Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 28/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  TÌNH EM GỢI BÓNG QUÊ NHÀ - Nguyễn Trọng Văn – TÌNH EM GỢI BÓNG QUÊ NHÀ - Nguyễn Trọng Văn – , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Năm, ngày 22/11/2018

Nhớ vợ nằm mà không sao ngủ được bèn ngồi dậy làm thơ. Không ngờ những câu thơ “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông/ Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ/ Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ/ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam” lại lọt vào “mắt xanh” của nhạc sĩ Phạm Tuyên để rồi ca khúc nổi tiếng “Gửi nắng cho em” ra đời.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhà

Nhà thơ Bùi Văn Dung

Một sáng thu tôi cùng nhà thơ Bùi Văn Dung dạo bộ bên hồ Đại Lải. Ông nhà thơ này nhẽ ra phải hướng về phía người cùng bộ hành, cùng trò chuyện với mình thì mắt cứ ngóng tít ra ngoài xa. Một chút hơi lạnh theo làn gió thổi tới đủ để những ai đa cảm tự nhiên thấy bâng khuâng. Hồi lâu, chừng như biết tôi đang “khó hiểu”, nhà thơ Bùi Văn Dung nói “Hồ này là hồ thủy lợi mà công đầu thuộc về ông Kim Ngọc, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc hồi đầu những năm sáu mươi. Chính “ông khoán hộ” ấy đã khởi xướng cho một công trình thủy lợi nuôi sống cả mấy chục vạn dân, cứu hàng ngàn héc ta canh tác quanh năm thiếu nước”. Tôi thoáng băn khoăn, ơ cái ông nhà thơ này, đến đây là để “nghỉ ngơi, là để viết” mà tâm trí vẫn còn quẩn quanh nghĩ chuyện quê chuyện đồng.
Chẳng bận tâm với những ý nghĩ thắc mắc của tôi, nhà thơ Bùi Văn Dung vẫn ngóng tít ra xa. Giọng ông chùng xuống đến bất ngờ “Hồi tháng 8 năm 1945 cả huyện Vĩnh Tường quê tôi nước lụt ngập trắng đồng. Bà Khuất Thị Bảy (vợ đồng chí Hoàng Quốc Việt) đã lãnh đạo nhân dân chèo thuyền lên huyện phủ cướp chính quyền”. Tôi dám chắc hồi đó cậu bé Dung bốn tuổi chẳng nhớ một điều gì nhưng những câu chuyện do bà do mẹ kể lại thì thực sự in sâu trong tâm trí. Hình ảnh những người đàn bà quê kiểng dầm mình trong nước vớt từng cọng lúa cọng rau cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng để rồi ông mượn thơ nói hộ tình cảm trước sau như một của mình với những người phụ nữ thôn quê.
Dừng chân và nghỉ lại dưới một tán ô che nắng, tôi nửa ngồi nửa nằm trong chiếc ghế rộng đặt bên mép nước quay sang nói thật thà với nhà thơ Bùi Văn Dung “Em có cảm tưởng nếu câu thơ “Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng/ Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành/ Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh/ Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng” mà “gán” vào bác thì đó quả là một “bức phác họa” về bác vậy”. Nhà thơ Bùi Văn Dung gật gật vẻ xác nhận. Quả thật nếu gặp ông ngoài đời mấy ai dám nghĩ ông đã bước vào cái tuổi bảy mươi tám. Nước da màu “đồng áng”, tác phong trẻ trung và nhất là giọng nói rất “sôi nổi” đã cho những ai lần đầu tiếp xúc đều thấy đấy là một “bác nông phu vô tư nhất Vịnh Bắc Bộ”.
