Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 24/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  NHÀ QUÊ Ở PHỐ - Vương Trọng NHÀ QUÊ Ở PHỐ - Vương Trọng , Người xứ Nghệ Kiev
 

                  

                         Ảnh minh hoạ - Internet

 

Nhiều khi lẩn thẩn, tôi tìm cách lý giải tại sao hai tiếng “nhà quê” lại chỉ người xuất thân từ nông thôn. Phải chăng đó là cách gọi của người có gốc thành phố đối với kẻ mới từ giã nông thôn lên thành phố, đang có nhà ở quê, rồi rút gọn lại thành nhà quê? Dù xuất xứ từ đâu đi nữa, thì vài thế kỷ nay, “nhà quê” có nghĩa là người nông thôn, đối lập với người thành phố. Với tôi, dù đã trên nửa thế kỷ sống ở Thủ đô, chất “nhà quê” hầu như vẫn thế. Nhà quê trong cách cư xử, đi đứng, nói năng…nhà quê trong sở thích và mối quan tâm. “Nhà quê tôi chính nhà quê / Ai khen, cứ việc, ai chê, xin mời”. Thuở mới từ giã làng quê ra làm sinh viên ở Thủ đô, tôi tránh hai tiếng nhà quê như phần lớn dân Nghệ Tĩnh không thích hai từ “Cá gỗ”. Nhưng hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi nhận thức được, “nhà quê” không hề có lỗi, và lắm khi tôi còn thấy tự hào về sự chân thật, mộc mạc của hai từ mà có thời mình đã kỳ thị. Tôi nhận mình là gã nhà quê ngay cả trong email: vuongtrongnhaque@gmail.com!
Với tôi, làm dân thành phố khó thật, và khó hơn là từ giã chất nhà quê của mình. Suốt những năm ở phố, mỗi lần cơn mưa đêm ào ào đổ xuống, tôi không hề quan tâm đến chuyện hồ nước công viên đầy lên bao nhiêu, phố nào ngập lụt… mà ý nghĩ dắt tôi về những cơn mưa của làng quê: “Mưa đầu mùa, cơn mưa vàng, mưa bạc/ Bụi lúa xòe, mơn mởn ngọn khoai vươn/ Đàn cá rô lách cỏ ngang đường/ Tiếng ếch giục người gọi nhau đốt đuốc…”
Thuở ấy ở quê cá và ếch nhiều đến thế. Trong các loại cá, thì cá rô lạ nhất khi gặp những cơn mưa. Các loài cá khác, hầu như con cá nào cũng thích ngược dòng nước chảy để “hành quân”, riêng cá rô không cần đợi dòng nước chảy, mà khi trời mưa một trận đủ lớn là chúng lách từ ruộng lên đường, rồi cứ thế lách về cái hướng mà hình như đã được “lập trình” sẵn. Thích thú làm sao, người bắt cá chỉ cần lần theo bờ ruộng, con đường mà nhặt, chả mấy chốc đầy giỏ, nếu bàn tay có bị gai cá rô đâm chảy máu cũng không hề biết. Loại cá rô vàng rượi, thân dày đem về rang với muối, hoặc nướng xăm, dầm nước mắm tỏi… thôi đừng nhắc lại mà thèm! Cá rô có thể bắt khi trời đang mưa vào buổi tôi, còn muốn bắt ếch thì phải biết chờ đợi. Về khuya, cơn mưa đã tạnh từ lâu, hơi mát từ ruộng vườn không theo gió cũng vào tận giường nằm, làm ta cảm thấy dễ chịu, và cơn ngủ như chực sẵn đâu đó tưởng đã chế ngự được tâm trí ta. Nhưng không, đấy là khi dàn đồng ca của ếch nhái bắt đầu át hẳn những tiếng dế nhỏ nhoi hàng đêm ru ngủ. Tiếng ếch cũng có nhiều bè cao thấp, tiết tấu nhanh chậm khác nhau không phải chỉ vì “tuổi tác”, mà còn phụ thuộc hoàn cảnh phát ra âm thanh. Khi còn xa nhau, những con ếch kêu tiếng mời gọi khẩn thiết, khi gần thì hồ hởi, say sưa, khi đã kết thành đôi thì âm thanh mê man, thỏa mãn… Người nông dân có kinh nghiệm truyền đời, không bao giờ đi bắt ếch khi chúng vừa ra khỏi hang mời gọi bạn tình, vì khi đó, ếch còn rất tỉnh, nếu gặp người là nhảy vào bụi rậm hoặc lặn xuống nước. Phải biết chờ đợi, nghe tiếng ếch kêu mà biết được trạng thái mê hay tỉnh của chúng, thường là phải đợi thật khuya, hai, ba giờ sáng. Trong ký ức của tôi, làng không hề có đèn pin, mà phải đốt đuốc bắt ếch. Những bó đuốc bằng nứa khô chẻ nhỏ, bó sẵn, để trên gác bếp hoặc xà nhà được lấy xuống, đốt lên, cùng ra đồng với cải giỏ bên hông. Không cần nơm đâu nhé, bởi đã mê tình, ếch không biết chuyện nhảy trốn khi gặp người, dễ bắt nhất là trên rãnh ruộng khoai, nước lắp xắp, từng đôi ếch ôm nhau mê mẩn, có khi bị người bắt vào giỏ rồi mà chúng chưa chịu rời nhau ra! Lúc ấy, nên gọi là “nhặt” thì đúng hơn “bắt”, vì ếch không hề có phản ứng gì. Có khi giỏ đã sắp đầy, mà ếch quá nhiều, người ta gỡ con ếch đực nằm trên, loại ra, để bắt con ếch cái nằm dưới to hơn. Có khi, con đực bị vất ra xa rồi vẫn còn hăm hở nhảy lại chỗ ếch cái, chúng chưng hửng vì người bạn tình đã yên phận trong giỏ rồi!
Sớm mai thức dậy, trên các con đường từ làng ra ruộng, thi thoảng lại gặp tàn đuốc rơi, có chỗ tàn đuốc nhiều, rơi tập trung là chỗ người ta dừng lại để “dụi đuốc”, cho lửa sáng hơn. Non trưa, nhà nào cũng thoát ra mùi hành phi và tiếng xèo xèo thịt ếch gặp mỡ, cảm giác còn thơm đến tận bây giờ!
Nhà ở phố, vợ con ở phố, tiền lương và bảo hiểm y tế ở phố… vô hình trung đã ngăn “gã nhà quê” không thể về sống giữa quê hương. Nhưng chỉ ngăn được thể xác thôi, làm sao ngăn được tình cảm. “Con lang thang vất vưởng giữa đời thường/ Đâu cũng sống, không đâu thành quê được”. Ai mà không có quê hương, ai mà không yêu nơi chôn rau cắt rốn, nhưng quê nông thôn có vị thế vượt trội so với các vùng quê. Tôi thường trêu hai đứa con trai là không có quê, mặc dù trong giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu vẫn được khai là quê Nghệ An, chẳng qua là khai theo quê của bố. Chúng sinh ra ở thành phố Hải Phòng, sống ở Thủ đô Hà Nội, dăm năm mới về Nghệ An một lần, nên chả biết gì mấy về cái quê của mình. Biết đã khó, cảm còn khó hơn. Tình cảm của con người với con người, cũng như con người với vùng đất bắt nguồn từ những kỷ niệm. Không có kỷ niệm làm sao có tình cảm được, mà đối với những người như hai đứa con trai tôi, chỉ qua những đợt thăm quê ngắn ngủi thì làm sao có kỷ niệm đậm đà được, nên khó đòi hỏi họ có tình quê như thế hệ cha chú đã dành hai mươi năm đầu đời vật lộn giữa làng quê đói khổ. Họ là người phố sống ở phố, còn với những người như tôi là “gã nhà quê ở phố”.
Trong Truyện Kiều cùng như nhiều tác phẩm văn học cổ điển, tình cảm con người thưởng thể hiện vào mùa thu, nhưng với tôi, tình cảm với quê hương đậm đặc nhất vào tiết cuối đông và mùa xuân. Cuối đông, những chiều muộn nhìn những người nông dân khoác áo mưa chăn trâu đứng trong mưa phùn và rét mướt của đồng Bắc Bộ, lòng tôi như thắt lại, tưởng như mình gặp lại người quê mình, đồng quê mình một thuở. Đó là cảnh buồn gơi nhớ quê, còn cảnh vui là hội hè mùa xuân. Làng tôi ngày tết ngoài việc dựng cây đu tre