Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 16/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  VẪN CÒN CÓ BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP - Thơ Nguyễn Huy Hoàng VẪN CÒN CÓ BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP - Thơ Nguyễn Huy Hoàng , Người xứ Nghệ Kiev
 

       Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng - Quê quán: Hà Tĩnh. TS Ngữ Văn. CBGD Khoa Văn trường ĐHTH Hà Nội. Nghề nghiệp: Dạy học. Hiện sống và làm việc tại Matxcơva – Liên bang Nga. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã ủng hộ báo Nguoixunghekiev.vn rất nhiệt thành và vô tư từ khi tờ báo ra đời. Thay mặt BBT, chúng tôi vô cùng cám ơn nhà thơ và xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả tập thơ VẪN CÒN CÓ BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP!

        "... Thế hệ chúng tôi có rất nhiều người may mắn và thành đạt

         Nhưng trong danh sách đó, không có tên tôi.

         Tôi đeo đẳng với văn nghiệpchung tn dấn bước trên con đường 

         đầy bất trắcnhận về mình không biết bao nhiêu là gian truân và khổ nạn.

         Nhiều lúc đứng bên bờ tuyệt vọngtôi nghĩ rằngsố phận chắc đã được

         lập trình từ kiếp trước và không có cách lựa chọn nào khác,

         là suốt đời phải đi theo hành lang mệnh số định sẵn

         mang trên vai mình cây thánh giá thi ca..."

 

                                 Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng - Ảnh nguồn Internet

 

                                 VẪN CÒN CÓ BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP

                                                      Thơ

                                  NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

                                             HÀ NỘI 2008

                                          THAY LỜI NÓI ĐẦU

                                                  TỰ BẠCH

 

    Thế hệ chúng tôi có rất nhiều người may mắn và thành đạt. Nhưng trong danh sách đó, không có tên tôi.

    Tôi đeo đẳng với văn nghiệp, chung tn dấn bước trên con đường đầy bất trắc, nhận về mình không biết bao nhiêu là gian truân và khổ nạn.

    Nhiều lúc đứng bên bờ tuyệt vọng, tôi nghĩ rằng, số phận chắc đã được lập trình từ kiếp trước và không có cách lựa chọn nào khác, là suốt đời phải đi theo hành lang mệnh số định sẵn, mang trên vai mình cây thánh giá thi ca.

    Tôi chấp nhận và cố gắng thích nghi với cuộc sống khó khăn nhiều mặt chốn đất khách, quê người và coi đó như một sự thử thách và trải nghiệm.

    Tôi cũng như những nhà thơ cùng thời, sáng tác trong một giai đoạn thi ca đã đi qua biên đ của đỉnh cao hình sin hưng thịnh. Văn hóa đọc đang bị xâm thực bởi các loại hình giải trí dễ dãi, bởi các thứ ngụy nghệ thuật và chính bởi cả thi phú rẻ tiền, phản nghệ thuật nữa.

    Việc nhiều người vì sớm mong muốn trở thành thi sĩ; nhiều người làm thơ mong sớm thành danh, sang chế ra những tác phẩm lập dị, núp sau khẩu hiệu cách tân, thực chất là che đậy sự bất lực trong sáng tạo và bế tắc về sự thể hiện. Nó càng làm cho công chúng quay lưng, dị ứng với thơ.

     Đã có những điều tra xã hội về chỉ số của các độc giả văn học hiện thời. Có cảm tưởng đại bộ phận độc giả của chúng ta thiên về những sản phẩm sơ chế, dung ngay, không tinh luyện, ít huy động đến tư duy. Còn những tác phẩm tinh túy, cao vọng thì số độc giả khiêm tốn của nó tập trung ở những người có khả năng cảm thụ, thẩm định và có học vấn. Họ là những tín đồ chân chính và đáng trân trọng của văn miếu thi ca.

    Lịch sử văn học nhân loại đã chứng minh rằng, những tác phẩm có nội dung tiến bộ, có giá trị nhân đạo cao cả; càng trong sáng, càng giản dị, càng kinh điển thì nó sẽ bất tử và có ý nghĩa to lớn đối với con người; còn những tác phẩm cố làm ra vẻ quái gở hoặc tô phấn, trát son cho những gì đang bị đào thải thì sẽ ngaylập tức bị đào thải. Khi thơ ca rơi vào sự a dua, nô lệ, minh họa cho một khẩu hiệu nào đó thì nó sẽ nhanh chóng rơi vào điểm chết.

