Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  SƠN LA KÝ SỰ - Bài 36: TÁY PÚ XẤC - Nhà thơ Nguyễn Khôi SƠN LA KÝ SỰ - Bài 36: TÁY PÚ XẤC - Nhà thơ Nguyễn Khôi , Người xứ Nghệ Kiev
 

                SƠN LA KÝ SỰ

                BÀI 36:
                TÁY PÚ XẤC

Cùng với “quắm tố Mướng” là truyện Táy Pú Xấc “Người Thái đánh giặc” là một sử thi tầm cỡ về “kể ông cha chinh chiến”…

Táy ở đây dùng đa nghĩa, như “trên đường đi” gọi là Táy Tang, qua cầu là Táy Khua, đọc chữ là Táy Xư, kể chuyện là Táy Quắm Tố… Táy nghĩa là kể.

Pú là ông nội, người tôn kính  như “Bác”, Pú ở đây là ông cha, lãnh tụ, thủ lĩnh.

Xấc là chiến tranh: Đi trận là Pay xấc, đánh trộm là tặp xấc, dấy binh là diệt xấc, nổi loạn là xấc phản, giặc ngoại xâm là xấc chinh mương, hay xấc cướp mường, hay xấc pua mương. Mặt trận là nả xấc, cuộc chiến là Chộ xấc, đi chiếm đất là xấc to mương - “xấc” đánh nhau cả xâm lược lẫn tự vệ.

Nội dung thư theo lịch sử của Quắm tố mướng, mở đầu từ Tạo Lò tới Cầm Nho (Kăm nho) là 50 đời.

Sử thi viết theo lối hát “khắp” dùng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa đời thường và nghi lễ.

Mở đầu là:

Cạy hin pẻn ke ma bốc

Nộc tót háy tai thẩy

Tai thẩy tai ti non

Tai cuông côn cuông kon mạy xọk

Pú hók lộm khẩu heo Tông Lo

Chang nháư tai thót nguông thót nga pạt

phạk Tao, u, khong…

         Ẩy đá dẹp đá tảng lên cạn

         Chim gõ kiến chết già

         Chết già tại nơi nằm

         Chết trong bộng trong cành cây Xọ

         Cụ Tổ đổ xuống vào  mộ đồng Lò

         Voi lớn chết rụng vòi ngà bên sông Thao,

                                      nậm u, MêKông…

         Đoạn tả Lò Lạng Chượng đem quân đi đánh chiếm Mường La

         Mi khỏi kôn pay cón

         Hảư Ải Ón uôn tang

         Tốc Xả chi, Xả cha

         Tốc Mương Bá, Mương Ai

         Tốc Mương Chai, Mương chiến

         Tốc Pák chiến ti nặm hăm

         Tốc Pák Păm ti nặm hạk

         Pọng cánh quen phăn hủa

Phăn hủa hảư kôn xen kôn păn pú bải

 

Có chân sai đi trước

Cho Ải Ón dẫn đường

Đến Xá chi, Xá cha

Đến Mường Bá, Mường Ai

Đến Mường Chai, Mường chiến

Đến ngả suối chiến nơi sóng cuộn

Đến ngả suối Păm nơi nước phèn

Pọng và Quen (quan và dân) đóng thuyền

Đóng thuyền cho quân ức quân nghìn cụ bơi.

Đoạn kết:

        Bản Lụa (Thuận Châu) Ho Luông Sinh pay xảng / lau diên ké xia tạu   

         Thẩu xia bản xia na

         Chắng púk hảư Ho Luông Tiên pay kín

         Đin na Lụa na Lài to đaư coi xảng

         Hák vá Sen Lộc lau Ké xia tạu

         Thẩu xia bản xia na

         Chẩu xáư hảư Pọng An dệt Sen

         Đin na tạu tin đán

         Bản Pán Vạy Mo Yên mưa khẩu

         Bản Té pẩu chiên vạy bấu kha

         Kọ pưa pang xên phon chu tang mãn hụ

         Bản Lăng hảư sự Phúc mưa kin

         Đin Na Lăng to đaư coi xảng

         Cựt áo quảng hom pay chom tom.

        

         Ho Luông sinh vun đắp Bản Lụa

         Lại đã già lìa can

         Khuất lìa bản lìa ruộng

         Mới để Ho luông Tiên mà vào hưởng ăn

         Bao đất ruộng Lụa, ruộng Lài hãy quản

         Nhưng rồi Sen Lộc đã già lìa can

         Khuất lìa bản lìa ruộng

         Pọng An được cụ (chúa) cất nhắc làm Sen

         Bao đất ruộng bản Mòn hãy quản

         Ruộng trải tận chân lèn

         Mo yên vào bản Pán

         Bản thủa ông cha truyền lại không buông

         Bởi thông thạo mọi đường cúng tế

         Bản Lăng dành Sự phúc lên “ăn”

         Bao ruộng đất (ở bản) Lăng hãy quản

         Lo rộng tính xa dân chúng sum vầy.

                                                                  (Theo Vương Trung).

                               Theo Nguyễn Khôi


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66031198

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July