Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Binh đoàn sinh viên năm ấy - LÊ TRÍ DŨNG Binh đoàn sinh viên năm ấy - LÊ TRÍ DŨNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Đã 42 năm trôi qua kể từ mùa hè năm 1972 đỏ lửa ấy, cứ mỗi độ thu sang, lòng tôi lại bổi hổi bồi hồi nhớ về những chuyến tàu ra trận. Đó là đoàn tàu xuất phát từ ga Hàng Cỏ - Hà Nội chở “binh đoàn sinh viên” vừa nhập ngũ, tiếp “máu” cho cách mạng Việt Nam vào lúc nước sôi lửa bỏng nhất.

 

 

Hẳn những ai vào thăm thành cổ Quảng Trị sẽ ngạc nhiên trước một tượng đài kỉ niệm độc đáo mang hình một cuốn sách đang mở rộng. Cuốn sách đó chính là một lá cờ, góc có ngôi sao đỏ đang bay lên kiêu hãnh. Phía trước, dưới chân cuốn sách là ngọn đuốc hình cây bút và dòng chữ: Đài chứng tích sinh viên – chiến sĩ thành cổ Quảng Trị 1972. Giữa cuốn sách là 11 tấm phù điêu xếp hàng ngang kể về chiến công của các anh hùng liệt sĩ từ lúc nhập ngũ, chiến đấu đến ngày nay… Mặt sau lá – cờ - sách ấy là dòng chữ: Nơi đây, thành cổ Quảng Trị, bao nhiêu sinh viên đã từng tham gia chiến đấu, nhiều người trong số họ đã hi sinh anh dũng, các anh vẫn sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu.

 

 

Binh đoàn sinh viên ấy bắt đầu hình thành quãng tháng 9 năm 1971, tiếp đó liên tục được bổ sung thêm từ các đợt tuyển quân suốt năm 1972. Kể từ sau Mậu Thân 1968, cuộc chiến ở mặt trận phía Nam ngày càng khốc liệt, sinh viên các trường đại học tạm gác sách vở lần lượt lên đường. Hầu như trường đại học nào cũng có sinh viên trong đợt tuyển quân ấy từ Tổng hợp, Nông nghiệp, Bách khoa, Y, Thể dục Thể thao, Mỹ thuật…

 

 

Những người lính sinh viên mang lon binh nhất ấy đem theo ra chiến trường cả sách vở, đàn ghita. Có người tự may chữa lại quân phục cho đỏm dáng, sính đệm tiếng Nga khi nói chuyện, thích chuồn đi ngao du mọi lúc mọi nơi khi có thể, ưa ghi nhật kí và làm thơ mọi lúc… Tuy vậy, khi chiến đấu họ đặc biệt quả cảm. Dũng cảm và lãng mạn – hai phẩm chất có lẽ là đặc điểm nổi trội của những người lính sinh viên thời hoa đỏ ấy. Đến giờ, những câu thơ, những dòng lưu bút, những bức kí họa dở dang, những bản nhạc chưa hoàn thiện của thế hệ “tài hoa ra trận” ấy vẫn cứ ám ảnh tôi mãi.

 

 

Hoàng Minh Tích, sinh viên Trường Mĩ thuật, hi sinh cạnh chiếc cặp vẽ còn nhiều kí họa ngổn ngang. Nguyễn Văn Thạc, sinh viên khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp khi ra đi đã để lại những vần thơ trong trẻo: Đêm trắng trong… là đêm của em. Đèn thành phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín trời bom đạn/ Pháo sang chập chờn trộn trạo với sao xa.

 

 

Anh lính trẻ Hoàng Nhuận Cầm rời khoa Văn – Đại học Tổng hợp  ra trận đã viết: Mẹ ơi! Trước lúc con vĩnh biệt/ Con không kịp thấy chỗ con nằm/ Con chỉ nhớ rằng sau tiếng nổ/ Vẫn quỳ trước Mẹ, trước vầng trăng. Cũng là một sinh viên khoa Văn – Đại học Tổng hợp, người lính Phùng Huy Thịnh của sư đoàn 325 đã viết những câu thơ cảm động về người vợ liệt sĩ: Hoa xoan giờ bói không ra nữa/ Nhà ngói dựng lên tường sát tường/ Cô gái làng bên giờ tóc ngả/ Chồng chỉ còn tên lúc thắp hương.

