Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Các trường đại học lớn Hoa kỳ - cơ hội học tập và nghiên cứu của sinh viên Việt Nam Các trường đại học lớn Hoa kỳ - cơ hội học tập và nghiên cứu của sinh viên Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

Theo kết quả xếp hạng năm học 2017- 2018 của Trung tâm đánh giá các trường đại học trên thế giới (QS World University Rankings), QS của Anh (QS- Quacquarelli Symonds) thì Hoa Kỳ một lần nữa chứng tỏ vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực giáo dục khi chiếm đến 5 trong top 10 trường đại học tốt nhất thế giới...

 Du học sinh Việt Nam tại Bang Michigan, Hoa Kỳ đón Tết cổ truyền dân tộc 2016 ( Ảnh minh họa)

Trung tuần tháng 9, thành phố New York trở nên hối hả và bận rộn hơn thường ngày. Tại các sân bay quốc tế, mật độ máy bay lên xuống liên tiếp dày đặc với hơn 190 đoàn lãnh đạo của các quốc gia và hàng chục phái đoàn thuộc các tổ chức quốc tế tề tựu đến đây tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc thường niên. Ngoài ra, đông đảo sinh viên đủ các lứa tuổi, các màu da và ngôn ngữ... từ khắp các châu lục cũng đến đây tham dự Ngày hội sinh viên.

Trong những ngày này, đứng từ trên cao nhìn xuống, dường như các con đường ở New York giống bàn cờ xếp ô tô. Ở các trường đại học Hoa Kỳ cũng sôi động và nhộn nhịp hơn mọi ngày vì diễn ra Ngày hội sinh viên cho sinh viên khắp thế giới đổ về đây học tập và nghiên cứu.

Theo kết quả xếp hạng năm học 2017- 2018 của Trung tâm đánh giá các trường đại học trên thế giới (QS World University Rankings), QS của Anh (QS- Quacquarelli Symonds) thì Hoa Kỳ một lần nữa chứng tỏ vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực giáo dục khi chiếm đến 5 trong top 10 trường đại học tốt nhất thế giới.

QS sử dụng một số tiêu chuẩn để xác định thứ hạng của trường đại học như: (1) Chất lượng giảng viên. (2) Báo cáo nghiên cứu khoa học được công bố. (3) Tầm ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học phục vụ nhân loại. (4) Các ứng dụng khoa học tác động đến tự nhiên và xã hội. (5) Các bằng sáng chế, trích dẫn và những phát minh có giá trị cho cuộc sống con người. (6) Số lượng sinh viên và chất lượng sinh viên. (7) Nguồn tài chính của trường. (8) Các nhà khoa học, chính trị gia danh tiếng và những nhà doanh nghiệp nổi tiếng là cựu học sinh của trường...

Đại học Harvard - trường đại học lâu đời nhất của Hoa Kỳ và châu Mỹ (thành lập năm 1636), xếp thứ 3 trong 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2017, đứng sau Học viện Công nghệ Masachusetts (MIT) và Đại học Stanford. Đại học Harvard còn là trường đứng đầu trong 8 trường Ivy League của Hoa Kỳ với tiềm lực tài chính lên đến 30 tỷ đô. Điều đáng ngưỡng mộ là trong top 20 trường đứng đầu thế giới thì Hoa Kỳ chiếm 15 trường. Đặc biệt, trong khoảng cách chưa đầy 1000 km dọc bờ Đông Hoa Kỳ có tới 8 trường thuộc 15 trường tốt nhất của Hoa Kỳ, và 7 trường còn lại nằm rải trên khắp Hoa Kỳ.

Là người may mắn sinh sống gần một số trường lớn nhất thế giới ở phía Đông Hoa Kỳ, bản thân tôi đã có nhiều dịp đến thăm và tìm hiểu. Và đây thật sự là thành tựu to lớn của nền giáo dục Hoa Kỳ mà tôi khó diễn tả bằng lời. Cách đây vài năm, Harvard University đang triển khai công nghệ giúp cả thế giới có thể nghe giảng từ lớp học ảo nằm trong đài truyền hình WGBH cách Harvard Business School (HBS) 10 phút đi ô tô. Giáo sư Harvard nhìn lên màn hình có độ phân giải 6,2 triệu pixels thì giống như bạn đang ở trong lớp học cho dù bạn đang ở đâu đó trên thế giới.

