Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 31/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  KÝ ỨC VỀ CHA - Tuỳ bút của Đàm Lan KÝ ỨC VỀ CHA - Tuỳ bút của Đàm Lan , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hình ảnh: KÝ ỨC VỀ CHA
Tuỳ Bút
Khi nghĩ về cha, hình ảnh hiện lên trong đầu tôi là một người đàn ông hiền hiền, hơi thâm thấp với nước da ngăm ngăm. Nếu có ai hỏi “Điều gì đáng nhớ nhất ở ông ?” . Thì câu trả lời là thế này “Ông chưa từng cầm roi quất vào bất kỳ một đứa con nào lấy một cái”. Vâng. Tất cả những người con của cha tôi, chưa từng nếm mùi đòn roi của ông. Giận lắm thì ông trừng mắt, dậm chân doạ nạt. Lũ trẻ lại được bữa cười rồi hết. Không những thế, lắm lúc chúng tôi còn bày những trò đùa để lừa ông, cứ tưởng cha bị mắc lừa, nhưng về sau lớn lên chúng tôi mới hiểu, ông hạnh phúc khi nhìn con trẻ cười đùa trong trẻo như thế. Có răn dạy gì ông cũng nhẹ nhàng nhắc nhở, căn dặn. Tôi còn nhớ lắm cái cảnh tôi sụt sùi nước mắt vì mẹ mắng, cha nắm tay dắt vừa đi vừa dỗ, ra đên bến xe ngựa để đến trường thì mua cho tôi hai trái bắp luộc, thế là tôi hết khóc. Tiếng xe ngựa lọc khọc với hình ảnh cha đứng nhìn theo thi thoảng vẫn trỗi dậy trong tôi. Và còn một kỷ niệm đặc biệt nữa. Đó là những ngày khói lửa tràn phố xá, nhà nhà cơm đùm cơm nắm dạt ra vùng ven. Gia đình tôi được đi nhờ một chiếc xe cần cẩu của một bác làm nghề lấy gỗ, vào rừng. Khu rừng cách xa thị xã vài mươi cây, đủ an toàn trong bối cảnh bất an. Vài chiếc lều lán căng tạm làm chỗ trú. Khi nấu ăn cũng phải che phủ sợ khói toả lên, máy bay nhầm thì chết cả. Chiều chiều lại bồng bế nhau ra con suối xa xa mà tắm rửa. Một hôm, cha tôi đưa tôi và em gái tôi đi tắm, khi quay về, ông đi nhầm đưòng. Con đường quanh co rậm rạp của rừng càng lúc càng đưa ba cha con đi xa nơi cần về. Cha tôi lúc thì cõng đứa này dắt đứa kia, một lúc lại đổi. Hai đứa trẻ con nào biết gì nỗi lo lắng ngày càng tăng trong lòng cha, lại còn tị nạnh được cõng nhiều cõng ít. Đến một chỗ nọ, cha nhặt được khúc mía ăn dở. Thế là xước cho đứa này một miếng đứa kia một miếng, vừa đi vừa ngóng tai nghe vọng âm để tìm đường. Cũng may, những người cùng đoàn phát hiện túa các ngả đi tìm. Những tiếng hú gọi đã vọng được đến tai cha tôi. Cha tôi mừng rỡ hú đáp lại, giây lát sau, có người quen xuất hiện, ông ôm chặt cả hai đứa con, mừng vì được cứu, hai đứa thì ngơ ngơ ngác ngác, và cười toe toét khi được nhong nhong trên lưng hai người lớn.
