Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Đếm bước cuộc hành trình - thấm đẫm thân phận Việt trên đất Nga Đếm bước cuộc hành trình - thấm đẫm thân phận Việt trên đất Nga , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (VOV5)- Tập ký sự nước Nga "Đếm bước cuộc hành trình" của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng là một bức tranh đa dạng, chân thực với các mảng màu tối sáng về nước Nga và cộng đồng người Việt trong quãng thời gian cuối những năm 90 và đầu thế kỷ XXI.

Với Hiệp ước Hợp tác lao động hai nước Việt Xô được ký kết năm 1981, hơn hai trăm ngàn công nhân Việt Nam đã được gửi sang lao động tại hầu khắp các thành phố của nước Nga và các nước Cộng hoà thuộc Liên bang Xô Viết.

Sau khi Liên Xô tan vỡ, phần lớn những người lao động Việt Nam trụ lại làm ăn và sinh sống. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga là một cộng đồng lành mạnh, có học vấn tương đối cao, gắn bó với quê hương, đất nước; là sản phẩm của mối tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Liên Xô.

Người Việt tại Nga phải đối mặt với cuộc mưu sinh đầy gian khó, với cơ chế thị trường vừa hình thành ở một đất nước tồn tại suốt hơn bảy chục năm bao cấp, với bao tệ nạn xã hội, sự mất an ninh và sự lạm quyền của một bộ phận cán bộ công lực thoái hoá, mất phẩm chất. Những năm 90 không chỉ là giai đoạn sóng gió của nước Nga, mà còn được coi là thời kỳ đầy thử thách của cộng đồng người Việt.

Giữa bối cảnh đó, có nhiều doanh nhân Việt đã vươn lên tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường mới cùng với sự ra đời và tồn tại của các Công ty, các Hiệp hội, các Trung tâm Thương mại. Mỗi một ốp -Thương xá được coi là căn cứ địa của người Việt suốt trong ba thập kỷ, tính từ đầu những năm 90 thế kỷ trước. Người Việt đã từng bước đi từ tự phát, manh mún tới một cộng đồng có tổ chức và ổn định.

Trong ba chục năm qua, nhiều tác phẩm báo chí và văn học của các nhà báo, nhà văn đã viết về cộng đồng người Việt tại Nga bằng những phóng sự, tuỳ bút và truyện ngắn khá sinh động, miêu tả cuộc sống bươn trải của người lao động miền băng tuyết. Cảnh bán buôn, sinh sống đầy lo âu, đầy rủi ro của người Việt tại Nga, là nét nổi bật mà các tác phẩm hay đề cập đến. Đó là một sự thật, một hiện tượng nổi cộm không thể phủ nhận được trong những năm cuối thế kỷ ở nước Nga.

Bước sang thập niên đầu tiên của thế kỷ mới, nước Nga không ngừng chuyển biến với những cải cách mang tính đột phá. Xã hội Nga từng bước chuyển mình đi lên, đời sống dân sinh được cải thiện rõ rệt. Những cuộc thanh lọc kiên quyết của chính quyền Nga trong thời gian gần đây đã mang lại cho nước Nga một hình ảnh mới, thân thiện, hữu nghị, như một khẩu hiệu của ngành du lịch đưa ra. Những phần tử thoái hoá trong các cơ quan công quyền, những kẻ phân biệt chủng tộc, những vụ việc vi phạm pháp luật lần lượt bị phanh phui và đưa ra trước vành móng ngựa.

Hình ảnh những người cảnh sát Nga mới đã xoá đi mặc cảm trong dân chúng về những bức xúc bấy lâu nay về một bộ phận công an mất phẩm chất, mà người đứng đầu Nhà nước Nga từng gọi là sự xấu hổ!

Mặc dù việc kinh doanh ngày càng khó khăn, các phương thức kinh doanh tự do bị thu hẹp lại, nhưng người Việt đã từng bước đi vào quỹ đạo của cuộc hội nhập với nước Nga mới.

