Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  SƠN LA KÝ SỰ - BÀI 32: MƯỜNG TRỜI - Nhà thơ Nguyễn Khôi SƠN LA KÝ SỰ - BÀI 32: MƯỜNG TRỜI - Nhà thơ Nguyễn Khôi , Người xứ Nghệ Kiev
 

                  SƠN LA KÝ SỰ

                    BÀI 32:
                    MƯỜNG TRỜI

Với người Thái: chia vũ trụ thành 3 tầng theo một trục dọc. Trên cùng là Mường Phạ (Mường Trời), ở giữa là Mường Lùm (mường người thấp) và dưới cùng nữa là lòng đất là Mường bọoc đai (Mường của những người lùn sống trong lòng đất). Còn gọi Mường Pha là Mường Bôn nhằm chỉ thế giới ở trên đỉnh đầu - ngoài ra còn gọi là Mường Then (Mường của các Then = thượng đế, thần linh). Người Thái ở Qùy Châu: “theo quan niệm hữu thức của người Thái thì Mường Phạ là nơi cao nhất của vũ trụ, đó là một khoảng rộng màu xanh, hình tròn úp lên mặt đất. Còn đất là một tấm rộng vô hạn mà trời chỉ úp được một phần. Tầng trên cùng là tầng riêng của các thế lực siêu nhiên, đó là một thế giới hỗn mang, chưa định hình, không rõ ràng, rất ít ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

Xuống thấp hơn là Mường Then của các vị thần linh, còn tổ tiên của người Thái thì ở một cỏi riêng khác: Nhóm Tày Thanh gọi là “đẳm chảo”, còn nhóm Tày Dọ (đều ở Nghệ An) thì gọi là “Đẳm Pang”. “Đẳm Chảo”là nơi trú ngụ của người  chết theo các dòng họ khác nhau, rồi lại còn phân đẳng cấp:Tầng lớp trên là cho các họ Lò Căm, Hủn Vi, Mừn Quang. Tầng lớp mới là các họ bình dân như Quản Quang, Quản Lự… (có 2 “đăm”:bậc giữa và bậc cuối).

Theo Cầm Trọng thì người Thái đen Sơn La cũng na ná là “đẳm hướn luông” (quý tộc) và “đẳm hướn nọi”cho thường dân.

Mường Then là hình ảnh thu nhỏ của thế giới trần gian: Cùng lao động sản xuất, đó là một xã hội giàu có trù phú, ruộng đồng quanh năm tươi tốt, dưới ao cá lội từng đàn, đèn thắp sáng quanh năm. (như thiên đường), vị thần chủ là “Then Luông” (Then lớn) - thường gọi là Pò Then: Cai quản cả thế giới.

Dưới Pò Then là một hệ thống các vị thần giúp việc như Then Ná, Then Ảo, Then Thao Ai, Then Thư ai, quản lý các dòng họ Quý tộc, thấp hơn là Châu Cuống Cảng (họ ở bậc trung) do các Then Thư Noọng cai quản  trông coi các họ bình dân… tuy vậy có những dòng họ khác nhau nhưng lại chung 1 Then Ná.

Ở Then Ná còn có các Mẹ Náng (bà mụ) là vợ các Then, làm nhiệm vụ Me bẩu (đúc nặn người cho đầu thai xuống trần gian), Me Náng nặn rồi chỉ sang Then Bẩu (khuôn), rồi qua Then Chằng để cân đo số mệnh rồi rơi xuống Then Chẳng cân đo xong rồi tiếp xuống Then Bắc để đi đầu thai…

Trên Then Ná còn có Mẹ Xuổn Ném và Pù Noọng Pả trông coi vườn mệnh và ao cá vía để giữ cho mệnh luôn được bình yên, trên Then Ná có một vườn mệnh trong đó có một máng nước chảy vào ao nuôi cá mệnh (Pa Vẳn) mỗi con tượng trưng cho một mệnh người dưới trần. Nếu nước chảy đều thì hồn khỏe mạnh, con người được bình an, nước không chảy thì cá chết, mệnh người cũng hết.

Chính vì vậy: Khi con người lên cao tuổi  thường tổ chức lễ “Tum bẩư nho bủn” (lau chài sửa lại vườn mệnh, đặt lại máng nước), để tăng tinh lực và sức sống cho con người.

Ở Mường Then còn có nhiều vị thần linh khác: “Then Khúm” trông coi việc  thiện, Then Tàng lo làm ra con người và loài vật, Then Bấu lo đúc người, Then Khạt (Then Chằng) đo số mệnh,… Then Bắc theo dõi sổ số mệnh, Then Kôm quan sát bốn phương trời, Then Cáo quản lý phạm nhân, Then Thùm coi lũ lụt, Then Lốm tạo mưa gió, Then Ú, Then Đá lo xử phạt sát sinh. Tầng cuối cùng của Mường Phạ là nơi ở của các hồn người chết (chết không bình thường) thì phải vào “Mường phi tai sút đuôn” ở gần Mường Lùm - Còn bình thường thì vào Đẳm Chào.

Trạm dừng chân đầu tiên do Mo dẫn hồn là Pặc Phắng Kén, nơi trời và trần gian gặp nhau là Táng Cộp “Táng cộp nừng hả phiền” - Chỗ gặp nhau (như kiểu chợ âm phủ) đan xen như cái nan xe kéo sợi, ở đây là trạm tiếp đón nên có nhiều xôi thịt do người trần cúng lễ. Do đó những hồn nghèo đói, chết không bình thường kéo tới đây kiếm ăn - vì thế người Thái rất sợ phải qua nơi này; khi đói loại ma này còn xuống cả Mường Lùm quấy nhiễu.