như nhiều vùng quê vẫn làm, con tổ chức hội cờ người. Đó là hội chơi cờ tướng nhưng ba mươi hai quân cờ là người, nửa nam nửa nữ, là “nam thanh nữ tú” được chọn . Sân cờ rộng hơn sân bóng chuyền, đó là kể phần kẻ bàn cờ và chỗ ngồi của 32 quân cờ và nơi tranh tài của hai đấu thủ, còn kể cả phần diện tích dành cho người xem nữa thì phải rộng bằng sân bóng đá. Ba mươi hai quân cờ được hóa trang và mặc quân áo khác nhau tùy theo quân cờ mình thủ vai, còn mặt mày được đánh phấn, tô son… làm cho họ xinh tươi khác hẳn ngày thường. “Con cái nhà ai má phấn, môi son/ Cầm thẻ cờ trông giòn đáo để/ Tết là thế mà xuân là thế/ Xuân tết này riêng để gái trai non”. Có người làng xem hội cờ xuân đã thốt lên thành bài tứ tuyệt như thế!
Quê hương là thế, ai mà chẳng muốn về thăm, nhất là dịp mùa xuân. Bạn bè vẫn xem tôi là người thăm quê “dày” nhất, mỗi năm bốn, năm lần.
Với tôi, mỗi đợt về thăm như được “tiếp năng lượng”, như được “sạc pin” cho quãng thời gian sống ở thành phố. Có lần về quê, buổi sáng đi tập thể dục trên bờ đê mà hít thở ngọn gió sông Lam, nhìn núi Quỳ ngái ngủ trong sương… tưởng như được gặp lại tuổi thơ của mình. Lần ấy sau khi trở lại Hà Nội, thấy cỏ may bờ đê quê nhà đã găm đầy giày vải, khi giặt giày, nhổ cỏ may ra, tôi phân vân không biết vất vào đâu, vì bốn bề chỉ toàn xi măng và bê tông! Tôi cảm thương những hạt cỏ may đã theo mình ra thành phố để nhận lấy kết cục bi đát như vậy, và tự nghĩ đây cũng là lỗi của mình? Kỳ về thăm quê lần sau, khi tập thể dục sớm mai, tôi đã đi bằng hai bàn chân đất, vừa không tái phạm tội lỗi “mang con bỏ chợ”, vừa cảm nhận được sự mát mẻ của đất đai quê nhà.
Có lần vào tiết đầu hè, đang thơ thẫn trên đường làng, bỗng dưng ngào ngạt một mùi hương quen. Hoa dẻ! Đúng hoa dẻ rồi. Thứ cây thân gỗ mảnh mai, cả đời chen chúc trong bờ rào gồm toàn những cây tre hoặc ruối, chỉ đợi khi cánh hoa chín vàng, mùi hương ngào ngạt, người ta mới nhìn vào bụi rậm để tìm ra cây dẻ và hái những bông hoa năm cánh, gần giống như hoa móng rồng, nhưng cánh dày hơn và thơm hơn. Chỉ có hoa dẻ mới có khái niệm “hoa chín”, vì khi còn xanh thì ẩn trong màu lá, đợi cánh chín vàng mới thơm, mùi thơm đặc trưng làng quê trung du. Số học sinh học cấp hai cách đây chừng nửa thế kỷ, nhiều người đã đọc tiểu thuyết “Mùa hoa dẻ” của nhà văn Văn Linh, chính là nói về thứ hoa này đấy.Thứ hoa này cánh con trai thường mang đến lớp tặng bạn gái mình thân, hoa nằm trong túi áo, trong cặp sách đến khi khô rồi vẫn còn thơm. Lần ấy tôi đã tìm được hai cây dẻ con, mang ra Thủ đô trồng vào chậu cảnh trên sân thượng, chỉ một năm sau có hoa, ngào ngạt cả mấy tầng nhà, mấy nhà lân cận hình như cũng gốc “nhà quê” khen hết lời hai cây hoa dẻ nhà tôi, muốn xin giống nhưng không tài nào chiết được cành.
Vào mùa hoa dẻ chín, đêm ngủ tôi cứ mong trời chóng sáng để leo lên sân thượng, cho nhà quê được gặp hoa quê ở ngay giữa lòng thành phố!

Xuân, 2015, Nhà thơ Vương Trọng

Hội nhà văn Việt Nam


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60322584

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July