Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 29/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  MỘT THỜI TÔI TỪNG CÓ - Tuyển thơ viết về nước Nga của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng MỘT THỜI TÔI TỪNG CÓ - Tuyển thơ viết về nước Nga của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng , Người xứ Nghệ Kiev
 

         

       

   Kính thưa Quý vị độc giả!

Tập thơ tuyển MỘT THỜI TÔI TỪNG CÓ
của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt nhân dịp kỷ niệm 
Cách mạng tháng 10 Nga tại Hà Nội vào ngày 5/11/2012.
Tập thơ dày 220 trang "Với 117 bài thơ trong tập sách này
ông muốn dành cho những ai từng học tập, làm việc
và sinh sống ở nước Nga; cho những ai đã từng
yêu mến văn học nghệ thuật Nga; và dành cho những ai
trong đời đã từng một lần đến nước Nga".
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, BBT Nguoixunghekiev.vn
xin gửi tới nhà thơ, nhà giáo, Tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng
lời chúc sức khoẻ, thành công và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc
tác phẩm MỘT THỜI TÔI TỪNG CÓ!
           

                            Cùng bạn đọc

Những bài thơ này, tôi dành cho những ai từng
học tập, làm việc và sinh sống ở nước Nga; cho những
ai đã từng yêu mến văn học nghệ thuật Nga; và dành
cho những ai trong đời đã từng một lần đến nước Nga.
* * *
Khi đang còn là một học sinh phổ thông, tôi đã từng
"yêu đau đớn" (chữ dùng của Onga Becgon) những bài
thơ Nga được dịch ra tiếng Việt của Puskin, Lermontov,
Blok, Akhmatova, Marina Xvetaeva và bao nhà thơ khác.
Tôi khát khao giá có được một lần đến nước Nga để tận
mắt ngồi ngắm "những ngôi nhà gỗ - những bài ca lộng
gió của Người - như giọt lệ đầu của mối tình tôi". Và tôi
đã đến với nước Nga, trong lòng vẹn nguyên tình cảm
hồn nhiên nhưng sâu nặng của thưở ban đầu đó.
Tôi đã sống ở nước Nga gần ba chục năm vắt qua hai
thế kỷ, trải qua hai thể chế, mặc dù trong những tháng
năm này, tôi đã phải gánh chịu nhiều đau đớn, thiệt thòi,
nhưng cuộc đời tôi có được bao nhiêu trải nghiệm
Gần một phần ba thế kỷ đó, tôi đã dành thời gian
rong ruổi, ngang dọc hầu khắp nước Nga, đến nhiều
thành phố, làng mạc nước Nga, tiếp xúc với nhiều
hạng người trên các vùng miền của nước Nga rộng lớn.
Nếu như dưới thời Xô Viết , xung quanh tôi là
những giáo sư, công chức, là không gian thanh bình
của giảng đường, thư viện, của công việc học hành, thì
khi màu cờ đổi khác, nước Nga chuyển sang một quỹ
đạo mới, thì giống như trong chuyện cổ tích, những
điều xẩy ra, tôi chưa từng tưởng tượng đến bao giờ.
Cơ chế thị trường mở toang cánh cửa, một Liên Xô
hàng chục năm quen bó gò trong chế độ bao cấp, chỉ
trong khoảnh khắc đã trở thành thương trường, chợ
búa tự do. Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của những người
dân Nga an phận trong phút chốc được thay bằng sự
bất ổn, lo toan và một cảm giác luôn nơm nớp, bất an
trước cảnh vật đổi, sao dời:
... Mốt thời thượng phô mình trên phố xá
Nét vàng son pha lẫn với tân kì
Nơm nớp sống giữa thực hư, thật giả
Giữa thấp hèn và trang trọng, uy nghi
Matxcơva - thiên đường cao vòi vọi
Của lớp người gặp vận, mới phất lên!
Matxcơva, đáy thẳm sâu cơ cực
Của những người Nga nhỏ bé, thấp hèn!
Bao quý ông từng ôm hôn cờ đỏ
Thấy cảnh ăn xin, giờ chẳng động lòng
Đám thanh niên kẻ say mê băng nhóm,
Kẻ phớt đời trước mọi cảnh hưng vong.
       (Matxcơva bây giờ đã khác)
Đó là sự chứng kiến và cảm nhận cay đắng thật
lòng của bất cứ một ai đã từng sống ở nước Nga vào
những năm hậu Xô Viết đầy thiếu thốn và bất trắc,
không nơi bấu víu.
Không chỉ ở Matxcơva mà dường như khắp cả
nước Nga mênh mông đều rơi vào trong cơn hỗn loạn,
đâu đâu cũng lẩn quất sự hiểm nguy rình rập với nạn
khủng bố tràn lan, với sự trỗi dậy của lớp người Nga
mới sau chính sách tư hữu hoá, một tâm trạng tuyệt
vọng, bế tắc bao trùm lên cuộc sống của xã hội Nga.
Bối cảnh chung của nước Nga trong những năm
chín mươi của thế kỷ trước là như thế.