MƯỜNG NGƯỜI

Mường Lùm: Qua tụt  khỏi Mường Phạ, xuống dưới là Mường Lùm (cõi người) là mường ở dưới sàn trời “mường tớ cọng lùm phạ”.

Lùm là thấp, thung lũng - Còn gọi Mường Piếng (bằng phẳng) = mường bằng phẳng ở dưới gầm mường trời là mường có thật trong vũ trụ luận Thái, đây là thế giới của con người khác biệt về bản chất so với Mường Phạ - Mường Phạ là cõi hư, tâm linh, còn Mường Lùm là cõi thực của con người và các loài vật, là các bản mường của nhiều tộc người (kể cả Kinh, Lào…) và “dân số” của các loại Mường (Phạ, Lùm) bao gồm cả các thế lực siêu nhiên khác, kể cả ma quỷ. Ma quỷ đi lang thang ở các Mường Phi, người thì ở các Mường Côn (có phi pú ở núi cao, phi pá ở mường sâu, phi ngược ở vùng nước xoáy cùng cõi Mường Lùm do con người làm chủ thể).

MƯỜNG BOỌC ĐAI

Là “Mường trong lòng đất” của loại người tí hon “Táy boọc đai” đây là ở Quỳ Châu (Nghệ An), còn phía Sơn La - Tây Bắc không có khái niệm này. Đó là thứ “phi đóng kín” hay “phi dóc dách”.

“Cờ boọc đai” là cái ống nhỏ cuốn dùng tơ lấy ra từ kén tằm (cái suốt) - Boọc còn có nghĩa là “hoa”, đó là nụ tơ hoa biểu tượng của lũ người tí hon sống dưới lòng đất, đứng đầu là “vua hoa tơ” (Pủa boọc đai).

“Phi” với người Thái là gồm cả thần thánh, hồn người chết và cả hồn, vía người đang sống - “Phi” là tín ngưỡng thờ vật hinh, một thứ sơ khai của Tôn giáo.

Linh hồn người sống là “phi vẳn”, ở người chết là “phi bướn”, với các thần linh là “phi then”, các tổ sư nghề Mo (phi môn, phi một) rồi phi bản, phi mường, phi pú, phi huổi, phi pá…

Thế giới của Phi có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới thực của con người (can thiệp, phù hộ) - do đó phải cúng bái cầu khẩn…

                                  *

                            *        *

Theo Hoàng Nó (Sơn La) thì:

Quan niệm về trời đó là Mường Phạ, Mường Bôn hay Mường Then. Có 11 Then gốc gọi là “Then ngồi chõng” (Then năng chóng) và 22 Then anh em (Then Pi Noong), mỗi vị Then là một đấng “sáng tạo” tạo mưa, gió, nắng hạn, lụt…

11 Then gốc, đáng kể là Then Luông (cụ Then già Pú Then Thẩu) hay chủ Tum Vang (như Ngọc Hoàng).

Hai là “Then chăng tê ba” - chữ “tê ba” gốc chữ Pali  - Sancrít thì Têbra nghiã là “cõi trời” - hư vô ngự trên đỉnh Pha Bôn điều khiển đúc ra người… Ba là “Then Ban” tạo ra họa phúc, duyên phận, sang giàu…

* Tục lệ cúng Then: Có 3 lễ chính:

1. Căm xeng: Báo ngày kiêng cấm

2. Xên kẻ: Cúng giải hạn

3. Xên hươn: Cúng nhà tức tổ tiên

                   Tháng giêng Tạo kiêng kỹ

                   Tháng hai Tạo căm xeng

* Đêm của ngày kiêng cấm: Mỗi nhà lấy một bó cỏ gianh, bó lạt, một con dao buộc vào đòn gánh - tượng trưng để phi tổ tiên đem lên sửa chữa nhà cho Then. Đầu đòn gánh treo một túi xôi, gói thịt gà luộc để cho tổ tiên ăn - Đặc biệt bắt 1 con dế mèn đực bỏ vào giỏ để đêm chúng gáy - Dế Mèn sinh nở vào tháng 7, nó tượng trưng 1 con trâu để tổ tiên dắt lên cày bừa ruộng nhà Then. Còn có việc: Lấy 1 tổ hoang rỗng của ong bò vẽ treo lên mái nhà để báo hiệu nhà tôi đã thực hiện đầy đủ cúng căm xeng.

* Xên kẻ: Cúng đầu tháng 2, cụ tổ phải lên chầu Then phục dịch. Làm ở gian giữa nhà có đầu trâu hay đầu gà, phía sau bà Một ngồi, phía trước lót vải trắng đổ gạo nếp thành một đống con, trên đặt 1 quả trứng gà luồn trong 1 vòng tay bạc, xung quanh mâm có đốt nến (sáp ong).

Đọc hát bài Xên do bà Một gòi là “Á ní” mất 1 ngày đêm “lời thỉnh cầu Then xá tội cho tổ tiên, cầu xin phúc lộc”.

* Xên hươn còn gọi Ló Liêng tổ chức cúng nhà trong 3 tháng (giêng, hai, ba) vào các ngày 7, 8, 9, âm lịch thành một chuỗi lễ hội đan xen căm xeng - xên kẻ và xên hươn.

Xiên hươn là mời tổ tiên về ăn cỗ cuối buổi cúng, ông mo phải cúng cơm rượu để đưa tiễn đưa đi đưa lại để các vị về nơi Mường phi của các hồn.

                    Theo Nguyễn Khôi


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60446938

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July