Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Nhà thơ Nguyễn Khôi Nhà thơ Nguyễn Khôi , Người xứ Nghệ Kiev
 

                                      SƠN LA KÝ SỰ

                            BÀI 7:
                            SÔNG CHÓ
 

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao, sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Đó là đoạn sông Mã (sông Ngựa) ở đoạn giáp ranh từ Sầm Nưa (Lào) đổ vào Thanh Hóa (Mường Lát) kề với Xuân Nha Sơn La… còn đoạn trên gọi theo dân bản địa (Thái) là Nậm Ma (sông Chó).

Sông Mã có 2 nguồn: Nguồn thứ nhất từ núi Tuần Giáo (nam tỉnh Điện Biên) chảy theo hướng Tây bắc - đông nam qua huyện sông Mã (Sơn La) rồi qua lãnh thổ Lào. Nguồn thứ 2 từ núi “Pu Xam Sao” (núi 3 cô gái)… cả 2 nguồn này đều đổ về Thanh Hóa từ Sầm Nưa, rồi giao lưu với sông Chu (sông Trâu) đổ ra vịnh Bắc Bộ, tất cả dài 512km, trong đó trên lãnh thổ Việt Nam 410km, qua Lào là 102km.

Tên gọi: Dân gian (sông Mã) vì dòng nước chảy xiết như “ngựa phi”.

Tuy nhiên theo n/c về từ nguyên học chữ “Mã” là “Mẹ” - nghĩa là sông lớn như. (Ở Lào mè khoỏng = MêKông, ở ta sông Hồng là sông cái).

Sử Việt gọi sông Mã là “Lỗi Giang” .Bên Lào là Nậm Mà. Sơn La gọi “Nậm Ma” (Mẹ là Êm) “ma” là con chó - có lẽ vì ở thượng nguồn dốc chảy xiết kêu như chó sủa.

Sông Mã chảy về đến Nà Nghịu (huyện Sông Mã Sơn La) rông cỡ con sông Cầu, 2 bên bớ là đồi núi cao vút không có đê, dòng sông khúc khuỷu, mùa cạn lòng sông trơ những tảng đá gộc, đã lồi đầu, có đoạn có thể lội bộ qua được để ta lại nhớ câu “sống chụ”.

* Phôm dú hua lứm cấu chắng lứm chụ

Cánh lứm chái nớ!

Cẩu chí lứm cánh xíp chí lứm

Nậm Ma hảnh to đe chắng lứm

* Tóc trên đầu búi ngược (tăng cẩu) hãy

Quên bạn tình, hãy quên anh yêu!

Chín sắp quên và mười sắp quên

Sông Mã cạn bằng lòng đĩa, hãy quên.

Mùa cạn này, đêm đêm lũ con trai từ bản Nà Hin bên sông lội tắt sang bản Nà Nghịu “chọc sàn” tìm bạn tình. Đó cũng là mùa các cô gái ra sông vớt rêu (1 món ăn đặc sản):

                            “Sông nhiều rêu, nhiều cá

Núi nhiều thú, nhiều măng

Chiều bóng anh che sông

Sớm mắt em lóng lánh…”

         Ngồi ở bên sông ta như thấy cái luân hồi của ta. Tháng 6, mưa lớn thượng nguồn… chiều qua còn như một dòng sông chết (cạn bằng lòng đĩa) mà sớm nay tất cả như bừng lên ầm ầm gầm réo hơn cả tiếng chó sủa, ngựa phi.

                            * Bó Áy Khảm nậm Ma khi khon

                            Nhắng xương pánh hảu mon vậy thả đé nớ!

                            * Hoa Áy dập dờn trôi ngang sông Mã

                            Còn thương nhau xin sắp gối riêng chờ.

                            (Hoa Áy vờn trôi ngang sông Mã

Còn thương, tay gối lả riêng chờ)

* Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

         Lũ về, sớm mai khi con chim Tăng Ló bên sông réo gọi, các chàng rể (lụ khươi) lò mò lội ven bờ “xem” các cái “đó” mà chàng ta “đặt” tối hôm trước “chờ nước lên” chắc mẩm sẽ vớ được vài con cá măng, cá chiên to hăng nước đầu mùa không may chui vào “đó” (lờ to) làm bữa ngon cho dân bản. Lũ về, mình là trai Đình Bảng, từ Hà Nội lên thượng nguồn Tây Tiến cái gì cũng lạ, cũng bỡ ngỡ, nửa đêm về sáng giật mình nghe sông réo… sớm mai ra bờ sông trông dòng sông chảy xiết, trong lòng lại vang lên khúc Trầm hùng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

                   “Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê”…

         Còn ở đây thì sông đổ ầm ầm, qua các ghềnh đá đổ thác bọt tung trắng xóa cứ như bờm đàn ngựa bạch đang phi hết tốc độ xông ra chiến trường cùng bom rơi pháo nổ vang rền, thật đúng là “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…

Lũ lên nhanh là lũ ống lũ quét cỏ cây hai bờ được một phen dọn sạch đôi bờ đất chỗ lỡ, chỗ bồi, bãi ngô, ven sông lại được phen tắm phù sa trồi lên xanh mởn…

Sau vài ba tiếng lũ lên cuồng nộ, thượng nguồn dứt mưa, thì con sông Mã “ngựa phi” lại trở thành Nậm Ma (chó sủa) ào ào, tấm tắc thân quen như con mực, con vện về nằm ngang dưới chân cầu thang, thật là:

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

        29/2/2012

Theo Nguyễn Khôi

 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66025270

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July