Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thẩm bình bài thơ VIẾNG LĂNG BÁC Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thẩm bình bài thơ VIẾNG LĂNG BÁC , Người xứ Nghệ Kiev
 

VIẾNG LĂNG BÁC

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ơi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng Bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim?

Mai về miền Nam thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
4.1976
Viễn Phương

Lời bình của Nguyễn Hữu Quý:

Trong nhiều bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một tác phẩm hay. Tình cảm tha thiết, sâu nặng của tác giả cũng là của nhân dân Việt Nam đối với Bác được thể hiện rất chân thực trong bài thơ. Những hình ảnh trong tác phẩm là sự chọn lựa đầy ngụ ý nghệ thuật của nhà thơ, từ trời đất bao la đến cây cỏ quen thuộc của Đất nước đều gắn bó gần gũi và hội tụ trong Con Người Hồ Chí Minh.

Bài thơ bắt đầu bằng lời kính báo: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Nghe như lời của con thưa với Cha mình. Miền Nam trong chiến tranh chia cắt từng là niềm yêu thương, xót xa sâu thẳm của Bác. Người từng đặt bàn tay lên ngực trái của mình và rưng rưng nói: "Miền Nam trong trái tim tôi". Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đã mấy lần Bác muốn vượt Trường Sơn trùng điệp để vào thăm đồng bào miền Nam đi trước về sau nhưng không thực hiện được. Nhân dân miền Nam cũng có ước mong cháy bỏng là được gặp Bác Hồ. Năm 1969, khi cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ vẫn còn ác liệt, do bị bệnh hiểm nghèo "Bác đã lên đường nhẹ bước Tiên" (Thơ Tố Hữu) để lại cho dân tộc và nhân loại tiến bộ muôn vàn tiếc thương kính phục. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, những người con miền Nam mới có dịp ra Thủ đô thăm Bác.

Về với Bác để được ngắm hình Đất nước lồng trong hình lãnh tụ. Tất cả những gì gắn bó với Bác đều rất gần gũi và thương mến với nhân dân Việt Nam. Đó là "Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" như đội ngũ nhân dân chiến sỹ, như dân tộc Tổ quốc này đứng quanh Bác. Hình ảnh hàng tre thấp thoáng trong sương được mở ra rộng dài bao la như Đất nước qua từ bát ngát. Đó là hình ảnh "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng","vầng trăng sáng dịu hiền", "trời xanh là mãi mãi" được so sánh với tầm kích của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng Hồ Chí Minh. Có một mặt trời rất đỏ, một vầng trăng sáng dịu hiền, một bầu trời xanh vĩnh hằng mang tên Hồ Chí Minh. Thật đúng như Tố Hữu đã từng xúc động viết: "Bác sống như trời đất của ta".

Bao trùm lên bài thơ là tình cảm của nhân dân, của dân tộc, của nhân loại đối với Bác. "Tràng hoa dâng Bảy mươi chín mùa xuân" đời Bác là do "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ" kết lại. Những đóa hoa tình cảm đẹp nhất, tươi nhất của dân tộc và thế giới dành cho Người, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác không bao giờ hết. Đó là sự so sánh chính xác và rất gợi cảm.

Không thể ở lâu bên Bác, người con Mai về miền Nam thương trào nước mắt đã bày tỏ, thổ lộ nguyện vọng của mình: "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác/ Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây/ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." Từ "Muốn" được lặp lại ba lần và có vẻ như chưa chấm hết ở đây bởi tình cảm của chúng ta đối với Bác là mênh mông vô tận. Ai chẳng muốn được làm tiếng chim, làm làn hương, làm bóng tre ru êm giấc ngủ bình yên của Người.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý - Hội nhà văn Việt Nam


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60339030

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July