Tôi lại nói thêm “Mà lại là một bác nông phu cứ hễ đi xa, hễ cứ về gần là “đăm đắm” nghĩ về “em” thôi”. Ông cười ngường ngượng (người đâu đến lạ, ngần này tuổi rồi mà còn ngượng khi nói chuyện chị em?), tôi bồi luôn “Thì như đã thấy đấy thôi, nào là “Lạy trời thương kiếp rau răm/ Giêng hai… rồi cả một năm yên hàn” nào là “Cầm tay, thương lắm em gày/ Hanh hao của những chuỗi ngày xa nhau”… Và hình như chỉ có giấc mơ “thơm ngát lúa đồng xanh” thì may chăng bác mới tạm nguôi ngoai nghĩ về em, nhớ về em và lo về “em” ở phía quê nhà”, Ông nhà thơ “chân quê” chợt khác hẳn ngày thường, thong thả hơn và trầm lắng hơn như câu thơ ông viết “Mượn trời một chút nắng non/ Để ai che nón đường mòn vắng cây”?
Năm nay, nghĩa là dịp thu của năm 2018 này, bác “nông phu” nay vẫn chẳng khác gì anh “nông dân” của hơn bốn mươi năm về trước. Hồi đó Bùi Văn Dung mới ngoài ba mươi tuổi, cấp hàm thượng úy, rất trẻ và rất nhiệt tình công tác. Anh bộ đội vừa cùng đoàn quân giải phóng ào ạt “tiến về Sài Gòn”. Người chiến sĩ “của rừng xanh” đã mấy năm xa nhà, mấy năm xa vợ “chợt” được sống trong một thành phố “phù hoa” tuy ngoài miệng có nói “Nhờ ngọn gió muộn đọc chơi thơ tình”? vẻ như an ủi mình, lòng như luôn tâm niệm “Thôi đành vậy, tôi nguyện làm ngọn cỏ/ Làm láng giềng của vùng đất đắng phù sa”. Mà là anh nói thế thôi chứ giấu sao nổi nỗi nhớ người vợ trẻ nơi quê nhà. Cứ những câu thơ mà câu nào cũng có “em” câu nào cũng thấy “em” là biết anh đang nhớ, nhớ mà anh mường tượng ra cảnh người vợ trẻ của mình trong những đêm vắng chồng nằm một mình “Co ro mấy đợt gió đông chuyển mùa” mà cố đếm từng giờ mong trời mau sáng.
Mười lăm tuổi cậu thiếu niên Bùi Văn Dung được nhà nước ta cho sang Tiệp Khắc học phổ thông theo diện con cán bộ hoạt động trước cách mạng tháng 8. Mới được 3 năm nên chẳng hiểu cậu đã kịp để ý tới cô gái Séc có mái tóc vàng hoe nào chưa nhưng cậu đã “tập tọe” làm thơ với những câu thơ kiểu “em và bướm trắng”. Rồi thì cậu phải về nước do tình hình nước bạn có biến động. Học tiếp chương trình ở trường Thiếu sinh quân, trường dành cho con em cán bộ quân đội, cho đến khi xong lớp 10 thì anh thanh niên Bùi Văn Dung nhập ngũ. Vào cái thời đầu những năm sáu mươi của thế kỷ hai mươi những anh bộ đội có trình độ văn hóa hết cấp 3 là quý lắm. Nhất là khi anh bộ đội trẻ có thơ được đăng trên báo Tiền phong năm 1965, bài thơ “đầu đời” ấy có câu “Khi yêu em anh bắt đầu suy nghĩ/ Về tình yêu chung thủy của chúng ta… Nhưng khi uống ngụm nước quê trong trẻo/ Ngẩng cao đầu mải ngắm trời xanh…”. Nhưng chiến trường sôi động đã làm “con đường thi ca” của anh lính trẻ Bùi Văn Dung phải tạm ngừng mãi cho tới sau ngày miền Nam được giải phóng thì hồn thơ ấy mới “tái lai”. Nghe đâu những năm 1975 – 1978 bút danh B.Văn Dung “tràn ngập” trên báo Sài Gòn giải phóng.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Một tác phẩm của nhà thơ Bùi Văn Dung

