Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Tìm thấy mộ phần tác giả "Chùa Hương" Tìm thấy mộ phần tác giả "Chùa Hương" , Người xứ Nghệ Kiev
 

  Ngày 20/12 vừa qua, sau hàng chục năm tìm kiếm, gia đình và hậu duệ của tác giả bài thơ Chùa Hương đã tìm được hài cốt của ông để đưa về tái hợp cạnh cha mình - cố học giả Nguyễn Văn Vĩnh.

Trước đó, suốt nhiều năm trời, vị trí đặt hài cốt của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) trong khu nghĩa trang chung của dòng họ vẫn phải để trống. Đặc biệt, kể từ năm 1989, khi quyết định công nhận Nguyễn Nhược Pháp là danh nhân văn hóa Việt Nam, Sở VH-TT Hà Tây (cũ) đã đầu tư dựng bia tại cụm nghĩa trang này với dòng chữ “Khu mộ danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh - Nguyễn Giang - Nguyễn Nhược Pháp”. Sự kiện này cũng là một trong những lý do thôi thúc hậu duệ nhà thơ đi tìm lại hài cốt ông.

 
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp 


1. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Bình - cháu nội của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chia sẻ: “Ngoài tâm lý xót xa về việc chưa tìm được hài cốt người thân, chúng tôi còn luôn tâm niệm về lời trăng trối của cụ bà (vợ cả của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - NV). Trước khi qua đời vào năm 1965, cụ từng nói với con cháu: sau này nằm xuống, tao chỉ muốn được chôn cạnh thằng Pháp”.

Phát lộ tài năng thiên bẩm từ rất sớm với những câu thơ Hôm qua đi chùa Hương/Hoa cỏ mờ hơi sương..., Nguyễn Nhược Pháp chỉ sống lâu hơn cha mình 2 năm. Khi mất vào năm 1938, ông được gia đình đưa về an táng tại làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực (Thường Tín, Hà Nội). Trong suốt những năm sau đó, vì chiến tranh và không có điều kiện chăm sóc, ngôi mộ này bị vùi sâu mất hoàn toàn dấu vết, dù đã được gia đình bỏ công tìm kiếm nhiều lần.

Kể từ cuối những năm 1980, khu mộ phần của dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh (cũng nằm tại làng Phượng Vũ) đã được dòng họ đầu tư tôn tạo lại. Trước đó nhiều năm, sau một số lần di chuyển, hài cốt của học giả Nguyễn Văn Vĩnh cũng được đặt tại đây. Năm 2010, hài cốt của cụ bà Nguyễn Văn Vĩnh cũng được gia đình tìm thấy và đưa về khu mộ phần này. Ngoài ra, khu mộ phần còn là nơi  táng của anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Nhược Pháp là nhà thơ Nguyễn Giang (1910- 1969), gương mặt khá nổi tiếng trong làng văn hóa thời tiền chiến.

“Theo nguyện vọng, từ lâu chúng tôi đã xây sẵn mộ phần của nhà thơ ở sát cạnh nơi đặt cụ bà” - ông Bình kể - “Bạn bè, giới nghiên cứu tới thắp hương đều hỏi thăm về việc ngôi mộ phải để trống không đúc nắp trên, gia đình đau xót mà không biết trả lời thế nào”.

2. Được biết, việc tìm kiếm hài cốt của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, khu vực được cho là nơi an táng ông đã biến dạng khá nhiều, và là nơi đặt các ngôi mộ của khá nhiều gia đình trong làng. Bởi vậy, phía chính quyền xã Phượng Dực đã phải mất khá nhiều công sức để giúp hậu duệ nhà thơ thu xếp và có được sự đồng ý của các gia đình này.

 
Nơi đặt hài cốt cố nhà thơ trong mộ phần dòng họ


Việc tìm thấy dấu vết hài cốt Nguyễn Nhược Pháp diễn ra vào ngày 17/12/2011 và hoàn thành trong 3 ngày sau đó. Ở độ sâu dưới 2m đất, hài cốt của nhà thơ đặt trong một tiểu sành cũ, kèm theo đó là một tấm bia bằng đá vôi đã mất hết chữ. Cũng ở độ sâu này, cách đó vài mét là một tiểu sành khác, trong đó có chôn một người chú họ của nhà thơ, mất vào cuối thế kỷ XIX.

“Tất cả những dấu hiệu này đều tuyệt đối trùng với thông tin mà phía gia đình ghi lại rằng cố nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp được chôn cạnh một ông chú họ mất lúc 10 tuổi. Trong 2 ngôi mộ, chỉ mộ của nhà thơ mới có bia. Thực tế, hai bộ hài cốt cũng có kích thước xương khác hẳn nhau, một bộ là xương người lớn và một bộ là xương trẻ em” - ông Nguyễn Lân Bình nói.

Tới chiều qua (22/12), việc đưa hài cốt Nguyễn Nhược Pháp về an táng trong khu phần mộ của gia đình đã hoàn thành. Được biết, phía gia đình nhà thơ cũng đang tính tới việc xuất bản toàn tập tác phẩm của ông.

Mất sớm vì bệnh lao, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp chỉ kịp để lại một số bài thơ, truyện ngắn, kịch bản sân khấu cùng một số bài phê bình văn học bằng tiếng Pháp. Trong số này, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ Chùa Hương và Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Nguồn: TT&VH (Chiêu Minh)


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60387737

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July