Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Nhà thơ Nguyễn Khôi Nhà thơ Nguyễn Khôi , Người xứ Nghệ Kiev
 

 
                                          SƠN LA KÝ SỰ

                                            Bài 28:

                                            ĐƯỜNG LÊN TÂY BẮC *


Đường lên Tây Bắc xa xôi

Nếp nhà sàn thấp thoáng *

Đường lên Tây Bắc quanh co

Tiếng chim rừng đây đó… (Nhạc sỹ Văn An)

Có 3 đường lên Tây Bắc theo 3 nẻo:

- Nẻo thông thường (năm 1963) đi từ bến Kim Liên (liền công viên Thống Nhất và hồ Bảy mẫu) qua thị xã Hà Đông theo Quốc lộ 6…

- Đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ (1953 - 1954) đi từ Yên Bái - Nghĩa Lộ qua đèo Lũng Lô sang Phù Yên…

- Đường nhánh đi từ Hà Nội qua Hưng Hóa - Thanh Sơn (Phú Thọ) vượt đèo Cón vào Phù Yên theo đường 13 qua Sông Đà. * Sau khi qua bản Song Pe (xem vợ chồng A Phủ) sang đò bến Ta Khoa, lên đèo Chẹn, tới chân đèo Chiềng Đông tụt xuống Cò Nòi (đường 6) lên TX Sơn La.

1. NẺO QUỐC LỘ 6:

Quốc lộ 6 đi từ Hà Nội - Sơn La - Điện Biên dài 504km, điểm đầu là cầu sông Nhuệ (TX Hà Đông) là km số 0, điểm cuối là TX Mường Lay. *Cầu sông Nhuệ - TX Hòa Bình 63km (đêm ngủ ở Hòa Bình hay chợ Bờ) - ở đoạn quốc lộ 6 này có đài kỷ niệm anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng Pháp năm (1953). - Từ cây số 65 TX Hòa Bình đến TX Sơn La 256Km - Sơn La - Tuần Giáo 56km - Tuần Giáo - Mường Lay 100km

Thời Pháp (trước 1945) Quốc lộ 6 chỉ hết địa phận tỉnh Hòa Bình, sang tới địa phận Sơn La là đường 41 (xã Chiềng Yên): Khởi đầu cây số 0 là chỗ suối Rút đổ vào sông Đà, đi một chặng tới cây số 22 (năm 1963) ô tô sáng đi từ Hòa Bình hay chợ Bờ lên tới cây số 22 (Sơn La) là trạm Công an kiểm tra giấy tờ và nghỉ ăn trưa, có cửa hàng mậu dịch Quốc doanh. Ăn trưa xong đi lên ngược dốc tới đỉnh Đèo 46 (cây số 46) cao khoảng 1500m ngang núi Tam Đảo -

Đây là bản Mèo (Hmông) đỉnh núi sương mù, nước suối giữa tháng 4 dương lịch nhúng lạnh buốt tay; tại đây cũng có 1 cửa hàng Mậu dịch Quốc doanh (vùng cao) nơi hội tụ dân bản đến mua hàng gặp gỡ khá đông vui. Xe ô tô ca (giá 12đồng/ từ bến Kim Liên Hà Nội lên tới Sơn La, cây số 302 km đầu cầu Trắng bắc trên suối Nậm La qua thị xã tới bản Xẳng (xã Chiềng Xôm) chui qua gầm đèo Cao Pha đổ xuống Nậm Bú (xã Mường Bú rồi tới Sông Đà chỗ bến Tạ Bú).

Từ đỉnh đèo 46, xe ô tô xuống dốc một mạch suốt xã Lõng Luông (Mèo) tới chân đèo là bản Hang Trùng (mường) cây số 58, rồi tới vườn Đào - cây số 64 có cửa hàng Bưu điện, trụ sở Sư đoàn 335, 1 đội của nông trường Mộc Châu (sau này thêm nông trường bò sữa Sao Đỏ ở cạnh đấy). Chợ Thảo Nguyên cùng Phố Thảo Nguyên đông vui, thấy máy cày, máy kéo biểu tượng của Chủ nghĩa xã hội hồi những năm 60 của thế kỷ 20 “anh đi khai phá miền Tây”, 4 giờ chiều xe tới thị trấn huyện lỵ Mộc Châu đông vui. 1 bàn ăn thịnh soạn, mất độ 1đồng (0,3đồng/1kg gạo) đủ bia rượu, thịt bò xào. Nhà trọ Quốc doanh đủ chăn đệm (đêm Mộc Châu mùa hè cũng dưới 20oC).

Sáng hôm sau, ăn phở 5 hào, xe ngược đi Yên Châu, tới cây số 82 là hết địa phận nông trường Mộc Châu, xuống 1 cái đèo nhỏ vào đất Tú Nang, cứ thế xe đi 1 bên núi, 1 bên suối Sập, 11 giờ tới thị trấn Yên Châu nóng bức như mùa hè dưới xuôi, chuối, muỗm, đường phên… bày đầy các “Quán” tự giác bên đường. Đến đoạn suối có cầu đi vào thị trấn là thấy chị em tắm truồng ngập sâu dưới suối… Cơm trưa ở Yên Châu, xong vượt đèo Chiềng Đông xuống Cò Nòi, Hát lót vượt dốc Mường Hồng vào khu sân bay Na Sản… khoảng 2 - 3 giờ chiều là tới thị xã. Thị xã Sơn La hồi 1963 - 1965 các tòa nhà đang xây, lô nhà 2 tầng chân đồi Khau cả là dành cho cơ quan, phía dưới đường Tô Hiệu là các dãy nhà cấp 4 cho cán bộ công nhân viên. Thời đó cơ quan biên chế còn ít người (Ty Nông nghiệp tất cả có 21 người). Thời đó Quốc lộ 6 đi 1 xe/ 1 luồng, rải đá dăm, cấp phối - đi từ Hà Nội - Sơn La mất 2 ngày rưỡi (qua nẻo Suối Rút - chợ Bờ, nay đã là lòng hồ sông Đà), nay đi mất có 6 tiếng đồng hồ.

