Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 01/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Tin Văn nghệ: Hội thảo kỷ niệm 1.300 năm nhà thơ lớn Đỗ Phủ - Bài: Phong Lan; Ảnh: Đỗ Hiếu Tin Văn nghệ: Hội thảo kỷ niệm 1.300 năm nhà thơ lớn Đỗ Phủ - Bài: Phong Lan; Ảnh: Đỗ Hiếu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

VanVN.Net – Sáng 29/12/2012, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), Hội thảo kỷ niệm 1.300 năm nhà thơ lớn Đỗ Phủ được tổ chức trong không khí hữu nghị và ấm áp. Đến dự Hội thảo, phía Việt Nam có các đồng chí đại diện các cơ quan, ban ngành: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Đối ngoại; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Viện Văn học Việt Nam; Viện nghiên cứu Hán Nôm…; các ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, cán bộ công tác tại Trung tâm quốc học; phía khách mời có đồng chí Tham tán văn học và Bí thư thứ hai tại Đại sứ quán Trung Quốc; các GS. TS. đến từ các trường đại học Trung Quốc; GS. Hà Bân đến từ đại học Tokyo (Nhật Bản)…

GS. TS Mai Quốc Liên - Giám đốc Trung tâm Quốc học (Hội Nhà văn Việt Nam) phát biểu khai mạc Hội thảo, ông nhấn mạnh ý nghĩa của những hoạt động tôn vinh tài năng và đề cao giá trị những kiệt tác của đại thi hào Đỗ Phủ: “Năm 1962, kỷ niệm 1.250 năm năm sinh Đỗ Phủ, một tập Thơ Đỗ Phủ gồm các bản dịch của các nhà thơ Việt Nam nổi tiếng, những người yêu thơ Đỗ Phủ, yêu thơ Đường và cổ thi Trung Hoa đã ra mắt bạn đọc. Năm nay, 2012, năm mươi năm nữa trôi qua, kỷ niệm 1.300 năm sinh Đỗ Phủ, các nhà nghiên cứu và các nhà thơ Việt Nam, thể hiện tấm lòng của mình đối với Đỗ Phủ qua “Đỗ Phủ tinh tuyển” (xuất bản 2012), qua Hội thảo khoa học về Đỗ Phủ được tổ chức tại Hội Nhà văn VN, và qua các hoạt động báo chí khác… Qua thơ Đỗ Phủ, chúng ta thấy rõ mồn một chủ nghĩa nhân văn mới với trung tâm chú ý là con người – những khổ nạn của con người – những khát vọng của con người. Mặt khác, trong hình thái của nghệ thuật thể hiện, thì từ Đỗ Phủ bắt đầu một chủ nghĩa hiện thực đích thực, chín mùi, già dặn, một chủ nghĩa hiện thực lấy những chi tiết của bản thân đời sống làm chất liệu nghệ thuật. Mặt khác, nó tuân thủ triệt để đặc điểm: tác giả không hề can thiệp, rao giảng, thuyết minh mà để sự vật và tình thế tự nó nói lên. Thơ Đỗ Phủ, gần hơn 5.000 bài, nay chỉ còn hơn 1.400 bài, là một bách khoa thư về cuộc sống – con người; trong đó chứa đựng những chi tiết cụ thể của thời đại ông, nhưng tính toàn nhân loại, tính vĩnh cửu… cùng hiện lên rất rõ. Hạn chế có tính chất thời đại của Đỗ Phủ là “trung quân”. Nhưng ông không “trung quân” mù quáng. Ông phản đối chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh “khai biên” của triều đình, phản đối sưu cao thuế nặng, bắt phu bắt lính, và dĩ nhiên ông ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của triều đình chống xâm lược, chống phản loạn…

Những vấn đề mà thời đại đặt ra cho Đỗ Phủ, hơn 1300 năm rồi, vẫn còn đặt ra gay gắt cho thời đại chúng ta, vẫn còn ám ảnh chúng ta… Hi vọng của nhân loại vào một chủ nghĩa nhân văn mới, một chủ nghĩa nhân văn dựa trên sự phát triển phi thường của sức sản xuất và một quan hệ trong suốt giữa con người, “tự do của mỗi người là điều kiện cho tự do của toàn xã hội” (K.Marx) chưa được thực hiện, trong khi đói nghèo, chiến trận, căng thẳng giữa các nước không hề giảm… Trong hoàn cảnh đó, Đỗ Phủ vẫn là một người bạn lớn, một người đồng chí, một ngọn cờ vẫy gọi chúng ta đi qua những khổ nạn trên “hành trình qua thống khổ” của nhân loại.”

Tiếp theo, nhiều ý kiến, tham luận của các đại biểu được trình bày: GS. Tạ Tư Vỹ (Đại học Thanh Hoa – Trung Quốc) giới thiệu về việc giảng dạy thơ Đỗ Phủ tại Trung Quốc cũng như công việc khôi phục và tôn vinh những giá trị tác phẩm Đỗ Phủ. PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Hải (Đại học sư phạm Huế) đánh giá: “Những lời thơ của Đỗ Phủ đã làm kinh động bao thế hệ độc giả, từ người đương thời cho đến hậu thế hơn ngàn năm qua. Ngỡ rằng thơ Đỗ Phủ đã là “di sản”. Không ngờ sau mười ba thế kỷ, con người hiện đại vẫn không thôi kinh ngạc khi đọc những tứ thơ như thể của người hôm nay nói về những vấn đề bức xúc hiện tại…” GS. Phùng Trọng Bình (Đại học Dân tộc Quảng Tây – Trung Quốc) với bài viết “Bước đầu bàn về lý luận thi ca Đỗ Phủ ” khái quát bốn đặc điểm chính của thơ Đỗ Phủ, đó là: những nguyên tắc phê phán kế thừa của “biệt tài ngụy thể”, truyền thống thơ ca kế thừa “ Phong tao” (Quốc phong và Ly tao), chỉ ra con đường học tập “chuyển ích đa sư”( nhiều thầy, chuyển lợi ích), đưa ra chủ trương theo đuổi phong cách thẩm mỹ gần gũi với Phong Nhã ( Quốc phong , Đại nhã, Tiểu nhã trong Kinh thi)

