Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Sáng Tác Cộng Đồng >
  Nhịp cầu Tình yêu Nhịp cầu Tình yêu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Ảnh minh hoạ - Internet

                  “Quá nửa đời phiêu bạt

                  Con lại về úp mặt vào sông quê...”

    Chẳng biết nhà thơ Lê Huy Mậu có phải là người xa xứ, xa quê như chúng tôi không mà ông viết ra những câu thơ hay đến thế? Tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê ven sông nên mỗi lần nghe bài hát “Khúc hát sông quê” lòng lại bồi hồi xao xuyến khôn nguôi! Con sông quê tôi có tự bao giờ và ai đặt tên cho nó cũng chẳng ai biết rõ. Có lẽ con sông bắt nguồn từ trên đỉnh Trường Sơn xa thẳm, chảy qua thị trấn Phố Châu nên mới có tên sông Ngàn Phố đó chăng? Ấy là phỏng đoán vậy chứ hỏi ai họ cũng lắc đầu nhún vai không biết. Sông Ngàn Phố quê tôi chảy suốt chiều dài của huyện Hương Sơn rồi hợp lưu vào sông La, nó chỉ dành riêng cho huyện của tôi thôi... Con sông không rộng không dài, mực nước quanh năm không hề thay đổi trừ mùa lũ. Khái niệm “khúc sông bên lở bên bồi” đối với con sông này chỉ là tương đối không đáng kể. Hai bên bờ sông các loại tre, trúc, mai, vầu... mọc dày đặc nên nước sông đã trong lại càng xanh. Thuở nhỏ tôi cùng lũ trẻ trong làng ngày nào cũng ra sông vừa chăn trâu vừa bơi lội thỏa thích. Có hôm mải chơi đến tối mịt lũ trâu bò tự về chuồng, bố mẹ phải ra gọi mới chịu về ăn cơm. Lớn lên chúng tôi phải đi đò sang học cấp III trường huyện ở bên kia sông. Con sông hiền hòa là thế về mùa lũ bỗng trở nên hung dữ lạ thường. Bác lái đò dày dạn kinh nghiệm nên vẫn chở chúng tôi sang sông như thường lệ, lâu rồi cũng thành quen chẳng sợ hãi gì sóng to gió lớn. Đến năm cuối cấp vừa học được mấy ngày thì lũ về, nhìn nước sông cuồn cuộn chúng tôi hơi e ngại. Bác lái đò đã nhẵn mặt từng đứa nên vẫn chở chúng tôi sang sông. Con đò nhỏ bé sang qua nửa dòng bất ngờ bị một khúc gỗ đâm vào thế là đò lật hất tất cả xuống sông. Tôi lặn một hơi, vừa ngoi lên thì bị ai ôm chặt. Hoảng hốt vật lộn một lúc tôi kéo được người ấy lên bờ, hoá ra là người con gái trạc bằng tuổi tôi. Tôi nằm vật ra thở dốc, cô bạn gần như bất tỉnh. Mọi người xúm quanh cứu chữa một lúc cô ta mới tỉnh. Nhìn cô bé ngơ ngác đưa mắt tìm kiếm loanh quanh tôi bật cười:

     -Em tìm gì đấy?

     -Chiếc cặp sách của em đâu?

     -Chúng ta tặng cho Hà bá hết rồi, để mai anh lặn xuống đòi lại. Em cứ yên tâm nghỉ ngơi cho khoẻ.

    Sau lần tai nạn ấy em và tôi thành ra quen nhau, tôi học lớp trên, em học lớp dưới. Tan học chúng tôi thường đi cùng nhau nên hay bị bạn bè trêu trọc. Mặc kệ, vì hai đứa chỉ trao đổi với nhau những gì đã học trên lớp. Em hơi yếu môn Vật lý nên thỉnh thoảng tôi hướng dẫn chỉ bảo cho. Vậy thôi. Những tháng ngày cuối cấp thật bận rộn song tôi vẫn dành cho em tất cả kiến thức của mình, nhất là môn Lý sở trường. Thật không ngờ em tiến bộ trông thấy. Chính thầy cô, bố mẹ em cũng ngạc nhiên về lực học của con gái mình. Ai hỏi em chỉ tủm tỉm cười. Một lần trên đường đi học về em chợt hỏi tôi:

      -Anh định thi vào trường nào?

