Hàn Quốc chìm, 5 thủy thủ Việt được cứu (02/03/2024)
  + Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh (29/02/2024)
  + Thông tin chi tiết về Chương trình Xuân Quê hương 2024 (30/01/2024)
  + Tết đến hân hoan với cộng đồng người Việt tại Singapore (30/01/2024)
  + Độc đáo Lễ hội Tết Việt ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia (30/01/2024)
  + Pháp tuyên án 18 bị cáo vụ 39 người Việt chết trong container (11/11/2023)
  + NÓNG: 42 người Việt bị bắt ở Hàn Quốc vì tiệc ma túy tại quán karaoke (10/11/2023)
  + CHUỖI HOẠT ĐỘNG “NGÀY TÔN VINH TIẾNG VIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG NVNONN NĂM 2023” (04/09/2023)
  + Chúc mừng cộng đồng người Việt tại Slovakia được công nhận là dân tộc thiểu số của nước sở tại (28/08/2023)
  + Người Việt 62 tuổi khống chế kẻ gây rối trên đường phố Đức (09/07/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60341296

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July