 

 

Nhà thơ Trần Nhuận Minh

Các nhà thơ Việt Nam có nhiều bài viết phong phú, kỹ lưỡng về thơ Đỗ Phủ. Trong bản tham luận “Khi nhà thơ đi cùng nhân dân” của nhà thơ Trần Nhuận Minh có đoạn: “Ước nguyện lớn nhất của Đỗ Phủ là xoá đói nghèo và chiến tranh. Ông muốn mọi người dân đều có chỗ ở trong “ngôi nhà rộng muôn ngàn gian/ Che khắp thiên hạ ...” sống bình đẳng và thân thiện trong đó, kẻ sĩ và người nghèo “đều hân hoan”... không ai còn đói rét nữa. Ngôi nhà ấy “Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn...” Và nếu ngôi nhà mơ tưởng ấy hiện lên “sừng sững trước mặt” thì “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.... Ông muốn “từ nay thôi động binh” Và công cụ của chiến tranh được huỷ bỏ, biến thành công cụ sản xuất: “Ước đem giáp đúc làm công cụ/ Tấc đất còn hoang trâu được cày...” Cũng có thể hiểu đấy là bản thông điệp nghệ thuật đầy tính nhân văn mà ông đã gửi đến chúng ta từ 1300 năm trước. Nhân dân thế giới hiện nay đang từng bước xoá đói nghèo và cố gắng loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống con người, chính là đang thực hiện ước mơ cao cả của ông. Thơ ông đã trở thành một trong những mẫu số chung của toàn nhân loại.”

Nhà thơ Đỗ Trung Lai (bên phải) và Tham tán văn học ĐSQ Trung Quốc

Nhà thơ Đỗ Trung Lai – một người say mê thơ Đường và đã dành nhiều thời gian, tâm sức dịch những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Nhân cuộc Hội thảo về đại thi hào Đỗ Phủ, nhà thơ Đỗ Trung Lai trao tặng ngài Tham tán văn học (Đại sứ quán Trung Quốc) ba cuốn thơ dịch đã in (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị) và tập bản thảo cuốn sách dịch thơ của 100 nhà thơ Đường. Ông trình bày tóm tắt bài viết “Đỗ Phủ trong mắt tôi” (bản đầy đủ sẽ được đăng trên VanVN.Net).

GS. Nguyễn Khắc Phi với những “Hồi ức và kỷ niệm về Đỗ Phủ” (tên tham luận) nói về “cơ duyên” với Đỗ Phủ cho đến quá trình thâm nhập và truyền đạt tinh hoa Đỗ Phủ của chính mình trong công tác nghiên cứu, giảng dạy. Ông kết luận: “Càng nghiên cứu Thơ Đỗ Phủ, tôi càng thấm thía lời nhận xét của nhà thơ Khương Hữu Dụng: muốn hiểu sâu thơ của Đỗ Phủ phải có vốn sống sâu rộng. Mặt khác, vì thơ Đỗ Phủ bắt nguồn một cách sâu sắc từ cuộc sống, nên nhiều khi trước một tình huống cụ thể, một bài thơ nào đó, một tứ thơ hoặc một đoạn thơ, câu thơ nào đó vẫn có tiềm năng gợi cho ta nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị…”

Tham tán văn học Đại sứ quán Trung Quốc (thứ hai từ trái sang)

Thay mặt Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, ngài Tham tán văn học phát biểu bày tỏ tình cảm, ấn tượng tốt đẹp đối với đất nước, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là Hội Nhà văn Việt Nam. Ngài Tham tán cũng tỏ lòng khâm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhà văn hóa, chính trị tài ba. Theo ông, thông qua các cuộc giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tình cảm giữa nhân dân hai nước sẽ được củng cố, thắt chặt và bền vững. Chính vì vậy, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam luôn ủng hộ những hoạt động hợp tác, thúc đẩy phát triển văn học cũng như nhiều lĩnh vực khác.

 

 

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tổng kết Hội thảo: “…Thơ Đỗ Phủ là tiếng nói cảm thông, chia sẻ đối với nhân dân cần lao; là sự khát khao mãnh liệt về hòa bình, hạnh phúc; là thông điệp sớm nhất gửi đến toàn nhân loại về thế giới đại đồng. Qua thơ, chúng ta cảm nhận được ở Đỗ Phủ là sự khoan dung vĩ đại. Sức mạnh thực sự của thơ ca là sức mạnh của tình yêu nhân loại. Sức sống vượt thời gian của thơ ca Đỗ Phủ là nhịp cầu văn hóa cổ kính và hiện đại nhất đối với hai nền văn hóa Việt Nam – Trung Quốc…”

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo kết thúc lúc 12h30p.

Các nhà văn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với bạn văn Trung Quốc và Nhật Bản


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66218330

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July