Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Thơ vua Lê Thánh Tông khi hành quân qua biển Nghệ An Thơ vua Lê Thánh Tông khi hành quân qua biển Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean.vn) - Nhắc đến vị vua sáng giá nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến Lê Thánh Tông. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo, hiệu là Thiên Nam động chủ. Ông là vị Thánh chúa minh quân trên nhiều mặt, từ chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp… từng bước có những cải cách quy mô và hệ thống, đưa Đại Việt đi vào thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến. 

Ông còn là một nhà quân sự chiến lược đại tài, khi là người thân chinh cuộc Nam tiến (1471) và Tây tiến (1479), mở rộng lãnh thổ nước ta tới tận Quảng Ngãi, Phú Yên. Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn yêu chuộng văn học, lập nên “Tao đàn nhị thập bát tú” gồm 28 thi nhân, vua tôi cùng nhau xướng họa, ca ngợi cảnh thanh bình và phát triển của đất nước thời kỳ thịnh trị. Xin giới thiệu chùm thơ 3 bài (chỉ in bản dịch thơ) vua Lê Thánh Tông sáng tác khi hành quân qua các cửa biển thuộc tỉnh Nghệ An, trên đường đi đánh Chiêm Thành, năm 1470.

Bài 1:

Sáng sớm trú quân ở cửa biển Thai Viên, ta đứng ở thuyền lầu nhìn xa ra ngoài biển thấy từng cánh buồm từ cửa bể Đan Giáp đi thẳng vào Nghệ An nườm nượp như đàn bướm. Núi Thai Viên cao sừng sững ngoài biển khơi. Lên cao mà trông ra xa, hứng thơ dễ nảy, lòng nhớ tới mẹ hiền chẳng thể nào mà nguôi ngoai được, bỗng thành bài thơ 56 chữ rằng: 

Trên đỉnh Thai Viên bóng chiều tà,

Kinh thành vời vợi vạn dặm xa.

Sầu lên mây trắng hồn thơ khổ,

Trông cùng trời biển cánh buồm nhòa.

Cõi Tây lũ rợ ươm mầm xấu,

Phương Nam kinh trại gộp một nhà.

Quét sạch hôi tanh, quy bờ cõi,

Rửa binh ấy lại kéo ngân hà!

 

Bài 2:

Canh ba rời thuyền vào Cảng Hoa Cái ở Nghệ An. Canh tư vào đến cửa cảng. Sáng sớm ra sông lớn là cửa biển Đan Thai thuộc sông Lam. Đi vào dặm thì đến đóng quân ở dưới thành Nghệ An. Ngắm núi nhìn sông, ứng khẩu một bài thơ:

 

Hồng Đức mồng Bốn cuối Đông.

Tạm dừng cờ tiết tại Thành Nghệ An.

Triều dâng cửa bể Thai Đan,

Đầu non Tuyên Nghĩa nắng vàng nghiêng soi

Lướt sóng chân bước sục sôi,

Chí nhiều cao cả bởi nuôi dân mình.

Ướm hỏi đời trước bất minh,

Thái bình quen thú, việc binh chây lười.

 

Bài 3

Ta ngồi kiệu đi tuần quan sát trong Thành Nghệ An, ứng khẩu làm một bài thơ nói về cái chí ngày nào rằng: 

Ngoài Thành Nghệ An thần binh họp,

Ta nhằm cung đỏ hướng Hằng Nga.

Mười vạn tỳ hưu nghiêm trướng võ,

Năm canh trống nổi rộn đường xa.

Trung tà phân rõ nơi ngoài ruột,

Lợi hại đều nằm tại tay ta.

Chớ trách văn chương trò đẽo gọt,

Mũ điêu sinh bởi mũ Nho mà!

 

Trần Tử Quang 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65996073

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July