Tôi đã đi qua những tháng ngày đó với nỗi đau
nhân đôi vì khổ nạn gia đình khi con gái đầu lòng của
tôi thất lạc vào đầu năm học mới:
Đã chớm lạnh cơn mưa đầu tháng Chín
Gió thay chiều, đổi hướng những rừng cây
Rồi băng giá sẽ phủ đầy sông vắng
Con ở đâu trên cõi nước Nga này?
                 (Matxcơva 9-1993)
Trước đây, trong văn học Trung Hoa có nhân vật
Ngũ Tử Tư sau một đêm bất miên đầu trở nên bạc
trắng; còn tôi, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
ngủi đi tìm con, bỗng một sáng nhìn vào gương, thấy
tóc mình không còn lấy một sợi xanh, và có thể nói là
suy sụp hoàn toàn. Bàn tay của những người Nga nhân
ái và tấm lòng của những người Việt tha hương đã
nâng đỡ tôi, giúp tôi không gục ngã. Tôi trả giá cho
tình yêu nước Nga bằng máu thịt và cuộc sống chật
vật, khốn khó của mình.
Cứ mỗi năm, mùa thu đến, cây một lần thay lá,
một mùa đông băng tuyết lại qua đi, nhưng nỗi buồn
của tôi thì vẫn luôn nhức nhối, như một vết sẹo giấu
kín trong tim suốt đời vẫn không lành.
Và từ bấy đến nay, tôi gắn với nước Nga không
chỉ bằng một tình yêu chưa mảy may sứt mẻ bên lòng
mà còn bằng một nỗi đau riêng rớm máu.
Nền văn hoá cao vời vợi của nước Nga, thiên
nhiên Nga muôn phần tươi đẹp thấm sâu vào tôi hơn
là sự hùng vĩ, đồ sộ của quảng trường, đền đài, lăng
tẩm. Tôi đắm mình vào sự dịu dàng vĩnh cửu của thiên
nhiên Nga, sự nhân hậu của những người dân Nga
bình dị, và từ đó khơi dậy niềm cảm hứng, niềm an ủi
và nỗi khát khao, hy vọng. Cách ứng xử với thiên
nhiên, với con người trong những sáng tác của tôi, chịu
ảnh hưởng nhiều của những nhà thơ cổ điển Nga mà
tôi hằng mến mộ.
Đã bao năm, từ Matxcơva, như một khách lữ
hành, tôi đã đến nhiều thành phố ở Bạch Nga,
Ukraina, Trung Nga, Xiberi và cả những nơi trước ₫ây
là thành phố cấm. Tôi đã qua miền cực Bắc của nước
Nga lạnh giá, đến tận những vùng heo hút, cách Thủ
đô hàng ngàn cây số. Và dường như ở đâu, tôi cũng
được gặp những người Việt xa quê. Họ là những công
nhân sang Liên Xô từ đầu thập kỷ tám mươi với Hịệp
định Lao động và Hợp tác, và sau khi xẩy ra chính
biến, họ ở lại Nga kiếm sống.
Họ mang theo trong hành trang của cuộc mưu
sinh nơi xứ tuyết cả bầu văn hoá phương Đông mà
khoảng cách và thời gian không dễ gì xoá nhoà được.
Dòng máu Đại Việt ngàn năm ẩn náu tiềm tàng trong
sự lam lũ, chịu khó, chịu thương, chảy âm thầm nhưng
mãnh liệt.
Chúng tôi sống hồn nhiên như cây cỏ
Ăn miếng thơm biết trả lại miếng bùi
Chỉ biết cho, ít khi chìa tay nhận
Những thứ gì không trả giá mồ hôi
Chúng tôi sống âm thầm, vai nặng gánh
Đi muôn nơi vẫn nhớ đến cội nguồn
Lòng nhẫn nhục trước bao ₫iều ngang trái
Mặt đẫm tràn nước mắt, vẫn bao dung!
                    (Người Việt)
Trong số gần một trăm ngàn người Việt ở Nga, có
nhiều người thành đạt, tự vươn lên trở thành những
doanh nghiệp có tuổi tên và gia sản; nhưng vẫn có
hàng chục ngàn người vẫn sống nổi chìm, tạm bợ cảnh
"rủi ro, thân vạc, thân cò". Tôi gửi gắm vào họ sự đồng
cảm về thân phận, về tình người và những phẩm cách
chỉ có riêng ở những con dân nước Việt. Và dù đi đến
nơi đâu thì nỗi nhớ thương nước Việt vẫn luôn thẳm
sâu ở trong lòng:
Nghe hồn ngọn gió ly quê
Len trong lãng đãng bốn bề tuyết sương
Tấc lòng non nước, cố hương
Tiếng ru sầu lắng, buồn thương vơi đầy
Những là muối mặn, gừng cay
Đói nghèo đeo đẳng luống cày ngàn năm
Ruộng vườn, ngõ xóm, mái tranh
Mồ hôi thấm đất mới thành quê hương
Nghe hồn ngọn gió tha phương
Xõa lay mái tóc điểm sương quê người
                 (Cố hương)
Càng xa đất nước thì hình ảnh bến nước, con đò,
sân đình, mái rạ càng hiện lên rõ mồn một như những
cuốn phim chiếu đi, chiếu lại không chỉ một lần trong
nỗi nhớ. Nó hiển hiện qua bóng dáng người Mẹ Việt
Nam nghèo, suốt đời chỉ biết nhẫn nhục hi sinh; qua
hình ảnh những gương mặt thân yêu của tuổi ấu thơ
và qua bao nhiêu buồn vui, gian truân một thuở.
Những khung trời kỷ niệm này là một mảng đề tài
quen thuộc trong những bài thơ của tôi viết từ nước
Nga cách hàng vạn dặm, hồi tưởng lại bến bờ Tổ quốc
xa xăm:
 