Nghĩ về cha, tôi còn nhớ một điều nữa là cha tôi nấu ăn rất ngon. Tôi nhớ mãi một món ăn ông chế biến từ bao tử heo có tên là “Bạch tượng lưu hà”. Chiếc bao tử được rửa sạch trong ngoài bằng muối, nước ấm và cả rượu. Xong nó được nhồi căng bằng một nguyên liệu hỗn hợp gồm có : đậu xanh, gạo nếp, thịt nạc băm, miến, mộc nhĩ, và các gia vị tẩm ướp, rồi đem hấp cách thuỷ. Khi đã chín, chiếc vòi cong vổng lên rất giống con voi, điểm thêm hai mắt là hai hạt nhãn, hai chiếc tai là hai lá mộc nhĩ to. Khi ăn sẽ được cắt ra từng khoanh, rất ngon. Mấy chục năm rồi, tôi không được nếm lại món ăn này, và cũng không thấy ai làm nữa cả. Một lần nhà có khách, khi cha bê con voi đang ngự trên chiếc dĩa to, ngang qua chiếc quạt máy đang vù vù, voi bị bay mất một tai, làm khách cười nghiêng ngả,  Mẹ tôi lo toan việc chợ búa, nên mặc nhiên cha tôi đảm nhận việc nhà. Thực ra, khi xưa cha tôi cũng có một công việc, nhưng công việc này đã không còn hiệu tác sau cuộc giao thời. Cha tôi đã đi cải tạo gần hai năm, nên khi về, cha mang một nỗi niềm của một người đàn ông không đóng góp được gì nhiều trong cuộc sống gia đình lại đang lúc chật vật. Vài con heo eng éc với chút tiền lẻ từ một tổ hợp nấu rượu, là nguồn kinh tế ít ỏi mà ông có thể thêm vào. Ông chỉ biết gửi nỗi buồn của mình vào rượu, một ly rượu với một đĩa lạc rang hay bắp rang, vào mỗi chiều chiều, thi thoảng giọng khê khàn của ông cất lên một câu hát “Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu…”
Những ngày cuối đời của ông đến khá sớm so với mức tuổi thọ bình quân. Ông chưa đi qua tuổi 56 vì một cơn sốt rét cấp tính. Với những ngày sau chiến tranh, sự thiếu thốn về mọi mặt, nhất là y tế, đã đem đi người cha thân yêu của chúng tôi. Ông ra đi khi tôi mới 13 tuổi. Chưa đủ thấm tháp nỗi đau mất cha, nhưng vẫn còn lưu giữ được một số hình ảnh về cha. Những hình ảnh mà khi đã thẩm nghiệm được những xúc cảm tình đời, tôi mới hiểu được những nỗi niềm của cha. Nhiều khi tôi nghĩ, nếu cha tôi còn cho đến khi tôi đủ khôn lớn, thì tôi sẽ cảm nhận được ở cha thêm những gì nhỉ ? Chỉ biết rằng, mọi sự đều không thể nếu như khi diễn biến cuộc sống luôn ngoài tầm kiểm soát của mỗi người. Để bây giờ, mỗi khi ký ức về cha trỗi dậy, tôi lại nghe lòng trào dâng một niềm thương yêu trân kính. Cha tôi. Tôi mãi mãi yêu thương Người. Kính trọng Người. và cả Tự hào về Người nữa. Người đã để lại cho chúng tôi một điều hết sức ý nghĩa “Sự nhân đức”. Là bởi cha tôi chưa từng tham lạm hay ác hại một ai. Và nếu tôi gặp bất kỳ một người lớn tuổi cùng thời với cha tôi, tôi sẽ được nghe người ấy nói về Ông với một sự yêu tiếc nể trọng. Thế là đủ lắm rồi. Điều đó còn quý giá gấp vạn lần nhà to xe đẹp vòng xuyến rủng rỉnh mà lại phải nhận những lời rủa nhiếc của người đời. “Con gái nhờ đức cha.” Có lẽ thế mà đời sống tôi đang hiện có tương đối yên hàn bằng phẳng, không phải gánh vác bất kỳ một hệ luỵ khắc nghiệt nào. Cha ơi ! Con tạ ơn Cha. Cha đã sinh con ra đời. Và Cha đã để lại cho con một tầm lòng nhân hậu và một nụ cười bao dung. Cha ơi ! Con yêu Cha.