Giọng thơ B.Văn Dung hóa ra lại hợp với “tạng” của báo chí hồi đầu giải phóng. Những bài thơ như “Gửi nắng cho em” viết năm 1975, “Con kênh ta đào” viết năm 1977, “Viết sau chiến tranh” viết năm 1978… với những câu thơ đầy trăn trở về nông nghiệp nông thôn như “Cây lúa mọc ở hai vùng châu thổ, cũng phải qua sâu rầy một nắng hai sương” hay những câu thơ nhiều nghĩ suy về những khó khăn của đất nước mà đầy trách nhiệm như “Những ngày qua tôi chưa hiểu hết em/ Cái dáng trầm tư cái nhìn lặng sóng/ Khi đất nước bước vào kỷ nguyên biến động/ Ta dựng bão tố nhân dân, cũng cần độ rung trong mỗi con người” hôm nay đọc lại vẫn thấy còn nguyên giá trị.
Nhìn vẻ mặt nhà thơ Bùi Văn Dung sáng nay hơi “ngơ ngẩn” như đang nhớ đang thương ai nên tôi hỏi thử “Em nghe trẻ trâu nó đồn thời trai trẻ bác là bác đào hoa lắm. Đời bộ đội nay đây mai đó, được xếp vào loại có văn hóa cao, lại toàn đóng quân ở nhà dân. Này, hồi ấy bác yêu thương cô Nụ cô Na cô Đào cô Mận nào thì bác khai thật đi?”. Thấy ông nhà thơ U80 chợt lúng túng, cười xấu hổ định “tháo lui” tôi bèn tấn công “Chắc là vì bác bị “gai nhọn của lũy tre làng” giăng mắc mà “vướng” nên “gỡ chẳng ra”?

Trong hình ảnh có thể có: văn bản


Một tác phẩm của nhà thơ Bùi Văn Dung

Nhà thơ Bùi Văn Dung lắc lắc đầu (lại ngường ngượng) rồi tủm tỉm cười, nụ cười hơn hớn cứ như hồi anh bộ đội hai mươi tư tuổi về phép theo chân người nhà qua xóm bên để “xem mặt” cô thôn nữ Kim Thị Hiền vậy. Ông thủ thỉ “Ừ mà mình thương bà ấy thật. Vất vả. Lo lắng cho chồng ở ngoài tiền tuyến. Lặn lội nuôi con. Động viên bà ấy mười lần chứ cả ngàn lần nghĩ còn chưa đủ”. Vậy đấy. Một câu là “em”, chín câu vẫn là “em”. Thảo nào “Anh ở chiến trường rủng rỉnh nào lương khô, mì chính, ruốc thịt, gạo ngon/ Em tráng trứng cho con trên mảnh lá chuối non thay mỡ/ Con đến trường cọng rơm lẫn trong trang vở/ Bấm tòe chân trên quãng đường lầy”. Chao ơi người đâu đến thế là cùng. Một chữ là nhớ thương. Chín chữ vẫn là thương nhớ. Nghe tôi nói “trúng tâm can” nhà thơ Bùi Văn Dung bèn “đánh trống lảng”, ông khoát tay chỉ ra ngoài mặt hồ, tôi ngẩng trông theo. Mặt hồ Đại Lải như rung lên dưới “sức vươn” của một chiếc ca nô cao tốc đang hối hả lao về phía đảo Ngọc để lại phía sau hai làn nước bọt tung trắng xóa nhìn tựa như một cánh chim trời mê mải. Chợt đâu đó ngâm nga “Con kênh xanh từ mắt em trong vắt/ Ngay buổi đầu anh đã thấy cả đồng xanh”.
Và tôi nhận ra rằng: Trên cõi đời này tình yêu luôn cho ta hình bóng quê nhà cho dù ta có ở chân trời góc bể xa xôi nào.

 

 

Nhà thơ Bùi Văn Dung sinh năm 1941. Quê xã Thượng Trung, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông nhập ngũ đầu tháng 4 năm 1962 và nghỉ hưu tháng 9 năm 1987. Đã xuất bản 3 tập thơ: Gửi nắng cho em – 2002. Nhìn ngoài đôi mắt – 2010 và Trắng mây Tam Đảo – 2017. Thơ của ông được phổ nhạc 8 bài, trong đó nhạc sĩ Phạm Tuyên đã phổ 6 bài, nổi tiếng là: Gửi nắng cho em (1976) Con kênh ta đào (1977) và Giá em đừng yêu anh (1979).

Theo bản tác giả gửi tặng Báo Người xứ Nghệ Kiev.



  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59757762

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July