Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 29/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Chân dung nhà thơ: TRẦN NHUẬN MINH với thể thơ tự do - DƯƠNG THỊ QUỲNH TRANG Chân dung nhà thơ: TRẦN NHUẬN MINH với thể thơ tự do - DƯƠNG THỊ QUỲNH TRANG , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Với thể thơ tự do, Trần Nhuận Minh đã có một sự cách tân ở phương diện số lượng khổ thơ. Thơ tự do thường ít phân chia khổ, số lượng câu thơ trong một bài thơ gọi là không hạn định nhưng chưa có bài nào trước đó dài quá 50 câu. Còn trong Bản Xônát hoang dã, ngoài hai phần lời tựa và lời bạt, phần nội dung với gần 900 câu thơ, chia thành 36 “bài” nhỏ liên tiếp nhau (có thể gọi là các khúc) thể hiện cùng một chủ đề xuyên suốt. Khi tách riêng ra mỗi bài lại có kết cấu độc lập, hoàn chỉnh trên cả hai phương diện nội dung và hình thức:


Thơ tự do không có sự ràng buộc bởi niêm luật, số câu, số chữ, do vậy, có khả năng diễn tả cảm xúc một cách mạnh mẽ, phóng túng. Sự ra đời của thơ tự do ở Việt Nam được đánh dấu mốc bằng bài Tình già của Phan Khôi vào năm 1932. Theo tác giả này, đây là lối thơ “đem ý thật có trong tâm khảm của mình tả ra bằng những câu có vần mà không bị bó buộc bởi niêm luật gì hết” [64-23]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, định nghĩa về thơ tự do như sau: “Thơ tự do là thơ phân dòng không có thể thức nhất định, nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau hoặc hoàn toàn tự do” [24-319]. Câu thơ có thể mở rộng kéo dài hàng chục tiếng, gồm nhiều dòng thơ có thể sắp xếp hình “bậc thang” để tô đậm nhịp điệu trong câu. Thơ tự do ra đời xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc sống hơn, phản ánh được nhiều khía cạnh mới của cuộc sống đa chiều, thể hiện cách nhìn nghệ thuật của bài thơ.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh


Từ khi mới sáng tác, Trần Nhuận Minh đã chọn thể thơ tự do để diễn tả cảm xúc, tâm trạng. Những bài thơ như: Một trăm bước cuối cùng, Giải thích, Vô thức... là những thành công bước đầu trong thơ Trần Nhuận Minh, tạo tiền đề cho sự phát triển về sau. Nhưng thành công của ông ở thể loại này chỉ thực sự được khẳng định trong hai tập Bản Xônát hoang dã và 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh. Đi vào tìm hiểu tập thơ Bản Xônát hoang dã của Trần Nhuận Minh ta sẽ thấy nó là sự kết hợp của thể thơ tự do và xônát âm nhạc một cách điêu luyện, mỗi tác phẩm như một khúc nhạc điệu tâm hồn có cấu trúc ba chương, mỗi chương bao gồm nhiều tiết tấu nhỏ.
Với thể thơ tự do, Trần Nhuận Minh đã có một sự cách tân ở phương diện số lượng khổ thơ. Thơ tự do thường ít phân chia khổ, số lượng câu thơ trong một bài thơ gọi là không hạn định nhưng chưa có bài nào trước đó dài quá 50 câu. Còn trong Bản Xônát hoang dã, ngoài hai phần lời tựa và lời bạt, phần nội dung với gần 900 câu thơ, chia thành 36 “bài” nhỏ liên tiếp nhau (có thể gọi là các khúc) thể hiện cùng một chủ đề xuyên suốt. Khi tách riêng ra mỗi bài lại có kết cấu độc lập, hoàn chỉnh trên cả hai phương diện nội dung và hình thức:
Tôi lấp đầy tôi
Vào khoảng trống...
Tôi lấp đầy khoảng trống
Vào tôi...
Bỗng tròn hai con mắt
Trong bóng tối
Huy hoàng
Tôi đi tìm Mùa thu...
Tìm hiểu về mặt nội dung khúc đầu, ta thấy đó là sự khẳng định của cái “Tôi” và hành trình đi tìm bản thân. Nhận thức về bản thân là một vấn đề mang tính triết học mà từ xưa đến nay nhiều ngành khoa học vẫn hướng tới. Cuộc sống vốn chứa bao điều bí ẩn, và bản thân con người cũng là một ẩn số không thể khám phá được đến cái tận cùng. Hệ thống hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng, tạo nên giá trị tư  tưởng triết học sâu sắc. Xét về mặt hình thức, mỗi khổ thơ đều có cấu tạo một câu được tách thành nhiều dòng, cách cấu tạo ấy có giá trị tạo hình, người đọc cảm giác đang cùng “Tôi” bước trên con đường lý giải chính mình. Dấu ba chấm khép lại khúc đầu gợi liên tưởng về chặng đường còn phía trước. Như vậy, khúc một hoàn chỉnh cả hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.
Ở khúc thứ 26 của Bản Xônát hoang dã cũng có bốn khổ thơ gồm 27 câu. Trần Nhuận Minh đã phân chia các khổ dựa vào ý nghĩa nội dung chứ không dựa trên số lượng câu chữ. Khổ một là triết luận về những sự vận động của thiên nhiên dưới tác động của đời sống con người, qua đó thể hiện cảm xúc xót xa, tiếc nuối, bất lực của chủ thể trữ tình:
Sương mù lảng vảng bay
Không còn đống gò làm nơi trú ngụ
Cỏ cây dỗi hờn
Đám ếch nhái từ lâu
Đã tắt những tiếng ca huyền diệu
Từng làm mê đắm các chân trời
Tôi đâu hiểu vì sao...
Đến khổ thứ hai và khổ thơ thứ ba, chủ đề chuyển sang nhận thức về quy luật tồn tại của giới tự nhiên:
Sáng hè thay áo xanh
Chiều đông thay áo đỏ
Nhưng cây bàng
Vẫn chỉ là một
Tôi đâu hiểu vì sao...
Thể thơ tự do còn đưa đến thành công cho Trần Nhuận Minh ở tập thơ 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh.Mở đầu tác giả viết: “Ta tìm thấy ta, trong tiếng đàn bầu”, đó là cách chỉ đích danh: Ta là ai, ta ở đâu ra, chứ không phải ta là Vô Danh - và cũng chính là thông điệp của nhà thơ gửi đến nhân gian.
Với thơ tự do, một chuỗi sự kiện trải dài trong không gian được thể hiệnĐó là 45 khúc ca cháy bỏng, tràn trề khát vọng sống. Với cách sử dụng ngôn ngữ hiện đại, mạch thơ tự do, bay bổng, nhà thơ đã dựng lên hình tượng: Đấng Âm U ngự trên chín tầng mây trắng. Đối tượng thẩm mĩ này làm trụ cột cho nhà thơ để khắc hoạ ý tưởng, với sự lao động thi ca nghiêm túc. Bằng sự giản dị của ngôn ngữ, Trần Nhuận Minh đã cô đọng lại biết bao ý tứ thâm sâu. Ngôn ngữ với ông như một thứ vũ khí sắc bén mà không kém phần biến ảo. 45 khúc, khúc dài, khúc ngắn, đan xen, đã tạo nên hình tượng thơ rất riêng của Trần Nhuận Minh:
Đấng Âm U mỉm cười:
Người thật thông minh
Kiếp sau sẽ lên trời
Ngự trên chín tầng mây trắng...