ĐÀM LAN


Khi nghĩ về cha, hình ảnh hiện lên trong đầu tôi là một người đàn ông hiền hiền, hơi thâm thấp với nước da ngăm ngăm. Nếu có ai hỏi “Điều gì đáng nhớ nhất ở ông?”. Thì câu trả lời là thế này “Ông chưa từng cầm roi quất vào bất kỳ một đứa con nào lấy một cái”. Vâng. Tất cả những người con của cha tôi, chưa từng nếm mùi đòn roi của ông. Giận lắm thì ông trừng mắt, dậm chân doạ nạt. Lũ trẻ lại được bữa cười rồi hết. Không những thế, lắm lúc chúng tôi còn bày những trò đùa để lừa ông, cứ tưởng cha bị mắc lừa, nhưng về sau lớn lên chúng tôi mới hiểu, ông hạnh phúc khi nhìn con trẻ cười đùa trong trẻo như thế. Có răn dạy gì ông cũng nhẹ nhàng nhắc nhở, căn dặn. Tôi còn nhớ lắm cái cảnh tôi sụt sùi nước mắt vì mẹ mắng, cha nắm tay dắt vừa đi vừa dỗ, ra đên bến xe ngựa để đến trường thì mua cho tôi hai trái bắp luộc, thế là tôi hết khóc. Tiếng xe ngựa lọc khọc với hình ảnh cha đứng nhìn theo thi thoảng vẫn trỗi dậy trong tôi. Và còn một kỷ niệm đặc biệt nữa. Đó là những ngày khói lửa tràn phố xá, nhà nhà cơm đùm cơm nắm dạt ra vùng ven. Gia đình tôi được đi nhờ một chiếc xe cần cẩu của một bác làm nghề lấy gỗ, vào rừng. Khu rừng cách xa thị xã vài mươi cây, đủ an toàn trong bối cảnh bất an. Vài chiếc lều lán căng tạm làm chỗ trú. Khi nấu ăn cũng phải che phủ sợ khói toả lên, máy bay nhầm thì chết cả. Chiều chiều lại bồng bế nhau ra con suối xa xa mà tắm rửa. Một hôm, cha tôi đưa tôi và em gái tôi đi tắm, khi quay về, ông đi nhầm đưòng. Con đường quanh co rậm rạp của rừng càng lúc càng đưa ba cha con đi xa nơi cần về. Cha tôi lúc thì cõng đứa này dắt đứa kia, một lúc lại đổi. Hai đứa trẻ con nào biết gì nỗi lo lắng ngày càng tăng trong lòng cha, lại còn tị nạnh được cõng nhiều cõng ít. Đến một chỗ nọ, cha nhặt được khúc mía ăn dở. Thế là xước cho đứa này một miếng đứa kia một miếng, vừa đi vừa ngóng tai nghe vọng âm để tìm đường. Cũng may, những người cùng đoàn phát hiện túa các ngả đi tìm. Những tiếng hú gọi đã vọng được đến tai cha tôi. Cha tôi mừng rỡ hú đáp lại, giây lát sau, có người quen xuất hiện, ông ôm chặt cả hai đứa con, mừng vì được cứu, hai đứa thì ngơ ngơ ngác ngác, và cười toe toét khi được nhong nhong trên lưng hai người lớn.
