Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 30/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM - Thơ Lê Anh Xuân - Lời bình của Nhà thơ Vương Trọng DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM - Thơ Lê Anh Xuân - Lời bình của Nhà thơ Vương Trọng , Người xứ Nghệ Kiev
 


Hình ảnh: DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM
Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để gì lại cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh Giải phóng quân
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
3-1968
Lê Anh Xuân.
Trong mấy cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm để bảo về đất nước của thế kỷ 20, nhiều văn nghệ sĩ của chúng ta đã ngã xuống giữa chiến trận như những người lính. Có nhà thơ vừa mới viết thơ ca ngợi sự hy sinh của đồng đội, một thời gian không lâu lại đến lượt mình hy sinh như Hoàng Lộc, tác giả bài thơ Viếng bạn thời chống Pháp, và  Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam thời chống Mỹ.
Lê Anh Xuân tên khai sinh là Ca Lê Hiến, xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống văn học, nghệ thuật, quê ở Bến Tre. Ông sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 và đến năm 1954 thì theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở trường học sinh miền Nam, sau đó là trường cấp 3 Nguyễn Trãi ( Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi đậu vào Khoa Sử, trường Đại học Tông hợp Hà Nội. Ca Lê Hiến học giỏi, tốt nghiệp được nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy, nhưng nghe theo tiếng gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, ông đã trở về miền Nam cuối năm 1964. Ca Lê Hiến làm thơ khá sớm, thời sinh viên ông đã viết nhiều, để năm 1965 tập hợp thành tập thơ “ Tiếng gà gáy”, có bài thơ đầu tay “ Nhớ  mưa quê hương” được bạn đọc một thời chuyền nhau, chép vào sổ tay…Hơn ba năm ở chiến trường, hy sinh ở tuổi đời 28, Lê Anh Xuân ( bút danh từ năm 1966) để lại ba tập thơ, một trường ca, một tập văn xuôi, trong đó bài thơ Dáng đứng Việt Nam được nhiều người yêu thích và phổ biến rộng rãi nhất.
Bài thơ lấy thực tế từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mâu thân của quân và dân miền Nam. Sau giao thừa năm Mậu thân 1968, lực lượng Quân Gaiir phóng đã đồng loạt nổi dậy đánh chiếm hầu hết các thành phố, thị xã trên toàn miền Nam. Chúng ta chiếm giữ thành phổ Huế suốt 25 ngày, còn ở Sài Gòn ta đánh chiếm Dinh Độc lập, Tổng Nha cảnh sát, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Đại sứ quán Mỹ …và Tân Sơn Nhất, nơi nhà thơ Lê Anh Xuân có mặt cùng các chiến sĩ Giải phóng đánh chiếm sân bay. Đạn pháo và bom mìn của ta đã phá hủy nhiều máy bay giặc, đến lượt bộ binh tràn vào phá hủy tiếp những phương tiện chiến tranh và tiêu diệt sinh lực địch. Nhà thơ Lê Anh Xuân chứng kiến sự hy sinh của một chiến sĩ Giải phóng, không biết tên tuổi, không rõ quê quán, mà tất cả gói gọn trong chữ Anh ( viết Hoa):
Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Người chiến sĩ Giải phóng đó đã trúng đạn trong khi đang ôm súng truy đuổi giặc trên sân bay. Trúng đạn, trong khoảnh khắc “anh ngã xuống”, anh biết mình không đủ sức nâng khẩu súng, Anh đã dùng ngay cái xác trực thăng giặc làm chỗ dựa, làm bệ tỳ để bắn tiếp.