Có lẽ khi mới đọc 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, nhiều người sẽ nhầm tưởng đó là những vần thơ thoát tục, nhưng thực ra đó là những quãng lặng, quãng ngắt, của thi nhân với cuộc đời, với thế sự, còn biết bao điều cần gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh, cần lật tung lên, để lột tả mọi ngõ ngách:
Nơi này có người bị đẩy lên giàn lửa
Chỗ kia có người bị xô xuống vực sâu
Ở đâu cũng có người bị lăng nhục...
Vị Anh hùng ơi!
Thế gian chẳng bình yên
Dù mỗi sớm tiếng chim trời vẫn hót..
.
Với 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, Trần Nhuận Minh đã có được triết lí sống của người học Đạo và đắc Đạo. Và cái cuối cùng của Đạo mà thơ ông muốn vươn tới phải chăng là khát vọng hoà bình?
Ta thắp nén hương Đời
Lạy tạ
Xin Sông Núi sinh thành
Những nhà Vua có Đức
Để mọi gia đình đời đời sum họp
Và Sa trường
Mọc đầy Bông Lúa Vàng...

Đó là lòng nhân ái:
Và người trồng Cây Phúc
Thì Quả Phúc đầy vườn
Nếu vô tình xéo vào lưng con rắn độc
Thì con rắn độc biến thành sợi dây...

Có lẽ vì thế, mà thơ ông có khả năng đánh thức được rộng rãi những miền đồng cảm nơi bạn đọc.
Thơ Trần Nhuận Minh còn có nhiều bài viết theo thể thơ tự do, cho ta ấn tượng về một cá tính sáng tạo phóng khoáng:
Ta đi trảy nước non Cao Bằng
Như chàng lính thú xưa
Uống một chén rượu
Rừng trúc mọc đầy trăng...
(Cao Bằng)
Có những trường hợp, ông sử dụng thể thơ tự do với dụng ý tạo hình khi trình bày câu, chữ, xuống hàng, ngắt nhịp, một cách có nghệ thuật:
Sông bay
Núi bay
Ngàn xưa bay
Nàng Tiên Dung
Khỏa thân
Đi trong mây
Vòm ngực trắng
Ôi chao
Mát và mềm
Như lửa
Một giải trần gian
Thánh thót
Những!
Giọt!
Sữa!
Vịnh Hạ Long!

(Giải thích)
Khi viết về đại văn hào Lép Tônxtôi (Nga), ông đã thể hiện niềm thành kính sâu sắc. Bằng thể thơ tự do, Trần Nhuận Minh đã lột tả được một cách đầy đủ nhất tình cảm của mình:
Đấng Tạo Hoá nằm đây
Nhỏ bé cô đơn
Bên gốc một cây sồi

Tôi lặng lẽ cúi đầu và khẽ gọi:
- NƯỚC
NGA
ƠI!...

(Trước mộ Đại văn hào Lép Tônxtôi)
Có thể nói, thể thơ tự do đã tạo nên diện mạo mới cho thơ Trần Nhuận Minh. Với nội dung mới, cảm xúc tràn đầy nhiệt huyết, thơ Trần Nhuận Minh đã phá thể và có xu hướng hợp thể, biến thể tạo nên khả năng thể hiện đồng thời nhiều sắc thái tình cảm. Thơ tự do của ông phát triển cùng với sự đổi mới trong quan điểm nghệ thuật và đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, phong phú.


_____________________________________
64-23: Nguyễn Lệ Thủy - Sự vận động của một số thể thơ... Luận văn Ths Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội, 2005
24-319: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học, nxb Giáo dục, 2004

Nguồn tin: TCNV 11-2012


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66167350

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July