Nghĩ về cha, tôi còn nhớ một điều nữa là cha tôi nấu ăn rất ngon. Tôi nhớ mãi một món ăn ông chế biến từ bao tử heo có tên là “Bạch tượng lưu hà”. Chiếc bao tử được rửa sạch trong ngoài bằng muối, nước ấm và cả rượu. Xong nó được nhồi căng bằng một nguyên liệu hỗn hợp gồm có: đậu xanh, gạo nếp, thịt nạc băm, miến, mộc nhĩ, và các gia vị tẩm ướp, rồi đem hấp cách thuỷ. Khi đã chín, chiếc vòi cong vổng lên rất giống con voi, điểm thêm hai mắt là hai hạt nhãn, hai chiếc tai là hai lá mộc nhĩ to. Khi ăn sẽ được cắt ra từng khoanh, rất ngon. Mấy chục năm rồi, tôi không được nếm lại món ăn này, và cũng không thấy ai làm nữa cả. Một lần nhà có khách, khi cha bê con voi đang ngự trên chiếc dĩa to, ngang qua chiếc quạt máy đang vù vù, voi bị bay mất một tai, làm khách cười nghiêng ngả, Mẹ tôi lo toan việc chợ búa, nên mặc nhiên cha tôi đảm nhận việc nhà. Thực ra, khi xưa cha tôi cũng có một công việc, nhưng công việc này đã không còn hiệu tác sau cuộc giao thời. Cha tôi đã đi cải tạo gần hai năm, nên khi về, cha mang một nỗi niềm của một người đàn ông không đóng góp được gì nhiều trong cuộc sống gia đình lại đang lúc chật vật. Vài con heo eng éc với chút tiền lẻ từ một tổ hợp nấu rượu, là nguồn kinh tế ít ỏi mà ông có thể thêm vào. Ông chỉ biết gửi nỗi buồn của mình vào rượu, một ly rượu với một đĩa lạc rang hay bắp rang, vào mỗi chiều chiều, thi thoảng giọng khê khàn của ông cất lên một câu hát “Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu…”
Những ngày cuối đời của ông đến khá sớm so với mức tuổi thọ bình quân. Ông chưa đi qua tuổi 56 vì một cơn sốt rét cấp tính. Với những ngày sau chiến tranh, sự thiếu thốn về mọi mặt, nhất là y tế, đã đem đi người cha thân yêu của chúng tôi. Ông ra đi khi tôi mới 13 tuổi. Chưa đủ thấm tháp nỗi đau mất cha, nhưng vẫn còn lưu giữ được một số hình ảnh về cha. Những hình ảnh mà khi đã thẩm nghiệm được những xúc cảm tình đời, tôi mới hiểu được những nỗi niềm của cha. Nhiều khi tôi nghĩ, nếu cha tôi còn cho đến khi tôi đủ khôn lớn, thì tôi sẽ cảm nhận được ở cha thêm những gì nhỉ? Chỉ biết rằng, mọi sự đều không thể nếu như khi diễn biến cuộc sống luôn ngoài tầm kiểm soát của mỗi người. Để bây giờ, mỗi khi ký ức về cha trỗi dậy, tôi lại nghe lòng trào dâng một niềm thương yêu trân kính. Cha tôi. Tôi mãi mãi yêu thương Người. Kính trọng Người. và cả Tự hào về Người nữa. Người đã để lại cho chúng tôi một điều hết sức ý nghĩa “Sự nhân đức”. Là bởi cha tôi chưa từng tham lạm hay ác hại một ai. Và nếu tôi gặp bất kỳ một người lớn tuổi cùng thời với cha tôi, tôi sẽ được nghe người ấy nói về Ông với một sự yêu tiếc nể trọng. Thế là đủ lắm rồi. Điều đó còn quý giá gấp vạn lần nhà to xe đẹp vòng xuyến rủng rỉnh mà lại phải nhận những lời rủa nhiếc của người đời. “Con gái nhờ đức cha.” Có lẽ thế mà đời sống tôi đang hiện có tương đối yên hàn bằng phẳng, không phải gánh vác bất kỳ một hệ luỵ khắc nghiệt nào. Cha ơi! Con tạ ơn Cha. Cha đã sinh con ra đời. Và Cha đã để lại cho con một tầm lòng nhân hậu và một nụ cười bao dung. Cha ơi! Con yêu Cha.


ĐÀM LAN - Buôn Ma Thuột

BBT Báo Nguoixunghekiev.vn, ngày đăng 20/06/2014


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66203005

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July