    Hơn bao giờ hết, trong một thế giới đầy“ nhiễu nhương và thiếu bình yên” như A.I.Xolzhenitsyn nói, thì thơ có sứ mệnh phải đem đến cho công chúng một cách nhìn, một dự cảm mới, huớng thiện và hướng đạo. Nói cách khác, chức phận của thơ là phải giáo hóa tâm hồn với lý tưởng chân, thiện, mỹ.

    Nhà thơ bao giờ cũng là một nhà văn hóa, phải “hành quá vạn lý lộ, độc phá vạn quyển thư”, phải nghiêng mình xuống những số phận thiệt thòi, phải mang lại cho nhân quần một sự sẻ chia, một niềm an ủi.

    Nhà thơ phải có lý tưởng phụng sự dân tộc mình, bảo vệ và tôn vinh những giá trị lịch sử và văn hiến. Nhà thơ phải dũng cảm viết theo tiếng gọi của lòng mình, vượt qua sự can thiệp ngoại lai và sự trục lợi.

     Sẽ là thiệt thòi biết bao cho những người không đủ trí lực và tình yêu để đến được với thánh địa của thi ca. Và sẽ là đáng thương biết bao cho những người dám đem sự hiểu biết hạn hẹpvà tư cách thấp hèn của mình để phủ nhận và xúc phạm thi ca đích thực.

    Tôi viết các tác phẩm của mình với những quan niệm bình dị đó. Thơ của tôi buồn và thiếu những tiếng vỗ tay, những nụ cười viên mãn, những hình tượng khả kính, thứ mà các độc giả vẫn bắt gặp trong  sáng tác của những thi sĩ thức thời. Tôi không thể nào viết khác được vì bút pháp tụng ca (ode) không phù hợp với cảm hứng chủ đạo của thơ tôi. V.G. Belinxki, nhà phê bình Nga lỗi lạc giữa thế kỷ XIX có viết rằng, “đối với liều thuốc tâm hồn, những nỗi buồn nhân bản bao giờ cũng có tác dụng thẩm thấu hơn nhiều so với những hội chứng phấn khích”. Tôi không hề hoài nghi luận điểm này!

    Vào một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, cái ác, sự dối trá, thói đạo đức giả hãy còn đắc thắng; sự lố bịchvẫn còn ngự trị, nhưng xin đừng vì thế mà đánh mất niềm tin. Giữa cuộc đời này vẫn còn có bao điều tốt đẹp!

    Tôi không có ước vọng gì hơn ngoài việc thơ của mình đến được với bạn đọc, được trang trải nỗi lòng mình với công chúng độc giả, mặc dù tôi sống cách xa ngoài vạn dặm.

                                                           Tác giả

                            

           BÁI VỌNG

 

 

Xứ người, ngày rằm, mồng một

Kim ngân, rượu trắng, hoa vàng

Lòng thành tổ tiên, chứng giám

Bàn thờ nghi ngút khói nhang

 

Quê hương xa ngoài ngàn dặm

Từ đường, đình cổ rêu phong

Tiền nhân cỏ trùm bia mộ

Đêm đêm canh cánh tấc lòng

 

Nửa kiếp bôn ba, lưu lạc

Trời còn đ được hôm nay

Bao phen mất, còn gang tấc

Ngẫm ra, hẳn có phúc  dày!

 

Giữa chốn rủi ro, cạm bẫy

Đồng sâu, thân vạc, thân cò

Thuần phong, thế thời khác biệt

Nhân tình, sớm nắng, chiều mưa

 

Mãn kiếp gối mòn kinh sử

Hỏi ra, chẳng có ai cần

Lạc vào văn chương, thơ phú

Là sa vào lối nợ nần!

 

Gõ ba tiếng chuông đồng vọng

Quê nhà cứ ngỡ kề bên

Chắp tay, khấu đầu khấn vái

Xin cho hai chữ: bình yên!

                                         Theo Hà Thị Trực


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60886226

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July