Tập ký sự nước Nga "Đếm bước cuộc hành trình" của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng là một bức tranh đa dạng, chân thực với các mảng màu tối sáng về nước Nga và cộng đồng người Việt trong quãng thời gian cuối những năm 90 và đầu thế kỷ XXI.


Mặc dù mấy năm nay, an ninh xã hội đã tốt hơn, các Hiệp hội đã vững mạnh, cuộc sống người Việt đang đi vào xu thế ổn định và đã có những thay đổi khả quan về diện mạo văn hoá hơn những thập kỷ trước, nhưng những trang viết của Nguyễn Huy Hoàng vẫn còn nóng hổi và vẫn còn mang ý nghĩa thời sự về một thời đầy cam go và nghiệt ngã. Nó càng có tác dụng hơn khi cần thiết phải "ôn cố, tri tân", cần phải soi lại mình trong quá khứ như là một sự tổng kết, phân tích và hoài niệm.

Những tác phẩm ký sự của Nguyễn Huy Hoàng là cái nhìn đa chiều, phản ánh một cách bao quát những mặt mạnh, mặt yếu của người Việt, như là một sự kê đơn đúng bệnh, nhằm đưa ra một cách khắc phục, góp thêm một tiếng nói trong công cuộc hoàn thiện và phát triển văn hoá cộng đồng. Một nhà mỹ học Nga có nói đại ý là,thật là ấu trĩ khi không hiểu được rằng, sự phê phán đúng chỗ còn có tác dụng lớn hơn cả sự ngợi ca nhằm giáo hoá con người theo chiều hướng tích cực.

Tác giả càng phê phán bao nhiêu về sự cửa quyền của những phần tử công quyền nhũng lạm, thì càng biết ơn những người Nga nhân hậu, biết ơn một nước Nga vĩ đại đã cưu mang những người con đất Việt, có tình cảm thuỷ chung với đất nước Việt Nam.

Với bề dày sự trải nghiệm, với chiều dài năm tháng ở nước Nga vắt qua hai thế kỷ, tác giả có một cái nhìn sâu sắc về tình cảm  nhân hậu, bao dung của người Nga; thấy được tầm vóc của nước Nga tin tưởng sắt đá  ở một quốc gia hùng cường. Đồng thời, tác giả đặt niềm tin vào cộng đồng người Việt có tương lai ở miền băng tuyết. Tác phẩm Đếm bước cuộc hành trình giống như một amanach về cuộc sống người Việt tại Nga suốt gần một phần ba thế kỷ.

Tác phẩm viết theo dạng du ký, đi dọc chiều dài của một cuộc hành trình theo năm tháng, viết một cách khách quan bằng một thứ ngôn ngữ phảng phất tính umua, trào lộng. Qua một số hiện tượng sinh hoạt được phản ánh trong một vài bài viết, quả thật khó đồng tình, chấp nhận với nếp sống hồn nhiên, tuỳ tiện và tạm bợ của một bộ phận người Việt chạy chợ. Nhưng đằng sau đó, là sự thấu hiểu, thông cảm đến tận đáy lòng nỗi gian truân, vất vả vô cùng của người Việt, là niềm mong ước sao cho người Việt luôn ngẩng cao đầu ở xứ người của tác giả.

Tập ký sự "Đếm bước cuộc hành trình" dường như là sự tiếp nối của tập truyện - ký: "Nước Nga thời mở cửa" của Nguyễn Huy Hoàng gần mười lăm năm trước (Giải nhì báo Văn nghệ Trẻ - 1998, không có giải nhất). Cùng với hơn chục tập thơ, chuyên luận, giáo trình đã xuất bản trong nước và ngoài nước, Nguyễn Huy Hoàng được coi là nhà thơ viết nhiều nhất và viết rất thành công về mảng đề tài nước Nga hiện nay.

 

 

 

 

 


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60617566

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July