Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 31/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Tin Văn nghệ: Lễ kỷ niệm 55 năm Hội Nhà văn Việt Nam (1957 – 2012) Bài: Phong Lan; Ảnh: Đỗ Hiếu Tin Văn nghệ: Lễ kỷ niệm 55 năm Hội Nhà văn Việt Nam (1957 – 2012) Bài: Phong Lan; Ảnh: Đỗ Hiếu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

VanVN.Net – Sáng 19/12/2012 tại Cung văn hóa Hữu nghị, Lễ kỷ niệm 55 năm Hội Nhà văn Việt Nam được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ, về phía khách mời có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các Ban của Đảng, Bộ, cơ quan ngang Bộ; Trung ương Đoàn TNCSHCM; lãnh đạo Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Trung ương Hội Phụ nữ… Phía Hội Nhà văn Việt Nam có các Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; các nhà văn đã từng giữ vai trò lãnh đạo Hội; nhiều nhà văn hiện đang sống tại TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận; đại diện gia đình các nhà văn quá cố… Ngoài ra còn có các đồng chí lãnh đạo các Hội VHNT Trung ương và địa phương về dự Lễ kỷ niệm.

Sự kiện Hội Nhà văn Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập nhận được sự quan tâm và hiện diện của các đồng chí: Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Lê Khả Phiêu - Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; Phạm Vũ Luận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; nhà thơ Thuận Hữu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân; nhà báo Hữu Thọ - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân… Hội Nhà văn Việt Nam cũng nhận được lẵng hoa gửi tới chúc của các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đỗ Mười – nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng; Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Ủy viên BCH Trung ương Đảng; Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam… Nhân dịp này, Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận được điện mừng của các tổ chức quốc tế, Hội Nhà văn các nước: Ủy ban Đoàn kết dân tộc Ấn Độ; nước CHND Ba Lan; nước CHDCND Lào; vương quốc Campuchia; vương quốc Thái Lan; nước CHND Trung Hoa; Liên bang Nga; Hội Nhà văn Á – Phi.

 

Lễ kỷ niệm bắt đầu bằng nghi thức chào cờ trang trọng. Tiếp theo đó, các đại biểu dành một phút tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đi tìm con đường đi cho dân tộc, cũng là người đặt nền móng vững chắc cho nền văn hóa mới Việt Nam; tưởng nhớ các nhà văn đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

 

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đọc diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện trọng đại này: “Thật đáng vui mừng, ở chặng đường 55 năm văn học, Lễ kỷ niệm ngày truyền thống của chúng ta còn đông đủ đại diện của năm thế hệ cầm bút. Thế hệ thứ nhất, với các nhà văn sáng tác trước Cách mạng tháng 8/1945 ngồi lại với chúng ta hôm nay còn có các nhà văn Tô Hoài, Học Phi, Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Khiêu… Thế hệ thứ hai, với các nhà văn chống Pháp mà đại diện là các nhà văn Vũ Tú Nam, Hồ Phương, Lê Minh, Xuân Cang, Giang Nam, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Linh, Hoàng Minh Châu, Bích Thuận, Nguyệt Tú… Thế hệ chống Mỹ, thế hệ thứ ba, còn rất đông đảo và đang đảm nhận vai trò trụ cột của nền văn học đang đổi mới. Thế hệ thứ tư, trưởng thành sau chiến tranh, đang ở thời kỳ sung sức nhất. Và thế hệ thứ năm, tên tuổi và tác phẩm gắn liền với những năm đổi mới, đang đem đến nhiều sinh khí mới cho đời sống văn học. Năm thế hệ thể hiện sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp vừa mang tính đạo lý vừa thể hiện tình nghĩa của các thành viên trong đại gia đình văn học. Mỗi thế hệ có những đặc điểm và thế mạnh riêng, bổ sung cho nhau, tạo nên một thực thể đa diện và phức hợp, tham gia ngày càng sâu rộng và đời sống tinh thần của đất nước… 55 năm qua, từng trải những biến động dồn dập của lịch sử và trong những điều kiện hết sức khó khăn, ác liệt, thiếu thốn, các nhà văn Việt Nam phát huy tài năng và tâm huyết, lao động sáng tạo không mệt mỏi, đã cống hiến cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm giàu đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân; xây dựng nên diện mạo phẩm chất một nền văn học mới Việt Nam.” Nhà thơ Hữu Thỉnh tổng kết những thành tựu Hội Nhà văn Việt Nam đã đạt được sau hơn nửa thế kỷ ra đời và phát triển: “Hội Nhà văn Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều huân chương cao quý khác. Đã có 48 nhà văn được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, 122 nhà văn được trao giải thưởng Nhà nước về VHNT, 5 nhà văn được trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.” Nhà thơ Hữu Thỉnh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chung của các nhà văn bằng lời kết: “Phấn đấu để có tác phẩm Hay là lời tâm nguyện âm thầm nhưng vô cùng riết róng và đầy trách nhiệm của nhà văn trước sứ mệnh cao cử góp phần tốt nhất và nhiều nhất vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc nghìn đời của chúng ta.”