HBS dự kiến tổ chức hơn 100 lớp học và các Event qua HBX live trong năm 2015. Và hiện nay, con số ấy đã tăng lên nhiều lần. Ai cũng có thể tham gia học, miễn là bạn đã có trong danh sách đăng ký học của trường. Nếu không có dịp tham dự Ngày hội sinh viên tại các trường đại học Hoa Kỳ thì tôi nghĩ các bạn không hiểu được tại sao sinh viên đến từ khắp các châu lục, với đủ các màu da, kể cả những đất nước văn minh có nôi đào tạo tri thức lớn của thế giới như Anh, Pháp, Đức... cũng về đây học tập và nghiên cứu.

Các em sinh viên từ khắp thế giới đến đăng ký nhập học, như những cánh chim tìm khát vọng tương lai và trong số đó có một số sinh viên đến từ Việt Nam. Và các em sinh viên đến từ Việt Nam đến đây nhập học ngày càng tăng lên về số lượng và giảm về độ tuổi.

Các em khi mới sang vùng đất mới, hầu như mọi thứ mới lạ đến mức ngỡ ngàng, các bạn trẻ phải nhập cuộc ngay từ đầu kể cả sinh hoạt và đi lại, ăn, nói... Nhưng việc cần thiết nhất là học cách viết tiểu luận và thư xin việc. Vì sau vài tuần nhập học là các cháu phải xin việc làm và viết bài luận. Ví dụ như một đơn xin việc với 150 từ đã dùng tới 11 chữ "I" (tôi) là không mấy gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng. Hoặc viết “etc” (...v.v...) quá nhiều trong bài luận là điều không nên.

Khi hội nhập vào thế giới mới đa văn hoá nhiều thứ lẫn lộn, một số ít bạn trẻ ngộ nhận và có phần sao nhãng, chểnh mảng. Hơn nữa công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nước có một số ít chưa cập nhật kịp thời những thành tựu mới của tri thức nhân loại, vì vậy các bạn trẻ sinh viên còn ít khoảng trống trong nhận thức.

Tuy nhiên, phần lớn sinh viên Việt Nam chịu khó và quyết tâm theo đuổi mục đích lý tưởng và hoài bão. Hơn nữa, tôi vẫn luôn tin rằng sinh viên Việt Nam chúng ta sẽ luôn là những tấm gương tốt. Bởi vì trong sâu thẳm trái tim thế hệ trẻ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vang vọng: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".

Hà An

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/nguoi-viet-o-nuoc-ngoai/cac-truong-dai-hoc-lon-hoa-ky-co-hoi-hoc-tap-va-nghien-cuu-cua-sinh-vien-viet-nam-20171011142614878.htm



  Các Tin khác
  + Kiều bào chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ (17/09/2024)
  + Kiều bào mang tình cảm sâu đậm hướng về quê hương (31/08/2024)
  + Vụ kiện của bà Trần Tố Nga Người Việt tại Pháp không nản lòng, sẽ tiếp tục cùng bà Trần Tố Nga "trường kỳ kháng chiến" (24/08/2024)
  + Người Việt tại Lebanon gặp khó khăn khi mua vé máy bay để về nước (10/08/2024)
  +  Kiều bào tại Pháp cùng tôn vinh tiếng Việt (23/07/2024)
  +  Vụ 6 người Việt chết tại Thái Lan: Nghi phạm căng thẳng khi chuẩn bị ra tay (19/07/2024)
  +  Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, tặng quà Trường song ngữ Lào-Việt Nam (13/07/2024)
  +  Phổ biến, giải đáp nhiều câu hỏi của người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 (28/06/2024)
  + FBI khám nhà Thị trưởng và doanh nhân gốc Việt nổi tiếng (23/06/2024)
  + Tăng cường giải đáp, hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài (12/06/2024)
  + Lao động Việt mang sầu riêng lên metro ở Nhật, người bịt mũi người bỏ đi (07/06/2024)
  + Xúc động hình ảnh nữ cầu thủ gốc Việt đầu tiên chơi ở đội tuyển Mỹ diện áo dài thướt tha (06/06/2024)
  +  Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan có nhiều người Việt Nam kinh doanh (13/05/2024)
  + Gần 70 kiều bào trở về từ 21 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2024 (21/04/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66553354

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July