 

 

Nguyễn Hải Nghiêm (sinh viên Đại học Mĩ thuật) viết: Đồng đội tôi trong chiến dịch bảy hai/ Xương thịt nhiều hơn đất đai thành cổ/ Bao đồng đội ra đi không về nữa/ Để đất đai mãi mãi tươi màu…

 

 

Cây bút trên tay những sinh viên ra trận đã hóa thành thứ vũ khí tuyệt vời. Cảm xúc cùng những trải nghiệm của họ là niềm tự hào của bao thế hệ người lính thời đánh Mĩ, những người vinh dự sống và chiến đấu, đi qua những thời khắc gian lao mà tột cùng hào hùng của đất nước.

 

 

Tôi còn nhớ trong đêm diễn ra cầu truyền hình “Một thời hoa lửa” vào năm 2007, một người từng tham chiến ở phía bên kia xưng danh: Tôi là Nguyễn Thanh Quang – Toán trưởng, tiểu đoàn 6 – thủy quân lục chiến – quân đội Sài Gòn cũ… Anh ta đã chia sẻ một cách rất thật rằng: Khi đó tụi tôi mới mười tám, hai mươi tuổi, ra trận có hải quân, không quân, pháo binh yểm trợ mà phía các ông hầu như không có. Chúng tôi tấn công vào các trọng điểm mà trước đó pháo binh và không quân của chúng tôi đã dập nát rồi, nhưng sức kháng cự từ phía các ông quả là mãnh liệt, hầu như không thể nào đè bẹp được… Tôi biết tới trung đoàn 48, sư đoàn 320 thép, trong đó có nhiều lính – sinh viên… Tôi rất thán phục những người lính đã hi sinh và đặc biệt hi sinh ở thành cổ. Tôi nghĩ ở mặt trận đó, thực tế Việt cộng đã thắng.

 

 

Năm tháng trôi đi. Những người lính sinh viên trai trẻ ngày nào ra đi, “đầu không ngoảnh lại” nay đã trạc tuổi lục tuần, tóc muối tiêu, tóc bạc phơ, nhiều người vẫn trong quân ngũ, hàm tướng, nhiều người giữ trọng trách, cương vị quan trọng trong các cơ quan Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Nhiều người trở thành văn nghệ sĩ nổi tiếng được nhân dân yêu quý, nhiều người trở thành những nhà khoa học tài năng có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước…

 

 

Năm tháng gian nan, khổ đau, ác liệt của chiến tranh chỉ khiến các anh thêm yêu, thêm quý cuộc sống an bình.

 

 

Nhìn họ tóc bạc phơ, mặt đầy dọc ngang sương gió vẫn đam mê tấu hài, đọc thơ, đàn hát… vào mỗi dịp kỉ niệm 30 tháng 4 hoặc 22 tháng 12, tôi lại thấy tự hào bởi các cựu chiến binh đặc biệt ấy đã làm tròn lời hứa trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1972 khi ông gặp toàn thể binh đoàn sinh viên dịp tết Nhâm Tí. Khi đó Đại tướng thay mặt Quân ủy Trung ương chúc tết binh đoàn ở Non Nước – Ninh Bình. Lời chúc tết sang sảng của Đại tướng mùa xuân năm ấy vang mãi trong tiếng hoan hô vang rền của những người lính trẻ. Và mãi mãi, trái tim cùng khát vọng của những người lính binh đoàn sinh viên năm ấy là khúc tráng ca không thể nào quên trong bao chiến công vang dội của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong ký ức hào hùng của dân tộc

 

L.T.D

Theo Tạp chí Văn nghệ Quân đội


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60217415

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July