Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  MÙI HOA THẦU ĐÂU THOANG THOẢNG - Tản văn của Nguyễn Hữu Quý MÙI HOA THẦU ĐÂU THOANG THOẢNG - Tản văn của Nguyễn Hữu Quý , Người xứ Nghệ Kiev
 

Khi là bạn bè chúng ta chia sẻ tình yêu quê hương với nhau. Quê riêng của mỗi người cũng là quê chung của bè bạn. Mời các anh chị & các bạn bớt chút thời gian vào đọc.

MÙI HOA THẦU ĐÂU THOANG THOẢNG

Tản văn của Nguyễn Hữu Quý

         Hình ảnh: Khi là bạn bè chúng ta chia sẻ tình yêu quê hương với nhau. Quê riêng của mỗi người cũng là quê chung của bè bạn. Tôi nghĩ thế, nên đưa tản văn này lên. Mời các anh chị & các bạn bớt chút thời gian vào đọc.
MÙI HOA THẦU ĐÂU THOANG THOẢNG
Tản văn của Nguyễn Hữu Quý
Đang độ xuân, thoang thoảng mùi hoa thầu đâu (hoa xoan) bay trong gió.
Cái mùi hoa dân giã ấy lẫn vào hơi đất ẩm, lẫn vào gió ban mai còn se se lạnh tạo cảm giác nhẹ nhõm và bình yên. Về quê bây giờ, ít thấy thầu đâu, giêng hai thiếu vắng mùi hương đã ngấm đọng vào tâm hồn mình rồi, bùi ngùi chợt thương, chợt nhớ xóm cũ làng xưa. Cũ và xưa lắm rồi ư thời bà nội tôi còn gánh hàng đi chợ Hạ, ba mẹ tôi tóc còn đen nhánh, chị Thảo là cô bé mảnh dẻ và chúng tôi đúng là một lũ trẻ thò lò nước mũi xanh? Ừ, có lẽ cũ và xưa lắm rồi cái thời mẹ cho tôi năm xu còn mua được một khoanh dưa hấu đỏ chót mát lịm và ba thỉnh thoảng dắt tôi ra quán chợ ăn phở một hào. Con đường đất đi ra chợ thời ấy không gần lắm. Đối với tuổi thơ mọi con đường đều rộng và dài. Đúng là tôi đã bước rất nhiều bước bên ba mới đến được quán phở bà Yến sực nức mùi nước thịt ngầy ngậy, mùi gia vị thơm cay. Tôi đi đến mỏi chân mới tới quầy hàng của mẹ.
Sao lại nhớ hoa thầu đâu? Sao lại nhớ con đường ra chợ? Hoa thầu đâu - hoa xoan ấy, đó đây tôi còn được gặp, còn có dịp ngửa mặt lên tìm kiếm những ánh mắt tim tím thuở nào, bao nhiêu bé bỏng trong veo vui đùa trong vầng mây thơ ấu đã về đâu, cuộc đời tưởng dài lắm mà cũng chỉ thấm thoắt thoi đưa, cỗi cằn rồi ta vẫn chỉ có tri kỷ trong thoang thoảng giêng hai đó, buồn ghê! Còn con đường ra chợ của tuổi thơ tôi không bao giờ được gặp lại nữa.
Làng tôi. Bom rơi đạn nổ suốt mười năm. Mười năm máy bay tàu chiến Mỹ tàn phá, đất cát bị đào lên xới xuống tan hoang. Chiến tranh kết thúc, không một khoảnh đất nào nguyên vẹn. Rất nhiều bom bi, đạn pháo chưa nổ còn sót lại. Người sơ tán trở về làng cũ chỉ thấy cát hoang, cỏ dại bốn bề. Lau nước mắt, gạt mồ hôi dựng lại nhà, làm lại đường. Con đường tuổi thơ tôi chỉ còn lại trong hồi ức. Trên nền làng cũ thật khó tìm thấy dấu vết của nó.
Vén lớp mù sương thời gian, cũng đã gần năm mươi năm, sau những vất vả đắng cay tôi đi tìm lại con đường. Tìm lại phần đời thứ nhất của tôi. Tìm lại sự đoàn tụ của gia đình, những người yêu dấu nhất. Tôi điên rồ chăng khi quyết không chấp nhận, không bao giờ chấp nhận những ly tán, mất mát mà số phận đã định đoạt với mỗi người. Tôi quyết tạo dựng lại quá khứ bằng niềm tin không có ai biến mất trong vũ trụ này, những yêu thương vẫn được bảo lưu bằng nhiều hình thái thực hư. Tôi sẽ lánh xa tất cả những ồn ào bấy nay, những theo đuổi phù du, những ham hố tầm thường để quay về quá khứ. Tôi đi tìm lại tuổi thơ.
Thế mới biết dĩ vãng dùng dằng níu náu làm sao. Dẫu biết nhớ thương là gánh nặng mà vẫn không muốn lãng quên rời bỏ. Qua nửa đời người vẫn muốn lục lọi trong kho kỷ niệm những chi tiết, hình ảnh của cuộc sống quá khứ như là một cách đối thoại với cái không gian, thời gian được gọi là xưa cũ ấy.
Thời trẻ, trong hứng cảm bay nhảy tôi cũng như nhiều người khác ao ước có một ngày rời làng ra đi. Và, tôi đã có một ngày như thế. Một ngày của tháng 6 năm 1974, tôi đầu ngẩng cao mắt hướng về phía trước bước trong đội hình những người mặc quân phục may bằng vải tô châu. Tôi vào lính lúc mười tám tuổi, ra đi bởi muốn được như những “Chàng trai chân đất/ Sống hiên ngang bất khuất trên đời” cũng để thoát cảnh triền miên cơm độn áo vá ở quê nhà. Cứ lẫn lộn cái cao cả đẹp đẽ với cái tầm thường trần trụi như thế. Đêm đầu tiên mắc võng ngủ ở nhà dân hình như tôi không nghĩ nhiều tới gia đình. Cái gia đình của tôi ở tuổi mười tám khác xa gia đình tôi ở tuổi ấu thơ. Tôi không tìm thấy sự đùm bọc, an ủi dưới mái nhà vắng bóng mẹ tôi...Biết như thế chưa hoàn toàn đúng mà vẫn không nghĩ khác đi được.
Buồn quá! Buồn đến tận bây giờ...

