Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  THỜI GIAN - Thơ Lữ Huy Nguyên; Lời bình Nguyễn Hữu Quý THỜI GIAN - Thơ Lữ Huy Nguyên; Lời bình Nguyễn Hữu Quý , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hình ảnh: Sổ tay Thơ:
THỜI GIAN
Tiếng chim hót sáng trên cành
Tự bao giờ gió thổi xanh mặt hồ
Lá vàng với lộc non tơ
Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian
Lữ Huy Nguyên
Lời bình của Nguyễn Hữu Quý:
Từ một khái niệm rất trừu tượng, thời gian trong thơ Lữ Huy Nguyên được biểu hiện cụ thể bằng âm thanh, hình ảnh thiên nhiên và tình cảm con người. Ta thử ngẫm nghĩ xem có cái gì trên đời này mà không gắn liền với thời gian. Nếu không gian đo bằng ba chiều thì thời gian được tính theo một chiều từ quá khứ đến hiện tại. Cây cỏ, con người cũng sinh thành, phát triển theo cái chiều đó, không thể nào cưỡng lại được.
Hai câu đầu phác thảo nên một phong cảnh rất đẹp. "Tiếng chim hót sáng trên cành". Từ "sáng" là điểm nhấn của câu. Tiếng chim là âm thanh, theo lẽ thường chúng ta chỉ nghe chứ không thể nhìn thấy được. Nhưng trong câu thơ này, vượt qua sự phi lý, ta có thể nhìn thấy được sự tỏa sáng của những âm thanh líu lo lảnh lót ấy. Đó chính là sự lạ hóa mà ta vẫn thường hay gặp trong thơ kiểu như "Ve kêu rừng phách đổ vàng" (thơ Tố Hữu). Phải có tâm trạng tươi vui trong trẻo mới nhìn thấy tiếng chim hót "sáng trên cành" như thế. Lại thêm: "Tự bao giờ gió thổi xanh mặt hồ." Tự bao giờ, đó chính là một cách hỏi tu từ, hỏi mà không trả lời và không thể trả lời vì ai biết được những ngọn gió thời gian bắt đầu từ đâu. Thêm một khái niệm vô hình: gió được màu sắc hóa. Màu gió xanh hay màu hồ nước xanh đây? Có lẽ cả hai nên cảnh chợt trở nên rất nên thơ.
Nhưng, chẳng có gì là bất biến cả. Cây cũng như người rồi cũng sẽ biến đổi đi cùng thời gian, hôm nay đã khác hôm qua. Chả có gì đứng im tuyệt đối, mọi vật đều vận động không ngừng, đó là quy luật. Câu thơ thứ ba phần nào nói lên được điều ấy: "Lá vàng với lộc tơ non". Từ lộc tơ non đến lá vàng là hành trình chuyển đổi sắc thái theo thời gian của cây. Và thay thế lá vàng sẽ có một lớp lộc tơ non mơn mởn mới ra đời. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác làm cho dòng chảy cuộc sống không bao giờ ngưng lại. Trong dòng chảy thời gian từ quá khứ đến hiện tại, thiên nhiên và con người luôn có những đổi thay lớn nhỏ và chúng ta nên ghi nhớ một điều rằng không ai đến được hôm nay mà không trải qua quá khứ cả. Cho nên phải biết tôn trọng nâng niu những thành quả truyền thống tốt đẹp do lớp người trước dựng xây nên. Càng yêu thương vun đắp cuộc sống hiện tại bao nhiêu càng nâng niu giữ gìn truyền thống bấy nhiêu.
Một dòng sông phải có đôi bờ, cũng như thời gian có quá khứ và hiện tại. "Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian". Đó là tâm cảm cũng là thông điệp mà nhà thơ Lữ Huy Nguyên đã kín đáo gửi gắm vào bài thơ bốn câu này.

                             Ảnh minh họa - Internet


THỜI GIAN

Tiếng chim hót sáng trên cành
Tự bao giờ gió thổi xanh mặt hồ
Lá vàng với lộc non tơ
Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian
Lữ Huy Nguyên

           Lời bình của Nguyễn Hữu Quý:

Từ một khái niệm rất trừu tượng, thời gian trong thơ Lữ Huy Nguyên được biểu hiện cụ thể bằng âm thanh, hình ảnh thiên nhiên và tình cảm con người. Ta thử ngẫm nghĩ xem có cái gì trên đời này mà không gắn liền với thời gian. Nếu không gian đo bằng ba chiều thì thời gian được tính theo một chiều từ quá khứ đến hiện tại. Cây cỏ, con người cũng sinh thành, phát triển theo cái chiều đó, không thể nào cưỡng lại được.

Hai câu đầu phác thảo nên một phong cảnh rất đẹp. "Tiếng chim hót sáng trên cành". Từ "sáng" là điểm nhấn của câu. Tiếng chim là âm thanh, theo lẽ thường chúng ta chỉ nghe chứ không thể nhìn thấy được. Nhưng trong câu thơ này, vượt qua sự phi lý, ta có thể nhìn thấy được sự tỏa sáng của những âm thanh líu lo lảnh lót ấy. Đó chính là sự lạ hóa mà ta vẫn thường hay gặp trong thơ kiểu như "Ve kêu rừng phách đổ vàng" (thơ Tố Hữu). Phải có tâm trạng tươi vui trong trẻo mới nhìn thấy tiếng chim hót "sáng trên cành" như thế. Lại thêm: "Tự bao giờ gió thổi xanh mặt hồ." Tự bao giờ, đó chính là một cách hỏi tu từ, hỏi mà không trả lời và không thể trả lời vì ai biết được những ngọn gió thời gian bắt đầu từ đâu. Thêm một khái niệm vô hình: gió được màu sắc hóa. Màu gió xanh hay màu hồ nước xanh đây? Có lẽ cả hai nên cảnh chợt trở nên rất nên thơ.

Nhưng, chẳng có gì là bất biến cả. Cây cũng như người rồi cũng sẽ biến đổi đi cùng thời gian, hôm nay đã khác hôm qua. Chả có gì đứng im tuyệt đối, mọi vật đều vận động không ngừng, đó là quy luật. Câu thơ thứ ba phần nào nói lên được điều ấy: "Lá vàng với lộc tơ non". Từ lộc tơ non đến lá vàng là hành trình chuyển đổi sắc thái theo thời gian của cây. Và thay thế lá vàng sẽ có một lớp lộc tơ non mơn mởn mới ra đời. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác làm cho dòng chảy cuộc sống không bao giờ ngưng lại. Trong dòng chảy thời gian từ quá khứ đến hiện tại, thiên nhiên và con người luôn có những đổi thay lớn nhỏ và chúng ta nên ghi nhớ một điều rằng không ai đến được hôm nay mà không trải qua quá khứ cả. Cho nên phải biết tôn trọng nâng niu những thành quả truyền thống tốt đẹp do lớp người trước dựng xây nên. Càng yêu thương vun đắp cuộc sống hiện tại bao nhiêu càng nâng niu giữ gìn truyền thống bấy nhiêu.

Một dòng sông phải có đôi bờ, cũng như thời gian có quá khứ và hiện tại. "Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian". Đó là tâm cảm cũng là thông điệp mà nhà thơ Lữ Huy Nguyên đã kín đáo gửi gắm vào bài thơ bốn câu này.

    Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hữu Quý

Hội nhà văn Việt Nam - Hội nhà báo Việt Nam


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66337518

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July