Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  SƠN LA KÝ SỰ - BÀI 31: ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGUỒN GỐC THÁI SƠN LA - Nhà thơ Nguyễn Khôi SƠN LA KÝ SỰ - BÀI 31: ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGUỒN GỐC THÁI SƠN LA - Nhà thơ Nguyễn Khôi , Người xứ Nghệ Kiev
 

                           SƠN LA KÝ SỰ

                BÀI 31:
                ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGUỒN GỐC THÁI SƠN LA

* Người Thái - mơ hồ trong tên gọi? Gốc gác ở Trung Quốc (trong số 56 dân tộc; với 1,16 triệu người), tên xưa gọi “Thái Lặc” (Tai Lue) - “Dai” (Thái tây song bản nạp) 2 ngôn ngữ là Tày Pong và Thái Đam (Tày đăm). Ngoài ra là tiếng Tráng (choang).

         Thư tịch cổ gọi Điền Việt, Kim Xì, Hắc Xỉ, Hoa Man, Bạch Y, Bạch Di, Bách Si, Bá Di…

         Thời Hán quận Ích Châu là của người Thái (xem thất cầm Mạnh Hoạch - Tam Quốc Chí)? Rồi di cư theo dọc sông Lan Thương (Mê Kông) tới Myanma, Lào, Thái Lan, theo sông Hồng xuống Việt Nam.

         * Người Thái ở Việt Nam:

         Còn được gọi là Tày Khao (trắng) đăm (đen) Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc.

         Nguồn gốc: Bách Việt, gồm với nhóm Choang (tráng), Tày, Nùng.

         Di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 7 - 13, trung tâm là Mường Theng (Điện Biên), từ đây họ tỏa đi Lào, Thái Lan, bang Shan (Myanma), đông bắc Ấn Độ cũng như ở Nam Việt Nam? (gốc đi từ - xíp xoong păn na).

         Ở Việt Nam: Đời Lý 1067 có Ngưu Hống (rắn hổ mang - tô tem), chỉ người Thái vào triều Cống, sau 1280 dưới sự cai quản của triều Trần.

         Các thủ lĩnh Thái được gọi là “Phụ đạo”.

         - Họ Đèo cai quản các Châu Lai (lay), chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nhan.

         - Họ Cầm cai trị Châu Phù Hoa (Phù Yên), Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Châu Luân, Châu Ninh Biên.

         - Họ Xa cai quản Châu Mộc

         - Họ Hà cai quản Châu Mai

         - Họ Bạc ở Châu Thuận

         - Họ Hoàng ở Châu Việt (Mường Vạt - Yên Châu).

         Dân số: 2009 có 1.550.423 người Thái (thứ 3 ở Việt Nam) có mặt khắp cả nước. (Sơn La có 572.441 người chiếm 53,2% toàn tỉnh); Nghệ An 295,132 người, Thanh Hóa có 225,336 người; Điện Biên 186,270 người, Lai Châu 119,803 người, Yên Bái 53,104 người, Hòa Bình 31,386 người, Đắc Lắk 17,135 người, Đắk Nông 10,311 người.

         * Họ của người Thái: Bạc, Bế, Bua, Bum, Cà (Hà, Kha, Mài, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo,  Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm, Leo, Lèo, Lềm, (Lâm, Lịm) Lý, Lò, (Lô, La), Lộc (Lục), Lự, Lường, (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vi (Vì) Xa (Sa), Xin.

         - Ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái - Kađai.

         - Kinh tế: Nông nghiệp (lúa nước, lúa nếp), các thứ hoa màu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê, cá… đan lát, dệt thổ cẩm, số nơi làm đồ gồm.

         - Gia đình: Phụ hệ, vợ theo họ chồng, có tục ở rể.

         Hôn nhân một vợ một chồng.

         - Tục lệ ma chay: Chết là về Mường trời tiếp tục sống ở thế giới đó.

         - Văn hóa: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết khá phong phú, có chữ viết riêng, có nhiều truyện thơ (sống chụ son sao, khum lú - Nàng ủa, tản chụ xiết xướng…).

         - Nhà cửa: Người Thái đen có nhà nóc hình mai rùa, chỏm đẩu đốc có khau cút (hoa nhà) rất độc đáo.

         - Trang phục: Đẹp, nhiều kiểu.

Nam giống với người Tày, Nùng, Kinh.

Nữ: Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm, đen) cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn đứng.

Đầu đội khăn Piêu thêu hoa văn theo môtyp từng mường. Váy ống (kín) giống Thái trắng, màu đen, cạp gấu váy phía trong nẹp đỏ.

Khi lấy chồng tóc búi ngược lên đỉnh đầu “tằng cẩu” (Thái trắng vẫn búi tóc sau gáy).

CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Người thái sang ở Sơn La đến nay đã trên 10 thế kỷ nhưng không thấy có dấu vết gì về các công trình kiến trúc gạch, đá…? Có lẽ chỉ có một cầu đá bản Cá bắc qua suối Nậm Cá chảy ra Nậm La ở đầu thị xã ra phía Chiềng Xôm? Và một số khu nhà xây của tỉnh trưởng Sơn La Bạc Cầm Qúy, (sau này trụ sở huyện ủy Thuận Châu, rồi bị bom Mỹ phá hủy hồi 1966 - 1973)… còn không hề thấy Đình, Chùa, đến Miếu gì ở Sơn La đất cũ?