                            Ảnh nguồn - Internet

Đang độ xuân, thoang thoảng mùi hoa thầu đâu (hoa xoan) bay trong gió.
Cái mùi hoa dân dã ấy lẫn vào hơi đất ẩm, lẫn vào gió ban mai còn se se lạnh tạo cảm giác nhẹ nhõm và bình yên. Về quê bây giờ, ít thấy thầu đâu, giêng hai thiếu vắng mùi hương đã ngấm đọng vào tâm hồn mình rồi, bùi ngùi chợt thương, chợt nhớ xóm cũ làng xưa. Cũ và xưa lắm rồi ư thời bà nội tôi còn gánh hàng đi chợ Hạ, ba mẹ tôi tóc còn đen nhánh, chị Thảo là cô bé mảnh dẻ và chúng tôi đúng là một lũ trẻ thò lò nước mũi xanh? Ừ, có lẽ cũ và xưa lắm rồi cái thời mẹ cho tôi năm xu còn mua được một khoanh dưa hấu đỏ chót mát lịm và ba thỉnh thoảng dắt tôi ra quán chợ ăn phở một hào. Con đường đất đi ra chợ thời ấy không gần lắm. Đối với tuổi thơ mọi con đường đều rộng và dài. Đúng là tôi đã bước rất nhiều bước bên ba mới đến được quán phở bà Yến sực nức mùi nước thịt ngầy ngậy, mùi gia vị thơm cay. Tôi đi đến mỏi chân mới tới quầy hàng của mẹ.

