Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  MẸ - Thơ Bằng Việt - Lời bình của nhà thơ Vương Trọng MẸ - Thơ Bằng Việt - Lời bình của nhà thơ Vương Trọng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hình ảnh: MẸ
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miếng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!
“Ông mất lâu rồi…” – Mẹ kể con nghe
Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc
Mắt nhòa đục và mái đầu tóc bạc
Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm…
Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng
Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt
Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt
Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi.
Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi
- “ Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó, ba lô còn treo đó
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”
…Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đi rồi, mấy khi trở lại
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!
Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ
Từng giọt máu trong người con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?
1972
Bằng Việt
( Rút trong “ Bằng Việt – Tác phẩm chọn lọc)
Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Thạch Thất, Hà Nội. Ông tốt nghiệp đại học Luật ở Liên Xô, về công tác ở Viện Luật nước ta ở Hà Nội. Ông làm thơ khá sớm, từ năm 1968 đã xuất bản tập thơ “Hương cây và Bếp lửa”, in chung với Lưu Quang Vũ, với nhiều bài thơ nổi tiếng như Bếp lửa, Về Nghệ An thăm con, Tình yêu và báo động, Trở lại trái tim mình…Năm 1972, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất, ông tình nguyện đi chiến trường với tư cách nhà báo, nhà thơ…suốt gần hai năm trời sống trên đường Trường Sơn từ Quảng Trị vào tận Tây Ninh. Bài thơ Mẹ được sáng tác trong dịp đó.
Bài thơ xuất phát từ một chuyện có thật của tác giả. Khi hành quân ở phía tây Quảng Trị, anh đã bị một trận sốt rừng quật ngã. Không thể đi tiếp, nhưng không có binh trạm hoặc Quân y gần đó, đồng chí lái xe đã gửi anh vào nhà một bà mẹ Vân Kiều. Người mẹ Vân Kiều có ba người con trai cũng là quân giải phóng chiến đầu nơi xa, mẹ sống với đứa con gái út vì chồng mẹ đã qua đời từ lâu. Bà mẹ Vân Kiều ít nói, suốt ngày lặng lẽ chăm sóc anh, để một tháng sau, anh lành bệnh và tiếp tục hành quân tiếp vào phía Nam. Thực tế trong đời là thế, là chỗ dựa để tác giả tạo nên thực tế trong thơ. Những ngày tháng ở chiến trường cùng với người lính, Bằng Việt nghe được nhiều chuyện kể, đặc biệt là tấm lòng người dân nuôi nấng, che chở bộ đội, nuôi lành những chiến sĩ sốt rét, bị thương. Xuất phát từ chuyện có thực của mình, nhưng “nhân vật” trong bài thơ đã có phần khác với nguyện mẫu, đó là người lính bị thương chứ không phải là nhà báo bị sốt rét:
Con bị thương nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ…
Bài thơ tác giả viết từ hồi ức, kỷ niệm, nhưng các tình tiết vẫn hiện lên rõ ràng và khá logic. Khi người lính bị thương nằm trong nhà, tầm nhìn bị hạn chế, anh ghi nhận cảnh vật xung quanh không phải bằng mắt, mà bằng tai, từ tiếng chân đi rất nhẹ của bà mẹ cùng trận gió thổi qua nhà, đến “trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp” của vườn cây sau nhà.
“Ân cần và lặng lẽ” là đặc tính của các Bà mẹ Việt Nam nói chung, và càng chính xác đối với các bà mẹ người dân tộc, như Vân Kiều. Mẹ ít nói, lo nhiều, nghĩ nhiều, làm nhiều thứ, cốt sao người lính sớm hồi phục sức khỏe:
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế…
Người lính được người mẹ nuôi nấng, chăm sóc như con đẻ. Vì sao lại như vậy? Vì truyền thống tình quân dân thắm thiết chăng? Đúng! Vì đồng bào căm thù giặc và ủng hộ quân Giải phóng chăng? Đúng! Trong trường hợp cụ thể này còn có thêm một lý do nữa:
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ nhường con hết cả…
Nhà mẹ có bốn người con thì ba con trai đầu đã xa mẹ làm lính Giải phóng, mẹ sống ở nhà với đứa con gái út. Thế là tình thương con mẹ dồn vào việc chăm sóc người lính bị thương. Đọc câu thơ này ta bỗng nhớ đến bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu viết hồi kháng chiến chống Pháp:
Con đi xa cũng như gần
Anh em, đồng chí quây quần là con
Bầm yêu con yêu luôn đồng chí
Bầm quý con bầm quý anh em…
Tấm lòng những bà mẹ Việt Bắc năm xưa thật tương đồng với bà mẹ Vân Kiều hôm nay và bao bà mẹ Việt Nam khắp các vùng quê đối với người lính.
Mùa mưa Trường Sơn có ngày tạnh ráo, người thương binh có dấu hiệu hồi phục sức khỏe khi sắc mặt dần dần hồng lại. Đó là ngày mẹ vui, mẹ “hể hả”. Dù được mẹ chăm nom, nuôi dưỡng đến thế, nhưng người lính vẫn nhớ chiến trường, nhớ đơn vị nên khi chưa lành hẳn vết thương đã tính chuyện lên đường, đã “ tần ngần nói với mẹ ngày đi”. Mẹ vừa mừng, vừa buồn. Mừng vì người lính đã sắp hồi phục, buồn vì sắp phải xa anh. “Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi” là vì thế.
Người lính trở lại chiến trường lòng luôn đau đáu nhớ mẹ với lòng biết ơn và mắc nợ. Mẹ đã nuôi anh một mùa mưa, đã cho anh hồng lại sắc mặt, hồi phục những giọt hồng cầu, nghĩa là máu của anh không phải là của riêng anh nữa, mà là còn của mẹ, của nhân dân, của đất nước…thì phải biết đổ máu, hy sinh vì nhân dân, vì đất nước. Đó là thông điệp khổ kết bài thơ muốn đưa đến bạn đọc:
Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn
Cũng đất nước phơ phơ đầu tóc mẹ
Từng giọt máu trong người con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?


Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miếng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!

“Ông mất lâu rồi…” – Mẹ kể con nghe
Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc
Mắt nhòa đục và mái đầu tóc bạc
Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm…

Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng
Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt
Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt
Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi.

Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi
- “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó, ba lô còn treo đó
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”

… Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đi rồi, mấy khi trở lại
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!

Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ
Từng giọt máu trong người con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?

1972, Bằng Việt
(Rút trong “ Bằng Việt – Tác phẩm chọn lọc”)

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Thạch Thất, Hà Nội. Ông tốt nghiệp đại học Luật ở Liên Xô, về công tác ở Viện Luật nước ta ở Hà Nội. Ông làm thơ khá sớm, từ năm 1968 đã xuất bản tập thơ “Hương cây và Bếp lửa”, in chung với Lưu Quang Vũ, với nhiều bài thơ nổi tiếng như Bếp lửa, Về Nghệ An thăm con, Tình yêu và báo động, Trở lại trái tim mình… Năm 1972, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất, ông tình nguyện đi chiến trường với tư cách nhà báo, nhà thơ… suốt gần hai năm trời sống trên đường Trường Sơn từ Quảng Trị vào tận Tây Ninh. Bài thơ Mẹ được sáng tác trong dịp đó.
Bài thơ xuất phát từ một chuyện có thật của tác giả. Khi hành quân ở phía tây Quảng Trị, anh đã bị một trận sốt rừng quật ngã. Không thể đi tiếp, nhưng không có binh trạm hoặc Quân y gần đó, đồng chí lái xe đã gửi anh vào nhà một bà mẹ Vân Kiều. Người mẹ Vân Kiều có ba người con trai cũng là quân giải phóng chiến đầu nơi xa, mẹ sống với đứa con gái út vì chồng mẹ đã qua đời từ lâu. Bà mẹ Vân Kiều ít nói, suốt ngày lặng lẽ chăm sóc anh, để một tháng sau, anh lành bệnh và tiếp tục hành quân tiếp vào phía Nam. Thực tế trong đời là thế, là chỗ dựa để tác giả tạo nên thực tế trong thơ. Những ngày tháng ở chiến trường cùng với người lính, Bằng Việt nghe được nhiều chuyện kể, đặc biệt là tấm lòng người dân nuôi nấng, che chở bộ đội, nuôi lành những chiến sĩ sốt rét, bị thương. Xuất phát từ chuyện có thực của mình, nhưng “nhân vật” trong bài thơ đã có phần khác với nguyện mẫu, đó là người lính bị thương chứ không phải là nhà báo bị sốt rét:
Con bị thương nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ…

