Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Nữ dịch giả tri ân hai quê hương Nữ dịch giả tri ân hai quê hương , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung luôn coi đất nước Hungary là quê hương thứ hai. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, bà nhận ra trái tim mình gắn bó với nơi đây và tìm thấy công việc ý nghĩa tại xứ sở này.

nu dich gia tri an hai que huong Trò chuyện với tài năng Opera Việt tại Hungary
nu dich gia tri an hai que huong Có thêm Giáo sư người Việt tại Hungary

Nguyễn Hồng Nhung sang du học tại Hungary từ năm 19 tuổi. Như phần lớn du học sinh đến từ Việt Nam, bà được phân công học ngành Xây dựng để chuẩn bị nguồn lực tái thiết đất nước sau chiến tranh. Tuy nhiên, nguyện vọng được theo học một ngành Khoa học xã hội của bà được chấp nhận và bà đã trở thành sinh viên khoa Văn học và Ngôn ngữ Hungary tại trường Đại học Tổng hợp Budapest khóa học 1972-1978.

nu dich gia tri an hai que huong
Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung.

Nguyễn Hồng Nhung thấy mình may mắn vì trước đó, bà đã có sáu năm học lớp chuyên Văn của Sở Giáo dục Hà Nội. Từng đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi văn và sáng tác dành cho học sinh phổ thông nên bà chỉ có thể hình dung sự nghiệp của mình phải gắn liền với văn chương.

"Gặp gỡ" Hamvas Béla

Tốt nghiệp ra trường, Nguyễn Hồng Nhung về nước và trở thành cán bộ nghiên cứu tại Viện Xã hội học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Bà trở lại Hungary khi đất nước này trải qua biến động lịch sử lớn cùng với thay đổi thể chế chính trị năm 1989 tại các nước Đông Âu. Chính biến động ấy đã cho phép văn hóa Hungary bộc lộ toàn bộ những gì bị cất giấu gần nửa thế kỷ. Và những nhân vật, cá nhân lỗi lạc của một nền văn hóa đặc biệt đã lần lượt xuất hiện - những người mà theo bà “nếu đọc họ, ta có thể thay đổi chính mình”.

Nguyễn Hồng Nhung đến với công việc dịch thuật kể từ đó. Trên hành trình này, nhiều bạn bè của bà cho rằng Hamvas Béla (1897-1968) - nhân vật được người dân Hungary gọi là “nhà thông thái thời hiện đại của chúng ta” đã gặp bà đúng lúc, bởi khi bắt tay vào dịch các tác phẩm của ông là lúc cuộc sống của bà rơi vào khủng hoảng: chồng mất và nhiều khó khăn gia đình khác.

Trong khoảng thời gian đó, Nguyễn Hồng Nhung đã quyết tâm hoàn thành bản dịch tác phẩm đầu tiên của Hamvas Béla mang tên “Câu chuyện vô hình và đảo”. Sau đó bà quay lại Budapest và bắt đầu gắn bó với công việc dịch thuật. Có thể nói, Hamvas Béla đã giúp bà trở thành người nhẫn nại, luôn thấu hiểu và tràn đầy niềm vui sống. Đặc biệt, dịch thuật với bà giống như công việc của một thiên sứ truyền đến mọi người những gì mà bà nhận được từ những con người vĩ đại.

Là một nhà tư tưởng và nhà viết luận lớn đã tích hợp lối tư duy truyền thống của cả phương Đông và phương Tây, tác phẩm của Hamvas Béla được đánh giá là vượt tầm thời đại, và không chỉ quyến rũ bởi bởi đề tài ông lựa chọn hết sức li kỳ và mang đậm hình ảnh tượng trưng mà còn bởi văn phong của ông cực kỳ sinh động, nhiều màu sắc, nội dung dày đặc nhiều tầng như mỏ đá quý, mỗi lúc lại mở ra trước mắt người đọc một tầng miêu tả khác lạ.

Với Nguyễn Hồng Nhung, cuộc đời của nhà thông thái biết 13 ngoại ngữ này ly kỳ như chính thời đại của ông. Trước năm 1945 ông được biết đến như một học giả nổi tiếng trên lĩnh vực triết học, mỹ học. Tuy nhiên, sau năm 1945, sau nhiều biến cố, Hamvas Béla bị liệt vào danh sách B - bị chính quyền quản lý gắt gao và chỉ được phép làm công việc chân tay để kiếm sống. Ông bị buộc phải trở thành một người làm vườn, rồi thành thủ kho trong một nhà máy nhiệt điện. Nhưng, cũng từ đây cả phần đời còn lại của ông là một tác phẩm vĩ đại...

Nguyễn Hồng Nhung biết đến Hamvas Béla từ sau khi đọc bài tiểu luận chấn động “Thời kỳ Bảo Bình” nói về thế kỷ XXI được viết từ năm 1943 trong tập tiểu luận triết học “Câu chuyện vô hình và đảo”. Trước đó, bà đã dịch gần chục tác phẩm của các nhà văn cổ điển cũng như hiện đại của Hungary như Csáth Géza, Karinthy Frigyes, Marai Sándor, Kertész Imre (nhà văn được giải Nobel) và một số nhà thơ Hungary nổi tiếng như Pilinszky János, Szabó Lörinc, Wass Albert.

