Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Từ thơ “Nguyên tiêu” đến Ngày Thơ Việt Nam Từ thơ “Nguyên tiêu” đến Ngày Thơ Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean) Về bài thơ chữ Hán mang tựa đề “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lần nhà ngoại giao - nhà thơ Xuân Thủy cho biết một tư liệu rất quý.

Đầu năm 1948, sau khi dự một hội nghị quan trọng, Bác Hồ xuôi thuyền về nơi căn cứ. Trăng sáng, cảnh đẹp nên thơ, Bác cảm hứng đọc hai câu thơ bằng chữ Hán. Sau đó, Người thêm hai câu nữa. Thế là thành bài thơ “Nguyên tiêu” trọn vẹn. Cùng đi thuyền với Bác là đồng chí Xuân Thủy và một số đồng chí khác. Có người đề nghị tác giả cho dịch ra tiếng Việt để nhiều người cùng thưởng thức, Bác vui vẻ bảo: “Có Xuân Thủy đây, Xuân Thủy dịch đi!”. Suy nghĩ một lúc, nhà thơ Xuân Thủy trong niềm đồng cảm sâu sắc đã đọc bản dịch theo thể thơ lục bát dân tộc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Nghe xong bản dịch thơ mình, Bác nhận xét: “Dịch thế là lưu loát, giữ được chất thơ. Nhưng dòng thứ hai có ba chữ xuân hòa vào nhau, mà bản dịch thì có hai chữ xuân, như thế là ý đủ mà chữ còn thiếu”. Nhà thơ Xuân Thủy thấy Bác có lý. Cho đến nay bản dịch của Xuân Thủy phổ biến rộng rãi, ở câu thứ hai của bài “Nguyên tiêu” vẫn chỉ có hai chữ xuân mà thôi! Tuy vậy, đã có thêm nhiều bản dịch thơ bổ sung, không kém phần tài hoa...

Thời tiết sang xuân, mùa đông lạnh lẽo vừa qua. Khởi đầu của một năm là trăng sáng, bầu trời trong trẻo ấm áp, mặt đất lan tràn sức sống mới. Cái đáng trân trọng nhất của trăng Rằm tháng Giêng, có lẽ là ở đấy. Hai câu đầu của bài thơ “Nguyên tiêu” tạo thành một bức tranh xuân tuyệt đẹp, đến câu chuyển, câu thứ ba, thì tứ thơ đột xuất. 

Và câu cuối bài, kết lại tác phẩm bất ngờ, đầy dư vị. Một hình ảnh dễ gợi buồn nhất là “yên ba thâm xứ” (ở sâu trong khói sóng). Nhưng với “Nguyên tiêu” của Bác, “yên ba thâm xứ” là để “đàm quân sự” (bàn việc nước, việc quân). Trên thuyền, thì ra đâu phải một lãng tử, một du khách vô sự ngồi thưởng ngoạn thiên nhiên, mà đó là một vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách mạng lúc này đã có bước chuyển, nhưng còn nhiều gieo neo, khó khăn chồng chất từ sau ngày dành chính quyền. Vậy nên tất cả phải khẩn trương, bí mật. Bộ chỉ huy làm việc căng thẳng cả vào giữa đêm, trên một chiếc thuyền chốn thâm sơn cùng cốc. Thế rồi nửa đêm, công việc bàn định xong, thì “nguyệt mãn thuyền” (ánh trăng đầy thuyền). Đẹp và nên thơ quá! Đấy là cái đẹp, cái nên thơ của nền thơ kháng chiến, mà Bác Hồ trở thành người có công khởi đầu.

Ngày Thơ Việt Nam năm nay, theo thông lệ tổ chức vào Rằm tháng Giêng, đã là lần thứ mười. Thời gian ấy đủ để biến Ngày Thơ hàng năm của một quốc gia yêu thơ như Việt Nam trở thành một tập tục, một mỹ tục, góp phần xây dựng con người mới bước vào hội nhập với thế giới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Nghệ An còn có thêm vinh dự là quê hương của tác giả bài thơ “Nguyên tiêu”. Đón Ngày Thơ Việt Nam năm Nhâm Thìn này, những người yêu thơ trên quê hương Bác có quyền đặt tiếp niềm tin, niềm hy vọng mới cho một Ngày Hội thực sự của thơ ca!

 

Nhật Thi 


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60617314

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July