2. NẺO QUA ĐÈO LỦNG LÔ “Cho tới đầu năm 1953, Quốc lộ 13A (tức Quốc lộ 37 ngay nay) mới được khởi công để cho Tướng Giáp đưa quân lên đánh Pháp, ở Nà Sản…, con đường nối từ ngã 3 Vực Tuần qua Thượng Bằng La (Văn Chấn, Yên Bái) lên đèo Lũng Lô”. 


“Đèo Lũng Lô anh hò chị hát” (Thơ Tố Hữu) Từ đèo Lũng Lô qua Phù Yên, qua Sông Đà vượt đèo Chẹn ra Cò Noi (Sơn La). Từ ấy mới thực sự có con đường nối từ chiến khu Việt Bắc sang Tây Bắc và cũng là con đường huyết mạch của từng đoàn từng đoàn bộ đội - dân công lên đánh Pháp giải phóng Lai Châu - Điện Biên Phủ (1953 - 1954) làm chấn động địa cầu.

“Đường lên Tây Bắc quanh co” chính là đi lối này. “Lũng Lô”, tên bản địa là “Trảng nương hoang giữa rừng cây cổ thụ”. Đèo Lũng Lô ngăn cách hai tỉnh Yên Bái - Sơn La, đỉnh đèo ngợp trong sương mù bao phủ, bốn mùa ẩm ướt, nước chảy qua đường đá gồ ghề.

Trước ngày hình thành đường 13A, Lũng Lô chỉ là một con đường mòn men theo triền núi, rất ít người qua lại. Thi thoảng mới có dân bản Cơi (Phù Yên) và bản Dạ (Văn Chấn) qua lại thăm nhau hoặc đi săn muông thú, vào rừng đèo lấy song mây, đào củ mài trong những ngày giáp hạt. Người Mường ở vùng này gọi là đèo Lũng Lô (lỗ thủng) với hình tượng là trên đỉnh đèo mây mù trắng, nhìn từ chân đèo lên đỉnh xuyên qua một lối mòn dưới tán cây cổ thụ thì thấy như một cái lỗ thủng trên trời cao? Cũng có ý kiến giải thích “lũng” là thung lũng, “lô” là cây lau?

Trước ngày giải phóng Tây Bắc (1953) Lũng Lô thuộc khu du kích Mường Thải (Phù Yên) đánh quân Pháp rất kiên cường. Giặc Pháp và tay sai ở Phù Yên sợ không dám bén mảng đến. (theo Đinh Chanh - văn nghệ Sơn La “suối reo” số 6/2004). 3. Nẻo qua đèo Cón giữa Thanh Sơn (Phú Thọ) và Phù Yên (Sơn La) là thêm 1 đường chính phụ trợ cho Quốc lộ 6.

Quốc lộ 6 tới địa điểm Cò Nòi (co là cây, Noi, có lẽ đọc chệch “loi” là mậy loi, một loại nứa nhỏ bằng ngón tay dùng đan phên liếp thưng nhà)…đây là “rốn bom” do tàu bay B26 của Pháp dội bom chặn đường quân ta lên Điện Biên, ở đấy có tượng đài TNXP. Con đường 13A (nay là đường 37) từ đèo Lũng Lô qua rừng ông Giáp ra Cò Nòi xưa qua đoạn núi Pu chạng hảy (dốc voi khóc) vượt hẻm dốc đá Suối Cao (Bắc Yên) ra bến Tạ Khoa (nay đã có cầu) qua pha Sông Đà lên đèo chẹn.

4, Đường lên Tây Bắc thời Lê Trịnh : Theo Lê Qúy Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì một dải sông Đà có 8 châu (huyện). 8 châu thuộc Phủ Gia Hưng là Phù Yên, Mộc Châu, Đà Bắc, Thuận Châu, Mai Sơn, Mai Châu, Sơn La và An Châu. 3 châu thuộc phủ Điện Biên là Ninh Biên, Lai Châu và Tuần Giáo. 3 châu thuộc phủ An Tây là Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai và Luân Châu. Đường đi từ Thăng Long lên thì Châu Phù Hoa (nay là Phù Yên) đi mất 6 ngày;
Châu Mộc; 8 ngày; châu Mai Sơn; 10 ngày; châu Mai Sơn có các động (Mường Bản) là Trình ban (Chiềng Ban), Trình chanh (Mường chanh). - Châu Sơn La đi mất 12 ngày, có một xứ gọi là “hang cá” (chính là bản Bó Cá có cầu đá ở TX Sơn La), có mỏ yết Ong (Hiếu Chai - Mường Chai). - Lên Châu Thuận (Mường Muổi) hết 12 ngày.

- Châu Quỳnh Nhai, thổ âm gọi là Mường Chăn (Mường Chiên) đi lên mất 20 ngày có mỏ đồng Vạn Bằng, Vạn Ma. - Lai Châu, thồ âm là Mường Lễ (Mường Lay) đi đường 22 ngày phong tục sân vật giống như Quỳnh Nhai (cũng là người Thái trắng). - Châu Tuần Giáo: Thổ âm là Mường Quay (Mường Quài = con trâu) đi mất 18 ngày. - Chây Tuy Phụ: Thổ âm là Mường Tè Hồ Chí Minh viết: Đi đường mới thấy gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng “Đường lên Tây Bắc” quả thật là như vậy. 7/3/2012 - NK

                          Theo Nguyễn Khôi


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60612708

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July