Dịch thuật - một cách “Chi bằng học”

Với những tác phẩm dịch xuất sắc từ Hamvas Béla như “Câu chuyện vô hình và đảo” (2013, 2014, 2016), “Một giọt từ sự đọa đày” (2014, 2016), “Minh triết thiêng liêng” trọn bộ ba tập (2016), Nguyễn Hồng Nhung đã vinh dự nhận giải thưởng cao quý của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2017. Là người Việt sống và làm việc ở nước ngoài, bà đã thực hiện được tinh thần của câu danh ngôn nổi tiếng của Phan Châu Trinh “Chi bằng học” - học từ các quốc gia tiến bộ về văn hóa, học những gì dân ta còn chưa tiếp cận từ các nền văn hóa thế giới và học bằng nhiều cách, trong đó có con đường dịch thuật những tác phẩm tinh hoa của nhân loại ra tiếng Việt.

Nguyễn Hồng Nhung cho rằng, cách tốt nhất để bà có thể đóng góp vào công cuộc thực hiện nội dung tinh thần “Chi bằng học” là sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ, kết hợp với việc khai thác nhiều tác giả, tác phẩm để truyền tải những tri thức từ nền văn hóa Hungary. Bà cho hay sẽ tiếp tục công việc dịch thuật của mình và  sẽ phải hoàn thành một tác phẩm cuộc đời trong lĩnh vực chuyên môn, để tri ân cả hai quê hương.

Bà vẫn nhớ khi có ý định dịch tác phẩm “Minh triết thiêng liêng” của Hamvas Béla ra tiếng Việt, bà đã tìm đến Dúl Antal - người thừa kế di sản của ông. Lúc đó, ông Dúl Antal đã cười và nói với bà rằng: “Vậy là chị sẽ đem tinh hoa phương Đông trả lại châu Á qua một nhà học giả châu Âu. Bởi tác phẩm này như một thư mục lớn về những cuốn sách cổ nổi tiếng của nhân loại, trong đó có những tác phẩm kinh điển vĩ đại của phương Đông”.

Nguyễn Hồng Nhung cũng cho biết, với 15 giải thưởng Nobel trên mọi lĩnh vực, người Hungary đã từng được coi là cư dân từ sao Hỏa đến vì khí chất thiên tài trong hoạt động chất xám. Thế nhưng, người Việt Nam lại chưa biết nhiều về văn hóa Hungary, trong đó văn học Hungary đương đại gần như thiếu vắng trong văn học dịch ở Việt Nam.

Nữ dịch giả thấy vui khi hai nước có chủ trương ký kết hợp tác về dịch thuật. Theo bà, nếu hợp tác này chính thức được ký kết sẽ giúp đỡ rất lớn cho những người làm công tác dịch thuật tiếng Hungary - Việt Nam.

Hiện tại, bà đang làm giảng viên tại Viện Đông Nam Á của trường Đại học Tổng hợp Budapest (ELTE). Vào những ngày cuối tuần, bà còn tham gia dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam tại cộng đồng người Việt ở Hungary.

Tác phẩm "Câu chuyện vô hình và đảo" là những kiến giải về con người, thúc đẩy con người hiểu biết, vượt qua giới hạn mỗi ngày của chính bản thân và tìm đến bình an khi kết nối với vũ trụ. Còn tác phẩm “Minh triết thiêng liêng” là tập sách của trật tự tiến hóa tâm linh của nhân loại, đưa người đọc bước vào hành trình tìm lại truyền thống minh triết xa xưa, để từ đó gặp gỡ con người cổ đại, tiếp cận vốn văn hóa cổ và văn hóa thời hiện đại.

Theo Thế giới & Việt Nam


  Các Tin khác
  + Kiều bào chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ (17/09/2024)
  + Kiều bào mang tình cảm sâu đậm hướng về quê hương (31/08/2024)
  + Vụ kiện của bà Trần Tố Nga Người Việt tại Pháp không nản lòng, sẽ tiếp tục cùng bà Trần Tố Nga "trường kỳ kháng chiến" (24/08/2024)
  + Người Việt tại Lebanon gặp khó khăn khi mua vé máy bay để về nước (10/08/2024)
  +  Kiều bào tại Pháp cùng tôn vinh tiếng Việt (23/07/2024)
  +  Vụ 6 người Việt chết tại Thái Lan: Nghi phạm căng thẳng khi chuẩn bị ra tay (19/07/2024)
  +  Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, tặng quà Trường song ngữ Lào-Việt Nam (13/07/2024)
  +  Phổ biến, giải đáp nhiều câu hỏi của người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 (28/06/2024)
  + FBI khám nhà Thị trưởng và doanh nhân gốc Việt nổi tiếng (23/06/2024)
  + Tăng cường giải đáp, hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài (12/06/2024)
  + Lao động Việt mang sầu riêng lên metro ở Nhật, người bịt mũi người bỏ đi (07/06/2024)
  + Xúc động hình ảnh nữ cầu thủ gốc Việt đầu tiên chơi ở đội tuyển Mỹ diện áo dài thướt tha (06/06/2024)
  +  Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan có nhiều người Việt Nam kinh doanh (13/05/2024)
  + Gần 70 kiều bào trở về từ 21 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2024 (21/04/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65984995

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July