      -Anh thi vào Bách khoa, còn em?

      -Bí mật.

      -Ngay cả với anh sao?

      -Tạm thời như thế đã, em còn một năm nữa cơ mà.

      -Đành vậy.

    Thế rồi tôi thi đỗ Đại học đủ tiêu chuẩn đi Tây. Cả nhà, bè bạn ai cũng mừng. Riêng em tôi thấy có điều gì hơi khang khác. Hôm liên hoan tranh thủ lúc vắng người tôi gạn hỏi:

     -Hình như em có điều gì không vui, em không mừng cho anh sao Ngân Giang?

     -Không, em mừng lắm. Nhưng từ nay không có anh bên cạnh em cảm thấy buồn buồn chả biết vì sao?

     -Anh còn 1 năm học dự bị tiếng Nga ở Hà Nội, chúng ta vẫn còn gặp nhau, có gì cần trao đổi nhớ viết thư cho anh.

     -Vâng! Em sẽ viết, còn anh?

     -Dĩ nhiên rồi. Ngốc ạ!

    Một năm ở Thanh Xuân hầu như tuần nào tôi cũng nhận được thư em và ngược lại. Ngày ấy làm gì có điện thoại di động như bây giờ. Đến hè tôi về quê nghỉ 1 tháng là lúc em chuẩn bị thi vào Đại học. Đến lúc này tôi mới hay em thi vào Đại học Giao thông sắt bộ. Tôi hơi ngạc nhiên tò mò: -Em là con gái thi vào trường ấy có hợp lắm không? Em nhìn tôi mỉm cười:

    -Bí mật.

    -Lại bí mật, nhưng thôi tuỳ em.

    Về quê chẳng có việc gì làm nên suốt ngày tôi tranh thủ ôn bài với em. Đôi lúc rảnh rỗi hai đứa lại dắt nhau ra bờ sông hóng mát. Mùa hè sông hơi cạn nhưng nước trong vắt có thể nhìn thấy cả đàn cá bơi lội tung tăng. Tôi đùa bảo Ngân Giang: -Mấy con cá này hẳn đã đọc hết tài liệu em gửi cho nó rồi. Em ớ ra rồi chợt hiểu: -Anh nhớ dai thật, thảo nào cứ mải ngắm đàn cá chả biết gì có em bên cạnh.

     Ngày chia tay tôi ra chào từ biệt thầy cô và em. Hai đứa lại dắt nhau ra bờ sông quen thuộc. Tôi thật sự lúng túng chẳng biết nói gì. Yên lặng một lúc em chợt hỏi:

    -Mai đây đi xa lắm anh còn nhớ quê hương và dòng sông Ngàn Phố nữa không?

    -Anh nhớ, nhất định anh sẽ trở về, em chờ anh chứ?

    -Vì lẽ gì cơ?

    -Anh yêu em Ngân Giang! Anh sẽ buồn biết bao nếu ngày trở về không có em!

Em chợt òa khóc nức nở: -Em yêu anh! Em sẽ chờ anh. Sang bên ấy anh nhớ viết thư cho em luôn nhé!

    Tôi vụng về lau nước mắt cho em. Như chợt tỉnh em lấy trong túi ra chiếc khăn mùi xoa thêu đôi chim bồ câu bay trên dòng sông xanh thơ mộng: -Em chẳng có gì, anh cầm lấy để nhớ về em. Tôi cảm động quá chẳng biết nói gì chỉ nắm chặt tay em thay cho lời thề son sắt. Không gian tĩnh mịch, thời gian như ngừng trôi, kẻ ở người đi buồn vui lẫn lộn. Một lát sau em chợt bảo: -Em sẽ đi cùng anh ra Hà Nội, tiện thể ngó qua trường cho biết.

 

    Hay quá, nhưng sợ bố mẹ em không đồng ý. Anh đã thưa chuyện với thầy cô, à bố mẹ của em đâu.

    -Chuyện của chúng mình bố mẹ em biết cả rồi có điều phải chờ anh nói ra.

