Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  THAM DỰ NGÀY THƠ TẠI CỐ HƯƠNG CAO BẰNG THAM DỰ NGÀY THƠ TẠI CỐ HƯƠNG CAO BẰNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ngày 28 tháng 2 Triệu Lam Châu cùng gia đình đi xe máy vào Trùng Khánh thăm thác Bản Giốc, một thắng cảnh tuyệt vời của Tổ Quốc Việt Nam yêu quý.

Đang say sưa thưởng ngoạn thác nước cao vời, hùng vĩ và tuyệt đẹp – thì tôi nhận điện thoại từ nhà văn Tày Hoàng Quảng Uyên (Tác giả của Bộ tiểu thuyết trường thiên hai tập Mặt trời Pác Bó – Giải phóng, nói về sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp).

- A lô, Châu đang ở đâu?

- Chào anh Hoàng Quảng Uyên, em đang cùng gia đình thăm thác Bản Giốc.

- Chiều ngày 2 tháng 3 tức ngày 12 âm lịch, mời Châu đến Sở Văn hoá thông tin Cao Bằng dự Ngày thơ nhé! Châu biết Sở Văn hoá ở đâu chưa?

- Ở phố có hàng cây dã hương thơm, đối diện với Trường Mầm non 3/10 phải không ạ?

- Vâng, ở đấy. Châu hãy chuẩn bị đọc một bài thơ và hát một bài tác phẩm của mình. Thế nhé!

- Vâng, em rất hân hạnh, được dự Ngày thơ tại quê nhà.

Tôi xa quê Cao Bằng từ năm 1970 tới giờ, nên dịp thăm quê này cũng tranh thủ làm quen với các bạn văn nghệ quê nhà, đặc biệt là các bạn trẻ. Chính vì vậy tôi rất háo hức tham gia những cuộc giao lưu  Ngày thơ như vậy.

Trưa ngày 2/3 bất ngờ tôi nhận điện thoại thầy Dương Sách. Thầy nói là sẽ đến nhà tôi ở thành phố Cao Bằng.

Thầy Dương Sách từng dạy tôi học lớp 5 năm 1965 ở Trường cấp 2 Cốc Lùng (Hồi ấy cấp 2 gồm các lớp 5 – 6 – 7). Thầy Dương Sách đã từng dạy tôi kéo đàn vĩ cầm từ năm 1967. Hiện nay thầy là Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, rất giàu tâm hồn nghệ sĩ, dẫu năm nay đã bước vào tuổi 85 (Tám mươi lăm).

Nhà thầy ở bản Nà Loá, xa thành phố 30 cây số đường núi trập trùng. Ở miền núi lắm đèo dốc, núi đồi cách trở, nên khoảng cách 5 cây số đã thấy xa vời vợi rồi, chứ kể gì đến những 30 cây số.

Tôi ra cổng đợi thầy Dương Sách đến thăm nhà mình. Một người đàn ông lịch lãm đèo thầy bằng xe máy đên nhà tôi.

Qua giới thiệu của thầy, tôi mới hay: Đó là bạn Bàn Triều Tình, dân tộc Dao, Đại tá quân đội, đã nghỉ hưu, cũng từng là học trò cũ của thầy Dương Sách.

Bạn Tình cũng đam mê làm thơ và đã lặn lội theo xe đò từ Ba Bể, Bắc Kạn lên Cao Bằng (Xa đến hàng 150 cây số đường núi) dự Ngày thơ và giao lưu với bạn bè văn nghệ.

Thầy Dương Sách rất vui mừng khi thấy hai người học trò cũ của mình, vừa gặp nhau đã trở nên thân thiết ngay, dẫu xưa nay chưa bao giờ gặp mặt, mà chỉ nghe tên và thưởng thức tác phẩm của nhau mà thôi.

Nhân dịp này tôi cũng tranh thủ tặng thầy Dương Sách và bạn thơ Bàn Triều Tình đĩa hát mới của mình Anh chưa đến Tuyên Quang (Đây là đĩa hát CD thứ ba của tôi).

Vừa bước vào Hội trường, chúng tôi liền gặp ngay cô giáo dạy nhạc Thanh Chì, một nhà thơ trẻ dân tộc Tày, tác giả Tập thơ Em là ngọn gió Khau Mòn. Hôm nay cô lại đệm đàn oóc gan cho các ca sĩ hát. Cô diện chiếc áo dài màu hồng, nên trông lại càng rực rỡ trong dáng vẻ trẻ trung xưa nay của mình.

Tôi đã từng quen biết Thanh Chì từ năm 2013 qua thầy Dương Sách và đã từng được cô trân trọng tặng tập thơ Em là ngọn gió Khau Mòn. Vậy mà khi gặp nhau, cô sững sờ ngơ ngác, không nhận ra Triệu Lam Châu là ai nữa. Phải chờ những 2 phút sau, định thần lại, cô mới nhận ra người quen cũ. Có lẽ do hôm nay trời lạnh, tôi đội mũ lông và mặc áo pantô dài, nên trông khác hơn mọi khi chăng?