 

Đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đọc diễn văn chúc mừng Hội Nhà văn Việt Nam (trích): “…Năm 1943, với sự ra đời Đề cương văn hóa, Đảng ta đã đề xuất những nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới. Tiếp đó, các tổ chức văn hóa cứu quốc được thành lập, góp phần vào cao trào cách mạng tháng 8 năm 1945. Tiếp đó, năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam ra đời đáp ứng yêu cầu mới “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, năm 1957, Hội Nhà văn Việt Nam ra đời. Qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, Hội thực sự là nơi tập hợp, đoàn kết đội ngũ, bồi dưỡng tài năng, cống hiến cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị, hình thành nền văn học yêu nước, cách mạng, giàu chất nhân văn, có tác dụng sâu sắc xây dựng tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

55 năm qua Hội Nhà Văn Việt Nam đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh đó, xứng đáng là một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp được Đảng và nhân dân tin cậy, được bạn đọc trong và ngoài nước mến yêu. Với hàng ngàn tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng  sâu sắc, các nhà văn thời đại Hồ Chí Minh đã góp phần tôn vinh tiếng Việt và làm phong phú thêm chân dung tinh thần của người Việt. Nhân vật lớn nhất của các nhà văn Việt Nam chính là, và sẽ mãi mãi là người dân Việt Nam trong đấu tranh sinh tồn, trong chiến đấu và trong lao động sáng tạo.

Nhận ra vai trò to lớn đó của văn hóa, văn học nghệ thuật, ngay trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã cho ra đời Nghị quyết Trung  ương 5 và cách đây 5 năm Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 23 để khẳng định lại định hướng chiến lược xây dựng nền văn hóa nước ta trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Trong những văn kiện này, Đảng ta luôn đề cao và đánh giá cao những đóng góp của giới văn học nghệ thuật trong nhiệm vụ xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội chúng ta trong suốt cả thời kì đổi mới và cho tương lai. Đồng thời, Đảng cũng chỉ  ra những điểm còn hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục, trong đó có cả những hạn chế về nhận thức, về cơ chế chính sách và những hạn chế trong quá trình lao động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ… Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngay thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, tôi xin thay mặt Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng sự thành công của Hội Nhà văn Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Xin gửi tới các nhà văn lão thành, tới gia đình các nhà văn liệt sĩ, các đồng chí thương binh lời thăm hỏi chân thành. Chúc các nhà văn Việt Nam luôn mạnh khỏe và dồi dào sức sáng tạo.”

Tiếp đó, đồng chí Đinh Thế Huynh cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam tặng hoa các nhà văn lão thành đã từng giữ vai trò lãnh đạo Hội qua các thời kì: Tô Hoài, Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Tú Nam, Giang Nam, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Xuân Cang…

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm

Lễ kỷ niệm 55 năm Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra trong không khí ấm áp, thân tình. Kết thúc buổi Lễ, các đại biểu, khách mời cùng dự bữa trưa thân mật tại Khách sạn Công đoàn (số 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội).

Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 55 năm Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2012):

Ban tổ chức tiếp đón quan khách và các nhà văn đến dự Lễ kỷ niệm

 

Nhà thơ Hữu Thỉnh giới thiệu với quan khách và các nhà văn tham quan triển lãm của Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam

 

Toàn cảnh triển lãm của Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam

Tin liên quan:

55 năm, một chặng đường văn học

(Diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 55 năm Hội Nhà văn Việt Nam)


Thật đáng vui mừng, ở chặng đường 55 năm văn học, Lễ Kỷ niệm  ngày truyền thống của chúng ta còn đông đủ đại diện của năm thế hệ cầm bút. Thế hệ thứ nhất, với các nhà văn sáng tác trước cách mạng tháng 8- 1945 ngồi lại với chúng ta hôm nay còn các nhà văn Tô Hoài, Học Phi, Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Khiêu. Thật vinh hạnh cho chúng ta được quây quần bên những cây đại thụ toả bóng mát trên cả hai thế kỷ. Thế hệ thứ hai, với các nhà văn chống Pháp mà đại diện là các nhà văn Vũ Tú Nam, Hồ Phương,  Lê Minh, Xuân Cang, Giang Nam, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Linh, Hoàng Minh Châu, Bích Thuận, Nguyệt Tú... Thế hệ chống Mỹ, thế hệ thứ ba, còn rất đông đảo và đang đảm nhận vai trò trụ cột của nền văn học đang đổi mới. Thế hệ thứ tư, trưởng thành sau chiến tranh, đang ở thời kỳ sung sức nhất. Và thế hệ thứ 5, tên tuổi và tác phẩm gắn liền với những năm đổi mới, đang đem đến nhiều sinh khí mới cho đời sống văn học. Năm thế hệ thể hiện sự tiếp nối tốt đẹp vừa mang tính chất đạo lý vừa thể hiện tình nghĩa của các thành viên trong đại gia đình văn học. Mỗi thế hệ có những đặc điểm và thế mạnh riêng, bổ sung cho nhau, tạo nên một thực thể đa diện và phức hợp, tham gia ngày càng sâu rộng vào đời sống tinh thần của đất nước.

Trong ngày vui gặp mặt, ý nghĩ đầu tiên của chúng ta dành tưởng nhớ đến Bác, người đi tìm con đường đi cho dân tộc cũng là người đặt nền móng vững chắc cho nền văn hoá mới Việt Nam. Bằng những trước tác bất hủ của mình, người chứng minh rằng, văn học một khi được rọi sáng bởi những tư tưởng tiên tiến của thời đại, nó chẳng những có ý nghĩa thức tỉnh, tập hợp to lớn mà còn trở thành sức mạnh văn hoá vô địch, đánh thắng mọi kẻ thù dân tộc bất kể từ đâu tới.

Chúng ta nhớ đến các nhà văn tiền bối đã mất, những bậc thầy văn học đáng kính, nhớ đến các nhà văn đã anh dũng hy sinh trên các ngả đường cách mạng và kháng chiến. Cuộc đời và sự nghiệp của các anh chị là những mẫu mực cao đẹp về một kiểu nhà văn mới: nghệ sĩ - chiến sĩ.

Và trong ngày vui hôm nay, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn cuộc sống vĩ đại của nhân dân, nguồn cảm hứng vô tận của văn học ta. Cám ơn bạn đọc thuỷ chung và độ lượng, những người bạn đồng sáng tạo của chúng ta trên khắp mọi miền Tổ quốc.

 

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và sau ba năm hàn gắn các vết thương chiến tranh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đảng chủ trương trên cơ sở của Hội Văn nghệ Việt Nam, xúc tiến thành lập một số hội văn học nghệ thuật chuyên ngành. Từ chủ trương đó, từ ngày 1 đến 4 tháng 4 năm 1957, Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam đã được tổ chức tại Câu lạc bộ Đoàn Kết, Hà Nội. Đại hội đã ra nghị quyết về tình hình văn học, thông qua điều lệ Hội và bầu ra cơ quan lãnh đạo khoá I với 25 thành viên, trong đó có các nhà văn tên tuổi: Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Nông Quốc Chấn, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Tú Mỡi, Anh Thơ. Nhà văn Nguyễn Công Hoan được bầu làm Chủ tịch Hội, nhà văn Tô Hoài làm Tổng thư ký, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh làm Phó tổng thư ký.