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Để khắc họa hình tượng về cái chết của người lính trên sân bay Tân Sơn Nhất, tác giả đã kết hợp thủ pháp hiện thực với lãng mạn, kết hợp cái nhìn bằng mắt với sự suy nghĩ, liên tưởng đầy chất tráng ca. Người lính bị thương, ngã xuống trên đường băng rồi đứng dậy kê súng vào xác trực thăng để bắn tiếp là hiện thực; khi “anh chết rồi,nhưng lòng dũng cảm/ vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công” là thủ pháp lãng mạn. Riêng chi tiết “ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng” thì vừa hiên thực, vừa lãng mạn, khiến người đọc nghĩ đến thế tiến công ngay cả trong đường phun của máu khi Anh trúng đạn.
Tư thế tiến công ngay cả lúc đã hy sinh của người lính chúng ta trong chiến tranh được Lê Anh Xuân dùng thơ đúc thành tượng đài. Trước Lê Anh Xuân 14 năm, trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhà thơ Chính Hữu cũng đã chứng kiến sự “hy sinh tiến công” của đồng đội, và nung nấu trong sáu năm trời để cho ta được đọc bài thơ “ Giá từng thước đất” với những cảnh tượng găm vào trí nhớ người đọc:
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép gai ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng sáng
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người trước khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế xung phong!
( Giá từng thước đất – Chính Hữu)
“Tư thế xung phong”, hy sinh vì nhiệm vụ ấy được Tổ quốc lưu giữ lại ngay cả đối với những người lính bao năm trời “vô danh trong đất”. Đó là  dịp kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, người ta khai quật một đoạn chiến hào trên đồi A Một, mà phát ra 33 bộ hài cốt, khi xèng không còn cán, súng đã tan hết báng, nhưng điều đặc biệt ở tất cả các bộ hài cốt đó là:
Với súng, nằm sấp
Với xẻng, nằm nghiêng
Không một ai nằm ngửa!
( Từ đồi A Một – Vương Trọng)
Đó là những dòng thơ khắc họa cái thế của người lính chúng ta trước và sau khi hy sinh. Thơ viết về những anh hùng, liệt sĩ hy sinh bao giờ các nhà thơ cũng đề cập tới ý nghĩa của sự hy sinh, những gì mà anh hùng liệt sĩ để lại. Phạm Hồng Thái, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân…sống mãi trong lòng mọi người bởi ý nghĩa của sự hy sinh ấy. Đó là những anh hùng liệt sĩ có tên tuổi, còn ở đây, Anh là một người lính vô danh. Anh không mang tên riêng, nên Anh là tên chung cho mọi người lính., “Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”. Không rõ quê anh ở đâu, nghĩa là Anh có thể ở bất kỳ đâu. Anh hy sinh không để lại tên tuổi, quê quán, mà “ Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.
Kết bài thơ, nhà thơ tin tưởng:
Từ dáng đứng của Anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Chúng ta nhớ lại rằng, bài thơ này Lê Anh Xuân viết vào tháng 3 năm 1968 trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân của quân và dân ta. Chỉ hai tháng sau, vào ngày 21 tháng 5 năm 1968, ông hy sinh ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của lính Mỹ. Ước mơ và hy vọng của nhà thơ đợi bảy năm sau, mùa xuân năm 1975 mới thành hiện thực, đất nước hòa bình, thống nhất, đúng là “ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”!
Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để gì lại cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh Giải phóng quân
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

