Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Lào: Đất lành của lao động trẻ Việt Lào: Đất lành của lao động trẻ Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 

Môi trường sống bình yên, cơ hội kinh doanh dịch vụ rộng mở và thu nhập cao là những gì mà lao động Việt đang tìm thấy ở Lào.

Nguyễn Thị Kim Nga (đứng), đang buôn bán tạp hóa tại chợ Talat lacxam, tỉnh Attapeu 
Nguyễn Thị Kim Nga (đứng), đang buôn bán tạp hóa tại chợ Talat lacxam, tỉnh Attapeu
 

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng, lao động Việt đã tìm đến các nước bên ngoài lãnh thổ để mưu sinh, lập thân lập nghiệp. Nằm sát vách Việt Nam, Lào những năm gần đây đã thu hút rất đông người Việt sang làm việc.

Đa số lao động Việt sang Lào tuổi đều trẻ và tay nghề cao nên nhanh chóng có được vị trí công việc cũng như mức thu nhập tương xứng trên đất nước triệu voi. Những ngày đầu tháng 3-2019, phóng viên Báo Báo đã có chuyến tìm hiểu thực tế tại một số địa phương của Lào có đông lao động Việt để có cái nhìn trực quan, cận cảnh về đời sống, việc làm của họ.

Lập nghiệp trên đất bạn

Chúng tôi đón chuyến xe khách tuyến Pleiku (Gia Lai) đi Pakse, tỉnh Champasak (Lào). Xe rời bến lúc 7 giờ trong không khí se lạnh của núi rừng Tây Nguyên chở theo khá đông bạn trẻ người Việt sang Lào. Bắt chuyện với bạn Lê Ngọc Duy Thanh, quê Quảng Bình, tôi được biết đây là năm thứ 2 Thanh làm việc ở Lào và còn hơn tháng nữa là Thanh bước sang tuổi 23. Thanh kể ở quê khá khó khăn nên vào Gia Lai làm rẫy cho người quen, được gần 1 năm thì xin nghỉ để sang Lào thăm bạn. Sang Pakse, thấy bạn mở tiệm rửa xe và làm ăn được nên Thanh quyết định ở lại cùng làm. "Ở Pakse, dân đi ôtô nhiều nên nghề rửa xe rộng đất sống. Tôi và bạn cùng 5 lao động khác - có cả người Lào và Việt - làm việc từ sáng sớm đến tối mịt để phục vụ khách hàng. Nếu tính bình quân thu nhập thì với lao động phổ thông như tôi, ở Lào tôi có mức lương cao hơn khoảng 1,5 lần nếu làm cùng vị trí ở Việt Nam. Tôi và bạn đang có kế hoạch mở tiệm thứ 2 và cũng định hướng phát triển thành salon làm đẹp ôtô theo hướng chuyên nghiệp" - Thanh chia sẻ.

Câu chuyện của Thanh khiến chúng tôi tò mò về đời sống việc làm của lao động Việt trên đất Lào anh em. Nhưng nơi Thanh đang làm còn cách nơi chúng tôi đặt chân đến hơn 200 km. Chúng tôi hẹn gặp lại Thanh ở Pakse bởi điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là "thủ phủ" của người Việt tại Lào: tỉnh Attapeu. Nơi đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đặt đại bản doanh và tất nhiên thu hút một lượng lao động khá đông người Việt sang làm việc, sinh sống tại vùng đất Nam Lào còn hoang sơ này.

Chúng tôi gặp Đào Quang Huy tại bản Conghan, huyện Samakkhixay, tỉnh Attapeu. Năm nay mới 21 tuổi nhưng Huy đã có gần 3 năm kinh doanh tại đây. Chàng trai trẻ quê Hà Tĩnh này cho biết sau khi học xong THPT, thay vì học tiếp, Huy chọn con đường kinh doanh để thỏa mong ước bôn ba khắp chốn để tìm kiếm con đường lập nghiệp vốn là đam mê từ nhỏ của anh. "Ai cũng có hướng đi riêng của mình. Việc tôi chọn Lào làm điểm đến để khởi nghiệp được bạn bè, người thân ủng hộ trong lo lắng nhưng tôi đã chứng minh cho họ thấy việc kinh doanh buôn bán ở Lào có nhiều cơ hội hơn. Chỉ sau 1 năm bán tạp hóa ở đây, tôi đã hoàn trả hết số vốn ban đầu khoảng 150 triệu đồng và còn dư chút đỉnh để tiếp mở rộng quy mô" - Huy cho biết. Bây giờ thì cửa hàng của Huy đã cung cấp gần như đầy đủ nhu yếu phẩm hằng ngày cho cả cái bản gần 5.000 dân này.