Bài thơ tác giả viết từ hồi ức, kỷ niệm, nhưng các tình tiết vẫn hiện lên rõ ràng và khá logic. Khi người lính bị thương nằm trong nhà, tầm nhìn bị hạn chế, anh ghi nhận cảnh vật xung quanh không phải bằng mắt, mà bằng tai, từ tiếng chân đi rất nhẹ của bà mẹ cùng trận gió thổi qua nhà, đến “trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp” của vườn cây sau nhà.
“Ân cần và lặng lẽ” là đặc tính của các Bà mẹ Việt Nam nói chung, và càng chính xác đối với các bà mẹ người dân tộc, như Vân Kiều. Mẹ ít nói, lo nhiều, nghĩ nhiều, làm nhiều thứ, cốt sao người lính sớm hồi phục sức khỏe:
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế…

Người lính được người mẹ nuôi nấng, chăm sóc như con đẻ. Vì sao lại như vậy? Vì truyền thống tình quân dân thắm thiết chăng? Đúng! Vì đồng bào căm thù giặc và ủng hộ quân Giải phóng chăng? Đúng! Trong trường hợp cụ thể này còn có thêm một lý do nữa:
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ nhường con hết cả…

Nhà mẹ có bốn người con thì ba con trai đầu đã xa mẹ làm lính Giải phóng, mẹ sống ở nhà với đứa con gái út. Thế là tình thương con mẹ dồn vào việc chăm sóc người lính bị thương. Đọc câu thơ này ta bỗng nhớ đến bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu viết hồi kháng chiến chống Pháp:
Con đi xa cũng như gần
Anh em, đồng chí quây quần là con
Bầm yêu con yêu luôn đồng chí
Bầm quý con bầm quý anh em…

Tấm lòng những bà mẹ Việt Bắc năm xưa thật tương đồng với bà mẹ Vân Kiều hôm nay và bao bà mẹ Việt Nam khắp các vùng quê đối với người lính.
Mùa mưa Trường Sơn có ngày tạnh ráo, người thương binh có dấu hiệu hồi phục sức khỏe khi sắc mặt dần dần hồng lại. Đó là ngày mẹ vui, mẹ “hể hả”. Dù được mẹ chăm nom, nuôi dưỡng đến thế, nhưng người lính vẫn nhớ chiến trường, nhớ đơn vị nên khi chưa lành hẳn vết thương đã tính chuyện lên đường, đã “tần ngần nói với mẹ ngày đi”. Mẹ vừa mừng, vừa buồn. Mừng vì người lính đã sắp hồi phục, buồn vì sắp phải xa anh. “Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi” là vì thế.
Người lính trở lại chiến trường lòng luôn đau đáu nhớ mẹ với lòng biết ơn và mắc nợ. Mẹ đã nuôi anh một mùa mưa, đã cho anh hồng lại sắc mặt, hồi phục những giọt hồng cầu, nghĩa là máu của anh không phải là của riêng anh nữa, mà là còn của mẹ, của nhân dân, của đất nước… thì phải biết đổ máu, hy sinh vì nhân dân, vì đất nước. Đó là thông điệp khổ kết bài thơ muốn đưa đến bạn đọc:
Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn
Cũng đất nước phơ phơ đầu tóc mẹ
Từng giọt máu trong người con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?

Nhà thơ Vương Trọng - Hội nhà văn Việt Nam

BBT Báo Nguoixunghekiev.vn, ngày đăng 17/07/2014


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 14
Total: 60358544

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July