Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Ly kỳ “Người lấy hai vua” Ly kỳ “Người lấy hai vua” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Ly kỳ “Người lấy hai vua”

(Tamnhin.net) - Lịch sử như một tấm gương, dù muốn hay không chúng ta đều phải soi mình vào đó, “Người lấy hai vua” là sự đụng đầu với thời gian, lịch sử, một cuộc “đụng đầu” hấp dẫn, kỳ lạ và bổ ích … 
 
 
 
 
Một trong những thử thách lớn của người viết văn là đụng đầu với những thời khắc đáng nhớ đã trải qua hàng 
 
trăm năm, trong đó có những con người đặc biệt được lưu danh muôn thuở. Nói một cách có phần giản đơn, đó là những nhà văn chọn lịch sử làm đề tài.

Dương Kỳ Anh là một người như vậy. Nói đúng ra, do một cơ duyên nào đó, ông,  trong khoảng hai năm 2009 – 2010 (mà nhiều nhất là trong năm 2009), đã viết những truyện ngắn khá lạ, mà những cái chắc tay nhất, được tập hợp in trong tập “Người lấy hai vua” (Nxb Hội Nhà văn & Hương Thủy Bookstore – 2011).

Viết về lịch sử, khác hẳn với viết sử. Bởi sử đa phần là những ghi chép có phần lạnh lùng – thiên về sự kiện. Trong khi văn chương - đó là con người, dù đó có là một vị vua, một ông chúa, một hoàng hậu, một cung phi, hay một vị tướng… cho đến kẻ lưu manh, người chăn ngựa.

Dương Kỳ Anh đã làm được điều đó. Bảy truyện trong “Người lấy hai vua” là bảy tấn trò đời, trong đó, từ hạng người sang cả cho đến hạng người nghèo hèn, thảy đều bình đẳng trước ngòi bút của ông. Tất cả hiện lên như những thân phận, bị cuốn đi trong cơn bão thời cuộc, qua đó bộc lộ hết chất người của chính mình, làm nên những nhân vật khó quên. Có thể nói, những thiên truyện như “Ba giọt máu”, “Chúa, thầy và trò”, “Cậu Trời”, “Nói thật”, “Đàn bà”, “Giấc mơ Thiên Tử” và dĩ nhiên phải kể đến “Người lấy hai vua” đều là những câu chuyện hấp dẫn, thú vị, không phải chỉ với người quan tâm đến lịch sử, đến các triều đại… mà ngay cả lứa tuổi học sinh cũng có thể tiếp cận dễ dàng.

Có được điều này, là do nhà văn đã tiếp cận mọi bối cảnh và nhân vật của mình dưới góc độ con người. Đồng thời, ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản được chọn lọc với độ tinh và diễn đạt trong sáng nhất có thể. Người đọc có thể hình dung một Nguyễn Trãi bình dị, không giống như một bậc đại phu, một bậc đại túc nho, mà suốt đời vẫn như một anh học trò nghèo giản dị, chung thủy với những gì mình tin tưởng – những điều đem lại lợi ích cho dân cho nước, chung thủy với người vợ (“Ba giọt máu”). Nhưng cũng trong thiên truyện này, Thị Lộ là một nhân vật đa chiều, đa diện. Nàng nửa người, nửa rắn, thậm chí là đặc gián  từ “Thiên triều”. Nàng vừa là kẻ tội đồ, vừa là người có công…

Tâm lý và hành động của nhân vật đã được đẩy lên hết chiều kích, nhưng vừa mang tính sử thi mà vẫn bình dị, vừa huyền thoại nhưng vẫn rất đời. Có thể nói Dương Kỳ Anh đã rất dũng cảm khi dám cho Thị Lộ một đời sống mới, khác với những hình dung đã định hình trong sử sách và dân gian.

Đây cũng chính là mạch cảm hứng xuyên suốt trong “Người lấy hai vua” – mà cái tên của tập sách phần nào hé mở. Các thiên truyện ở đây đều có những người đàn bà hết sức ấn tượng. Tiêu biểu là Đặng Thị Huệ. Nhân vật này có mặt trong hai thiên truyện (“Đàn bà” & “Cậu Trời”). Người đàn bà này gian ngoan, ác độc; nhưng chi tiết cuối cùng trong “Đàn bà” - Thị Huệ ôm chặt linh vị người chồng (chúa Trịnh Sâm) để chết khô - lại khiến người đọc chùng xuống, hiểu thêm nỗi lòng sâu thẳm của nàng. Chung quy cũng một chữ tình.

 “Người lấy hai vua” là một thiên truyện – theo chúng tôi – mang tính sử thi – trữ tình, đáng chú ý nhất của nhà văn Dương Kỳ Anh. Truyện này, như cái tên, cũng có một nhân vật là một người đàn bà đặc biệt: công chúa Ngọc Bình. Nàng là con vua Lê Hiển Tông, nguyên là vợ vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản (hậu duệ của Quang Trung – Nguyễn Huệ, về sau lại trở thành vợ vua Gia Long Nguyễn Ánh. Tuy vậy, nhân vật này chỉ là cái cớ để Dương Kỳ Anh triển khai một ý tứ khác. Đó là nỗi lòng của vị vua gây nhiều tranh cãi trong lịch sử: vua Gia Long Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh hiện ra như một kẻ cô đơn, ngồi trên ngai vàng chiến thắng nhưng luôn ám ảnh bởi máu trên thanh kiếm của mình. Luôn bị ám ảnh bởi tiếng cười ngạo nghễ, có phần ghê rợn của Quang Trung – Nguyễn Huệ. Ở bên người đẹp nhưng vị vua vẫn mang mặc cảm tội lỗi của người đàn ông phụ tình với người vợ đã xả thân, đã chia sẻ với mình mọi gian lao lúc hàn vi khổ ải. Nguyễn Ánh – qua ngôn từ của nhà văn, phải đối diện với chất vấn: “Mỗi hạt đất, mỗi lọn khí, nơi ta và ngươi đã lớn lên chẳng phải đều là thịt xương của hàng triệu triệu sinh linh đó sao! Có được thứ này, ngươi sẽ mất đi thứ khác!”.

Còn nhiều những băn khoăn, trăn trở như thế của các nhân vật lịch sử, trong tập sách đáng chú ý “Người lấy hai vua” này. Tác giả đã khéo gửi gắm vào đấy rất nhiều vấn đề đương đại đang ở tiêu điểm sự chú ý của mọi người. Đây cũng chính là giá trị chính của những thiên truyện lấy cảm hứng từ lịch sử của nhà văn Dương Kỳ Anh.

Một giá trị nữa, theo chúng tôi, những tác phẩm văn chương như “Người lấy hai vua” có thể khơi gợi trí tò mò, mối quan tâm đối với lịch sử nước nhà của bạn đọc, nhất là học sinh, những người thời gian qua tỏ ra không hấp thụ được những trang sử liệt kê khô khan về những sự kiện xa vời, những cái tên khó nhớ - dẫn đến “dân ta không biết sử ta”.

 

Lê Xuân Sơn

  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66013156

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July