Khi chúng tôi hỏi bằng cách nào gây dựng được uy tín của mình trên một nước khác, Huy cho rằng phải học tiếng bản địa và tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương. "Kinh doanh ở Lào phải trọng tình cảm, coi người dân bản xứ như người thân, có như vậy họ mới tìm đến ủng hộ mình" - Huy bộc bạch. Người Lào lâu nay thích sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan, song trong thời gian gần đây đã chuyển sang dùng hàng Việt vì giá rẻ mà chất lượng không thua kém. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng ấy của người bản xứ có đóng góp không nhỏ của những người trẻ như Huy.

Thích trải nghiệm

 

Đó là tâm sự của Nguyễn Thị Kim Nga, 19 tuổi, đang buôn bán tại chợ Talat Lacxam (chợ cây số 3) trung tâm tỉnh Attapeu. Nga cũng là người Việt trẻ tuổi nữa mà chúng tôi muốn kể cho độc giả bởi cách sống và suy nghĩ của cô gái này thật đáng trân quý.

Sau khi học xong THPT, gia đình khó khăn nên Nga tạm ngưng đến trường, chuyển sang học nghề trang điểm với mong muốn kiếm tiền phụ giúp cha mẹ lo cho các em ăn học. Khăn gói vào TP HCM học nghề được một thời gian thì Nga được một người bà con giới thiệu cơ hội kinh doanh, buôn bán ở Lào. Sau khi tìm hiểu kỹ, Nga xin phép ba mẹ cho mình sang Lào. Dù khá lo lắng cho con gái còn trẻ, chưa trải nghiệm nhiều nhưng trước quyết tâm của Nga, ba mẹ đã đồng ý cho con mình sang Lào lập nghiệp. "Cũng lo lắng lắm nhưng tôi nghĩ nếu cứ lo sợ thì làm được gì. Tôi quyết tâm bởi mình còn trẻ, cần trải nghiệm và cần một nơi thật an bình để bắt đầu sự nghiệp. Tôi lấy hàng từ Việt Nam sang bỏ mối cho các tiệm tạp hóa nhỏ và bán sỉ tại chợ. Công việc khá thuận lợi nên tôi có dự định làm ăn lâu dài tại đây" - Nga nói.

Yêu cuộc sống bình dị

Nguyễn Thị Nga cho biết người dân Lào rất bình dị, họ không bao giờ nói to tiếng, không cãi vã, chẳng thấy gây gổ, đánh nhau và không có chuyện trộm cắp. Đó chính là môi trường sống mà theo Nga là quá lý tưởng cho những người trẻ. Chính sự bình dị ấy mà Nga đã yêu mảnh đất, con người nơi này như quê hương của mình.

"Ai cũng chỉ có một đời để sống, sống ở đâu không quan trọng, quan trọng là mình được sống với chính mình" - Nga nhìn nhận.

» Du khách Việt lên truyền hình Mỹ vì bắt được trộm
» 
Xác minh thông tin 6 ngư dân bị Malaysia bắt giữ

 

đăng bởi: n.l.d...c.o.m...v.n

Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2489364#ixzz5i30e78cp 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Kiều bào chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ (17/09/2024)
  + Kiều bào mang tình cảm sâu đậm hướng về quê hương (31/08/2024)
  + Vụ kiện của bà Trần Tố Nga Người Việt tại Pháp không nản lòng, sẽ tiếp tục cùng bà Trần Tố Nga "trường kỳ kháng chiến" (24/08/2024)
  + Người Việt tại Lebanon gặp khó khăn khi mua vé máy bay để về nước (10/08/2024)
  +  Kiều bào tại Pháp cùng tôn vinh tiếng Việt (23/07/2024)
  +  Vụ 6 người Việt chết tại Thái Lan: Nghi phạm căng thẳng khi chuẩn bị ra tay (19/07/2024)
  +  Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, tặng quà Trường song ngữ Lào-Việt Nam (13/07/2024)
  +  Phổ biến, giải đáp nhiều câu hỏi của người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 (28/06/2024)
  + FBI khám nhà Thị trưởng và doanh nhân gốc Việt nổi tiếng (23/06/2024)
  + Tăng cường giải đáp, hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài (12/06/2024)
  + Lao động Việt mang sầu riêng lên metro ở Nhật, người bịt mũi người bỏ đi (07/06/2024)
  + Xúc động hình ảnh nữ cầu thủ gốc Việt đầu tiên chơi ở đội tuyển Mỹ diện áo dài thướt tha (06/06/2024)
  +  Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan có nhiều người Việt Nam kinh doanh (13/05/2024)
  + Gần 70 kiều bào trở về từ 21 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2024 (21/04/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66001918

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July