Nước Nga ơi!
 
Mặc ai theo gió thả buồm,
 
tôi vẫn lội ngược dòng
 
Vẫn hướng về Người,
 
bởi không thể nào nghĩ khác
 
Tôi luôn mang trong mình tình yêu hai Tổ quốc
 
Một nước Việt lầm than mang nặng, đẻ đau tôi
 
Và nước Nga, nơi gánh chịu
 
biết bao nhiêu tủi cực
 
Tôi tự nguyện đặt trái tim
rớm máu dưới chân Người!
           (Nước Nga)
Tuyển thơ này thấm đẫm dấu vết cuộc hành trình
hai mươi năm của tôi kể từ khi Liên Xô tan vỡ, nước
Nga đắm chìm vào trạng thái hỗn độn, nói như những
nhà chính trị là "xã hội ngoài tầm kiểm soát", đến hôm
nay, nước Nga đã vươn lên với tầm cường quốc hùng
mạnh như nó từng có. Băng qua những sự kiện, thời
gian, là cảm hứng về thiên nhiên vĩnh hằng, huyền
diệu của nước Nga, là tình yêu đối với nước Nga bao la
không một mảy may vụ lợi, là nỗi lòng của một người
con nước Việt xa nhà.
Đó là một thời tôi từng có.
Tôi thiển nghĩ rằng, những ai đã từng trải qua bao
ghềnh thác của cuộc đời, đã chịu nhiều đòn roi của số
phận nhưng vẫn không gục ngã; và những ai đã từng
dành cho nước Nga dù một thoáng tình yêu, thì tôi tin
khi đọc những bài thơ tuyển này, bạn sẽ đồng ý với tôi
rằng, đó là một thời chúng ta từng có.
Matxcơva 8-10-2012
Nguyễn Huy Hoàng
                     BBT (Theo nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng)

  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66163466

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July