Sao lại nhớ hoa thầu đâu? Sao lại nhớ con đường ra chợ? Hoa thầu đâu - hoa xoan ấy, đó đây tôi còn được gặp, còn có dịp ngửa mặt lên tìm kiếm những ánh mắt tim tím thuở nào, bao nhiêu bé bỏng trong veo vui đùa trong vầng mây thơ ấu đã về đâu, cuộc đời tưởng dài lắm mà cũng chỉ thấm thoắt thoi đưa, cỗi cằn rồi ta vẫn chỉ có tri kỷ trong thoang thoảng giêng hai đó, buồn ghê! Còn con đường ra chợ của tuổi thơ tôi không bao giờ được gặp lại nữa.

Làng tôi. Bom rơi đạn nổ suốt mười năm. Mười năm máy bay tàu chiến Mỹ tàn phá, đất cát bị đào lên xới xuống tan hoang. Chiến tranh kết thúc, không một khoảnh đất nào nguyên vẹn. Rất nhiều bom bi, đạn pháo chưa nổ còn sót lại. Người sơ tán trở về làng cũ chỉ thấy cát hoang, cỏ dại bốn bề. Lau nước mắt, gạt mồ hôi dựng lại nhà, làm lại đường. Con đường tuổi thơ tôi chỉ còn lại trong hồi ức. Trên nền làng cũ thật khó tìm thấy dấu vết của nó.

Vén lớp mù sương thời gian, cũng đã gần năm mươi năm, sau những vất vả đắng cay tôi đi tìm lại con đường. Tìm lại phần đời thứ nhất của tôi. Tìm lại sự đoàn tụ của gia đình, những người yêu dấu nhất. Tôi điên rồ chăng khi quyết không chấp nhận, không bao giờ chấp nhận những ly tán, mất mát mà số phận đã định đoạt với mỗi người. Tôi quyết tạo dựng lại quá khứ bằng niềm tin không có ai biến mất trong vũ trụ này, những yêu thương vẫn được bảo lưu bằng nhiều hình thái thực hư. Tôi sẽ lánh xa tất cả những ồn ào bấy nay, những theo đuổi phù du, những ham hố tầm thường để quay về quá khứ. Tôi đi tìm lại tuổi thơ.

Thế mới biết dĩ vãng dùng dằng níu náu làm sao. Dẫu biết nhớ thương là gánh nặng mà vẫn không muốn lãng quên rời bỏ. Qua nửa đời người vẫn muốn lục lọi trong kho kỷ niệm những chi tiết, hình ảnh của cuộc sống quá khứ như là một cách đối thoại với cái không gian, thời gian được gọi là xưa cũ ấy.

Thời trẻ, trong hứng cảm bay nhảy tôi cũng như nhiều người khác ao ước có một ngày rời làng ra đi. Và, tôi đã có một ngày như thế. Một ngày của tháng 6 năm 1974, tôi đầu ngẩng cao mắt hướng về phía trước bước trong đội hình những người mặc quân phục may bằng vải tô châu. Tôi vào lính lúc mười tám tuổi, ra đi bởi muốn được như những “Chàng trai chân đất/ Sống hiên ngang bất khuất trên đời” cũng để thoát cảnh triền miên cơm độn áo vá ở quê nhà. Cứ lẫn lộn cái cao cả đẹp đẽ với cái tầm thường trần trụi như thế. Đêm đầu tiên mắc võng ngủ ở nhà dân hình như tôi không nghĩ nhiều tới gia đình. Cái gia đình của tôi ở tuổi mười tám khác xa gia đình tôi ở tuổi ấu thơ. Tôi không tìm thấy sự đùm bọc, an ủi dưới mái nhà vắng bóng mẹ tôi...Biết như thế chưa hoàn toàn đúng mà vẫn không nghĩ khác đi được.

Buồn quá! Buồn đến tận bây giờ...

 Nhà thơ-nhà báo Nguyễn Hữu Quý

Hội nhà văn Việt Nam - Hội nhà báo Việt Nam


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 66336769

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July