    -Nhưng anh sợ lắm!

    -Đã có em bên cạnh anh sợ gì, con trai gì mà nhát thế?

Biết chuyện, bố mẹ em rất vui nhưng cũng hơi phân vân

    -Chuyện hai con là vậy, bây giờ anh đưa Ngân Giang về ra mắt gia đình bên ấy rồi sẽ tính sau.

    Tôi đưa em về nhà. Cả gia đình ai cũng mừng cho hai đứa nên duyên. Theo đúng phong tục, bố mẹ tôi ra thưa chuyện với họ nhà gái. Hai đứa chính thức hứa hôn chờ học xong sẽ làm lễ cưới. Ngày ra sân bay hai đứa lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Em trao tôi nụ hôn đầu đời. Mấy năm trời du học, dư vị của nó vẫn ngọt ngào, mằn mặn trên môi. Tốt nghiệp, tôi chẳng được về ngay mà ở lại học tiếp ba năm nữa. Tính ra tám năm trời đằng đẵng xa nhau. Tình yêu, nỗi nhớ là những bức thư gửi cho nhau qua năm tháng không biết bao nhiêu mà kể. Ngày trở về tôi muốn dành cho em sự bí mật bất ngờ nên chẳng báo tin gì. Về đến Hà Nội chị tôi mới cho hay, em đang về quê xây dựng một công trình gì đó. Chẳng kịp nghỉ ngơi, hôm sau tôi bắt xe về quê. Xe chạy đến bến đò quen thuộc năm xưa đúng lúc mọi người đang làm lễ khánh thành chiếc cầu treo bắc qua sông. Bất chợt tôi thấy Ngân Giang sóng đôi cùng với một chàng trai bước lên cầu. Tôi lững thững theo đoàn người, lòng rối bời hoang mang, có lẽ nào? Chiếc va li và cặp đựng thư em đột nhiên trĩu nặng, mồ hôi túa ra. Vậy là sao? Em đã yêu người khác rồi sao? - Tôi cay đắng nghĩ thầm. Cũng phải thôi. Tám năm trời trôi đi biền biệt, đời người con gái có thì. Tôi cố giấu mặt nhưng cái mác đi Tây về làm người ta chú ý. Thằng bạn học nhận ra tôi, hắn reo lên: -Mày đi đâu bây giờ mới về để Ngân Giang mỏi mắt trông chờ? Đúng lúc ấy Ngân Giang quay lại, em lảo đảo nắm chặt dây treo. Tôi lao đến đỡ nàng ngồi xuống va li. Em vừa khóc vừa cười làm ai cũng ngạc nhiên. Bác Chủ tịch huyện nhìn tôi tủm tỉm: 

    -Thì ra là cậu, thảo nào cô kỹ sư xinh đẹp chẳng chịu yêu ai.

    Một tháng sau chúng tôi làm lễ cưới. Em vẫn ở lại quê nhà chỉ đạo xây tiếp cây cầu bắc qua phà Linh Cảm, còn tôi trong giai đoạn chờ việc. Rảnh rỗi tôi và em lại ra sông. Con đò năm xưa đã trở thành kỷ niệm. Nhìn đoàn người tấp nập qua lại trên chiếc cầu treo em bảo:

    -Bây giờ anh đã rõ điều bí mật năm nào rồi chứ?

    -Rõ rồi nhưng vẫn chưa thông.

    -Có gì đâu. Chúng ta yêu sông nhưng về mùa lũ thường cướp đi những sinh mạng suýt nữa cả em. Bởi vậy em quyết tâm học ngành giao thông khoa cầu đường anh ạ. Tôi thật sự tự hào trước tình yêu quê hương sông nước của em. Xúc động tôi đọc lại hai câu thơ mà em viết cho tôi năm nào:

                     “Cho sông cho nước từ giờ

              Chẳng còn lỡ chuyến con đò sang ngang’

    Tôi và em nhìn nhau, nhìn dòng sông xinh đẹp uốn lượn qua cầu thầm cảm ơn số phận!

                                   Kiev, 30.11.2011 Hồng Kông


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59798676

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July