Chủ trì Ngày thơ của Hội thơ – ca thành phố Cao Bằng hôm nay là bà Thân Thị Kim Liên (Chủ tịch Hội). Bà là con gái của cố nhà thơ Tày Thân Văn Lư (Người đầu tiên dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng Tày). Cụ dành ra những 20 năm (1956 – 1976) để dịch tác phẩm này đó.

Tôi và bà Thân Thị Kim Liên không hề biết mặt nhau bao giờ. Song khi nhà văn Hoàng Quảng Uyên giới thiệu, vừa nói đến tên Triệu Lam Châu, bà liền vồ vập và hồ hởi bắt tay tôi ngay. Bởi vì bà đã từng nghe các bài hát của tôi từ lâu rồi. Tôi thấy hạnh phúc vô cùng khi biết quê nhà đón nhận nhiệt thành tác phẩm của mình như vậy.

Sau lời giới thiệu trân trọng của nhà văn Hoàng Quảng Uyên, Triệu Lam Châu tôi bước lên lễ đài phát biểu đại ý: Hôm nay với tư cách là một người con trở về quê hương tham dự Ngày thơ, tôi cảm thấy rất vinh dự và cảm động. Tôi xin cung cấp thông tin thêm về Nguồn khởi phát của Ngày thơ Việt Nam hôm nay.

Rằm tháng giêng năm 1981 xa xôi Tuy Hoà, Phú Yên là nơi tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu đầu tiên trong cả nước. Hồi đó các bạn thơ từ thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Định, Khánh Hoà… đều nô nức kéo đến Tuy Hoà để dự Đêm thơ Nguyên tiêu hàng năm. Đêm thơ được tổ chức hoành tráng trên núi Nhạn bên sông Đà Rằng mộng mơ rất đỗi ảo huyền.

Năm 2012 Hội văn nghệ Phú Yên xuất bản Tuyển tập thơ Nguyên tiêu ba muơi năm,  dày 400 (Bốn trăm) trang.

Triệu Lam Châu tôi rất vinh dự là người Tày duy nhất dự Đêm thơ Nguyên tiêu đầu tiên của cả nước, tổ chức tại Tuy Hoà, Phú Yên – miền Nam Trung bộ xa xôi – Và hôm nay lại dự Ngày thơ tại Cao Bằng, một trong những nơi heo hút nhất của Tổ Quốc…Chính điều này làm cho tôi rất cảm động.

Sau đó tôi trình bày tác phẩm của mình, đó là bài thơ Gagarin qua cầu treo sông Mãng và bài hát Khau Mi-à, mùa lá phong vàng. Khán thính giả hoan nghênh nhiệt liệt. Khi tôi bước trở về hàng ghế của mình, có một chị đứng tuổi, chừng hơn sáu chục rồi, đứng lên xin bắt tay tôi và nói: Bàn tay nhạc sĩ dẻo như con gái vậy!

Tôi trân trọng đáp lại: Xin cảm ơn chị nhé!

Và Ngày thơ Việt Nam tại Cao Bằng do Hội thơ – ca thành phố Cao Bằng tổ chức, kết thúc trong ảnh chiều bảng lảng và tiếng lá thơm rì rào của hàng cây cổ thụ dã hương ven đường phố. Hương dã hương hay là tiếng thơ thơm nồng toả ra từ nỗi lòng mỗi người yêu thơ hôm nay.

Tôi đang viết những dòng này vào lúc bốn giờ 06’ sáng 3/3/ rồi. Phía dưới kia là con sông Hiến mơ màng trong giấc ngủ đầy sương bồng bềnh. Hẳn dưới lòng sông long lanh ấy là những vì sao của núi đang lặng lẽ toả sáng một niềm thi ca say đắm…

Cao Bằng phố núi, lúc 4 giờ 24’ sáng 3/3/2015

Triệu Lam Châu


Trân trọng mời bạn bè cùng nghe bài hát Mùa trăng núi Nhạn, để cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp Đêm thơ Nguyên tiêu Tuy Hoà, Phú Yên – Đốm lửa thi ca đầu tiên của cả nước, nhóm lên Ngày thơ Việt Nam hôm nay:

-----------

 photo 7_zpsymmsdzlw.jpg ----------  photo 8_zpsooeatirr.jpg ---------  photo 9_zps2t7trqbl.jpg -------  photo 4_zpsigpjltb2.jpg --------  photo 1_zpsd8dbjgte.jpg --------  photo 6_zpsahsdossu.jpg ---------  photo 3_zpsepgtrtpq.jpg ---------  photo 5_zpsuwhp9p4v.jpg ---------  photo 2_zpsxr9v2jbx.jpg Đăng tải Hồ Sỹ Trúc


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 13
Total: 66135655

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July