55 năm qua, từng trải những biến động dồn dập của lịch sử và trong những điều kiện hết sức khó khăn, ác liệt, thiếu thốn, các nhà văn Việt Nam phát huy tài năng và tâm huyết, lao động sáng tạo không mệt mỏi, đã cống hiến cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm giàu đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân; xây dựng nên diện mạo phẩm chất một nền văn học mới Việt Nam.

Đó là một nền văn học giàu lòng yêu nước, cách mạng, thấm nhuần tư tưởng nhân văn, dân chủ, xứng đáng là bộ phận nòng cốt của nền văn hoá mới trong thời đại Hồ Chí Minh. 

Đó là một nền văn học, không làm thất vọng bất cứ ai khi muốn tìm hiểu lý tưởng, khát vọng độc lập tự do, sức khoẻ tinh thần, vẻ đẹp, khí phách con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại những kẻ thù dân tộc nham hiểm và tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. 

Đó là một nền văn học hướng thiện mạnh mẽ, kiên quyết và dũng cảm phơi bày và chống lại mọi cái xấu cái ác, sẵn sàng bảo vệ, nâng đỡ, an ủi con người trước mọi thăng trầm, bất hạnh của đời sống. 

Đó là một nền văn học đi cùng lịch sử, vừa phát hiện khám phá lịch sử vừa phát hiện ra chính nó, thu hút trong lòng nó mọi truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, tinh luyện và làm giàu ngôn ngữ dân tộc, khiến nó có sức biểu cảm tinh diệu và sâu xa cuộc sống con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng.

Đó là một nền văn học luôn luôn tự đổi mới, coi đổi mới là bản năng  tự vệ trước mọi lối mòn, là phương thuốc để bắt kịp với đời sống, bắt kịp với tiến trình lịch sử, bắt kịp với thời đại.

Nền văn học ấy, với tất cả những gì là tinh hoa, là thần thái, là khí chất, đã trở thành ký ức sống động, trở thành tố chất của hàng triệu con người Việt Nam hôm nay, và là nguồn dự trữ văn hoá lâu bền cho các thế hệ đang tới. Trong ý nghĩa đó, những gì các nhà văn chúng ta ký thác trên trang sách hơn nửa thế kỷ qua đã trở thành cái cớ để người ta nhớ lại, là dịp cho người ta ngẫm nghĩ, là cái giúp người ta bảo toàn cuộc sống riêng tư trước mọi áp lực của ngoại cảnh.

Với thành tựu đã đạt được, Hội Nhà văn Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác. Đã có 48 nhà văn được trao Giải thưởng Hồ chí Minh, 122 nhà văn được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Đã có 5 nhà văn được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Từ vinh dự cao quý đó, suy nghĩ lại chặng đường sống và viết trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ra rút ra được rất nhiều bài học quý giá. Đó là lý tưởng của người cầm bút, là trách nhiệm xã hội, là thái độ dấn thân, nhập cuộc triệt để với đời sống, và sự nghiệp của nhân dân. Chính trong cuộc dấn thân đó, nhà văn tìm thấy vốn sống, vấn đề, nhân vật của mình, và nhân dân cũng tìm thấy người đại diện tinh thần tin cậy của mình. Vì tình yêu con người mà dấn thân. Vì lời ru của mẹ mà dấn thân. Và vì cả cái gì đó tự phát và ngẫu nhiên của tài năng mà dấn thân. Rút cuộc, cái mà họ có thể đem về trong cuộc dấn thân đó là tất cả những gì có thể giúp họ vững bước trên con đường vạn dặm của cái đẹp, của sự thật, của lương tâm con người.