Người Thái ở Sơn La không theo Tôn Giáo nào, chỉ thờ “Phi” (ma tưởng tượng) người chết làm lễ chia của “bỏ mả” là xong, không có giỗ chạp hàng năm, Tang ma có lễ gọi hồn, dẫn hồn về mường trời, xong coi là xong.

Nhà ở người Thái: hầu hết là gianh, tre, gỗ, nứa - đục đẽo đơn giản, đa số là không ngăn buồng (2 loài: cột chôn và cột kê) hoàn toàn là vật liệu tự nhiên sẵn có ở rừng núi bản địa.

.Người Thái ở Sơn La: Có 4 ngành (chi): tới 2009 có 58 vạn người.

-Thái trắng (Tày đón) cư trú ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Ngọc Chiến (Mường La).

-Thái đen (Tày đăm) ở Thuận Châu, Mường La, Vai Sơn, Yên Châu, Sông Mã. Đặc biệt Thái đen ở Yên Châu lại khác hẳn so với ở vùng  trên cả về tiếng nói, ăn mặc, phong cách, tập tuc.

 Chi (ngành) ở Mộc Châu, họ tự gọi là Thái đỏ (Tay đeng); cũng một chi ấy. Ở Bắc Yên, Phù Yên lại tự xưng là Tay đón (Thái trắng) ở xã Huy Bắc tự gọi là Tay khoong (người khoong) - “khoong” là một địa danh miền Tây Thanh Hóa (nơi họ từng ở ngày xưa). Nhóm Thái ở Pác Ngà (Bắc  Yên) tự gọi là Tay Eng (người Eng) “Eng” cũng là địa danh ở Thanh Hóa.

Tay đeng (Thái đỏ Mộc Châu) gốc gác từ Vân Nam qua Lào: từ Luông Pha Bang qua Mường Xáng; Mường Xăm, qua rừng Mường Xén vào đất giao chỉ (đời Lý) thuộc Nghệ An. Từ Mường xén họ tỏa ra Thanh Hóa qua Hồi Xuân, La Hán vào Mường Mun (Nai Châu) rồi lên Mộc Châu Sơn La.

Cuộc di cư này do chúa đất họ Vi Khăm (Vi Vàng dẫn đầu vùng em trai là Vi Ngân (vi bạc): Vi Ngân ở lại M ai Châu, người anh Vi Khăm ngược lên Mường  Moóc (Mường Xang - Mộc Châu).

Do đi tới nơi đất mới nên: Ở Mai Châu có bản Lác (bản lạ). Tòng Đậu nguyên âm là Toong Táu (Toong = lá, táu là cây gỗ Táu - cây to, lá to dùng để gói muối, lót xôi khi cúng lễ. Đồng Bảng nguyên âm là “Động Páng” (động:  rừng già, rừng cây cổ thụ, Páng là cây chuối rừng, nay ta qua Đồng Bảng vẫn thấy nhiều cây chuối rừng vì đất quanh năm ẩm ướt.

Họ “Vi Khăm” sau đổi thành họ Xa (Sa) có 2 truyền thuyết:

- Chúa Vi Khăm vào triều đình (nhà Lê Trịnh) qua cổng thành thì Quan coi cổng thành Thăng Long  vấn danh, hỏi họ tên gì ở đàu tới? Do ngôn ngữ bất đồng nên Chúa Vi Khăm trả lời sai ý đi “Tôi là ở xa đến” - Quan nghe ú ớ ghi “Chúa đất họ Xa - nay do chữ nghĩa chính tả lung tung ghi xa = Sa”?

Thuyết 2: Sau khi Chúa đất Vi Khăm qua đời - anh em trong nội tộc tranh giành… người anh thắng thế làm chúa, em phải xuống làm thường dân lấy họ “Vi Văn…” Người anh vì đã thề độc “cụ chí pái sá xịa mưng, mưng nha Pay năm hó phụ” (Tao sẽ từ mày, cạch từ đây không chung Họ nữa).

Từ đấy từ (Xá = Sa) thành họ chính của dòng Vi Khăm. Mãi về sau gọi chệch cho nhẹ đi Sá thành Sa… nhưng khi khấn cúng bái vẫn phải xưng là “Chúm mú Vi Khăm ” - (dòng họ Vi Khăm) cho đến ngày nay.

* Quan hệ xã hội Thái:

Cơ cấu xã hội cổ truyền là Bản mường hay chế độ Phìa Tạo Tông Tộc gọi là “Đằm”. Mỗi người có 3 quan hệ trọng yếu:

- Ải noọng: Nam giới 4 đời trong gia tộc (bên nội):

- Nhinh Sao: Tất cả thành viên nữ…

- Lúng ta: Tất cả thành viên Nam thuộc họ vợ (bên ngoại).

                    Theo Nguyễn Khôi


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66028648

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July