3-1968
Lê Anh Xuân.

Trong mấy cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm để bảo về đất nước của thế kỷ 20, nhiều văn nghệ sĩ của chúng ta đã ngã xuống giữa chiến trận như những người lính. Có nhà thơ vừa mới viết thơ ca ngợi sự hy sinh của đồng đội, một thời gian không lâu lại đến lượt mình hy sinh như Hoàng Lộc, tác giả bài thơ Viếng bạn thời chống Pháp, và Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam thời chống Mỹ.
Lê Anh Xuân tên khai sinh là Ca Lê Hiến, xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống văn học, nghệ thuật, quê ở Bến Tre. Ông sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 và đến năm 1954 thì theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở trường học sinh miền Nam, sau đó là trường cấp 3 Nguyễn Trãi (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi đậu vào Khoa Sử, trường Đại học Tông hợp Hà Nội. Ca Lê Hiến học giỏi, tốt nghiệp được nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy, nhưng nghe theo tiếng gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, ông đã trở về miền Nam cuối năm 1964. Ca Lê Hiến làm thơ khá sớm, thời sinh viên ông đã viết nhiều, để năm 1965 tập hợp thành tập thơ “Tiếng gà gáy”, có bài thơ đầu tay “ Nhớ mưa quê hương” được bạn đọc một thời chuyền nhau, chép vào sổ tay… Hơn ba năm ở chiến trường, hy sinh ở tuổi đời 28, Lê Anh Xuân (bút danh từ năm 1966) để lại ba tập thơ, một trường ca, một tập văn xuôi, trong đó bài thơ Dáng đứng Việt Nam được nhiều người yêu thích và phổ biến rộng rãi nhất.
Bài thơ lấy thực tế từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mâu
Thân của quân và dân miền Nam. Sau giao thừa năm Mậu thân 1968, lực lượng Quân Giải phóng đã đồng loạt nổi dậy đánh chiếm hầu hết các thành phố, thị xã trên toàn miền Nam. Chúng ta chiếm giữ thành phố Huế suốt 25 ngày, còn ở Sài Gòn ta đánh chiếm Dinh Độc lập, Tổng Nha cảnh sát, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Đại sứ quán Mỹ… và Tân Sơn Nhất, nơi nhà thơ Lê Anh Xuân có mặt cùng các chiến sĩ Giải phóng đánh chiếm sân bay. Đạn pháo và bom mìn của ta đã phá hủy nhiều máy bay giặc, đến lượt bộ binh tràn vào phá hủy tiếp những phương tiện chiến tranh và tiêu diệt sinh lực địch. Nhà thơ Lê Anh Xuân chứng kiến sự hy sinh của một chiến sĩ Giải phóng, không biết tên tuổi, không rõ quê quán, mà tất cả gói gọn trong chữ Anh (viết Hoa):
Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Người chiến sĩ Giải phóng đó đã trúng đạn trong khi đang ôm súng truy đuổi giặc trên sân bay. Trúng đạn, trong khoảnh khắc “anh ngã xuống”, anh biết mình không đủ sức nâng khẩu súng, Anh đã dùng ngay cái xác trực thăng giặc làm chỗ dựa, làm bệ tỳ để bắn tiếp.
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Để khắc họa hình tượng về cái chết của người lính trên sân bay Tân Sơn Nhất, tác giả đã kết hợp thủ pháp hiện thực với lãng mạn, kết hợp cái nhìn bằng mắt với sự suy nghĩ, liên tưởng đầy chất tráng ca. Người lính bị thương, ngã xuống trên đường băng rồi đứng dậy kê súng vào xác trực thăng để bắn tiếp là hiện thực; khi “anh chết rồi,nhưng lòng dũng cảm/ vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công” là thủ pháp lãng mạn. Riêng chi tiết “Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng” thì vừa hiên thực, vừa lãng mạn, khiến người đọc nghĩ đến thế tiến công ngay cả trong đường phun của máu khi Anh trúng đạn.
Tư thế tiến công ngay cả lúc đã hy sinh của người lính chúng ta trong chiến tranh được Lê Anh Xuân dùng thơ đúc thành tượng đài. Trước Lê Anh Xuân 14 năm, trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhà thơ Chính Hữu cũng đã chứng kiến sự “hy sinh tiến công” của đồng đội, và nung nấu trong sáu năm trời để cho ta được đọc bài thơ “Giá từng thước đất” với những cảnh tượng găm vào trí nhớ người đọc:
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép gai ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng sáng
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người trước khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế xung phong!
(Giá từng thước đất – Chính Hữu)
“Tư thế xung phong”, hy sinh vì nhiệm vụ ấy được Tổ quốc lưu giữ lại ngay cả đối với những người lính bao năm trời “vô danh trong đất”. Đó là dịp kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, người ta khai quật một đoạn chiến hào trên đồi A Một, mà phát ra 33 bộ hài cốt, khi x
ng không còn cán, súng đã tan hết báng, nhưng điều đặc biệt ở tất cả các bộ hài cốt đó là:
Với súng, nằm sấp
Với xẻng, nằm nghiêng
Không một ai nằm ngửa!
(Từ đồi A Một – Vương Trọng)
Đó là những dòng thơ khắc họa cái thế của người lính chúng ta trước và sau khi hy sinh. Thơ viết về những anh hùng, liệt sĩ hy sinh bao giờ các nhà thơ cũng đề cập tới ý nghĩa của sự hy sinh, những gì mà anh hùng liệt sĩ để lại. Phạm Hồng Thái, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân…
sống mãi trong lòng mọi người bởi ý nghĩa của sự hy sinh ấy. Đó là những anh hùng liệt sĩ có tên tuổi, còn ở đây, Anh là một người lính vô danh. Anh không mang tên riêng, nên Anh là tên chung cho mọi người lính, “Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”. Không rõ quê anh ở đâu, nghĩa là Anh có thể ở bất kỳ đâu. Anh hy sinh không để lại tên tuổi, quê quán, mà “Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.
Kết bài thơ, nhà thơ tin tưởng:
Từ dáng đứng của Anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Chúng ta nhớ lại rằng, bài thơ này Lê Anh Xuân viết vào tháng 3 năm 1968 trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu
Thân của quân và dân ta. Chỉ hai tháng sau, vào ngày 21 tháng 5 năm 1968, ông hy sinh ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của lính Mỹ. Ước mơ và hy vọng của nhà thơ đợi bảy năm sau, mùa xuân năm 1975 mới thành hiện thực, đất nước hòa bình, thống nhất, đúng là “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”!

 Nguồn Nhà thơ Vương Trọng - Hội nhà văn Việt Nam

BBT Báo Nguoixunghekiev.vn, ngày đăng 14/07/2014


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66174200

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July