55 năm ấy, chúng ta cũng rút ra được biết bao bài học quý giá về xây dựng mô hình và tổ chức hoạt động của Hội. Đó là một công việc mới mẻ, vô cùng tinh tế và khổ công. Bởi, nó có lắm đặc thù. Và bởi nữa là nó chưa từng có kiểu mẫu tiền lệ. Nhưng các nhà văn chúng ta, tuân theo di chúc của Nguyễn Du "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" đã cùng nhau gắn bó trong tình nghĩa đồng nghiệp, yêu quý, trân trọng nhau, chấp nhận và chịu đựng lẫn nhau, và luôn luôn tự kiềm chế, để chung tay xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam xứng đáng với những gì mà nhân dân trông đợi.

 

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động và phát triển, thành tựu đã nhiều, kinh nghiệm cũng lắm, đội ngũ đã đông, điều kiện làm việc đã được cải thiện, đời sống văn chương đã được rộng mở, nhưng công việc sáng tạo lại có vẻ khó khăn hơn. Khó khăn nhất là mỗi nhà văn, cho đến cả nền văn học đang phải vượt qua chính mình. Thành tựu càng cao, tự vượt qua mình càng khó. Đó cũng là cái khó xưa nay của mọi văn nhân và của mọi nền văn học. Nhưng đó lại chính là quy luật phát triển. Hơn nữa, cuộc sống đã khác, công chúng và thị hiếu đã khác, mọi thay đổi diễn ra nhanh chóng đến mức làm đảo lộn mọi thói quen, dỡ tung mọi kinh nghiệm, thách thức đến từng câu chữ. Trong khi đó, đòi hỏi của xã hội mỗi ngày lại cao hơn, khắt khe hơn. Vì dân trí ngày càng cao. Xã hội đòi hỏi  nhà văn phải đem đến cái mà đời sống đang còn thiếu, cái mà nhân dân đang chờ đợi, cái mà lý trí và tình cảm đang cần mách bảo, dẫn dắt. Tất cả gánh nặng dồn trên vai nhà văn. Bởi, sứ mệnh mà văn học ta phải gánh vác lúc này là góp phần chuẩn bị về mặt văn hoá, tinh thần, đạo đức, tâm hồn, tài năng và sức vóc cho dân tộc ta, nhân dân ta bước vào xã hội công nghiệp. Xã hội công nghiệp là một nền văn minh vật chất có tính toàn cầu. Trong xã hội ấy có sức thu hút gần như vô tận mọi nguồn lực, mọi giá trị, mọi tinh hoa của nhân loại. Nhưng xã hội công nghiệp của Việt Nam mà chúng ta đang dốc sức xây dựng hồn cốt của nó, nhất thiết phải là văn hoá Việt Nam.  Thiếu cốt cách dân tộc, người ta trở thành kẻ bơ vơ lạc loài ngay nơi mình sinh ra. Trong sứ mệnh có tính sinh tử này, văn học giữ sức mạnh màu nhiệm không gì thay thế được.

Nhận rõ trách nhiệm của mình, trong tháng 9 vừa qua, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 8 đã tiến hành kiểm điểm sơ kết nửa nhiệm kỳ. Một vấn đề được đưa ra thảo luận, với tư cách là người có sứ mệnh kiến tạo đạo đức xã hội, các nhà văn chúng ta phải chịu trách nhiệm gì trước tình hình suy thoái đáng lo âu hiện nay? Phải chăng tác phẩm chưa xứng tầm? Phải chăng là còn hời hợt và né tránh? Và phải chăng là tự ru mình trong những lo toan cá nhân vụn vặt hoặc xúng xính khoa trương hình thức cũ người mới ta? Có thể và cũng có thể. Một câu hỏi để ngỏ để tất cả chúng ta cùng suy ngẫm và trả lời. Và câu trả lời tốt nhất, cô đọng nhất nói theo Tố Hữu là một chữ Hay. Có tác phẩm Hay là có tất cả. Phấn đấu để có nhiều tác phẩm Hay là lời tâm nguyện âm thầm nhưng vô cùng riết róng và đầy trách nhiệm của nhà văn trước sứ mệnh cao cả góp phần tốt nhất và nhiều nhất vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc nghìn đời của chúng ta.

 

Hà Nội, 18/12/ 2012

 

Nhà thơ Hữu Thỉnh

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

Theo Hội nhà văn Việt Nam


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66200779

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July