Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Mẹ bây giờ Mẹ bây giờ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


“Sông chảy xiết reo ca phá hết đập hết bờ, nhưng núi đứng lại và nhớ và dõi theo sông với cả khối tình nồng” - tôi thuộc lòng câu đó của R. Tagore từ ngày còn rất bé, và đến khi lớn lên tôi vẫn cho rằng mình là sông có quyền chảy xiết reo ca, ít khi nhớ về núi... Khi đã là núi mới thấm thía việc dõi theo sông với cả khối tình nồng. Tôi biết, bây giờ, có rất nhiều bà mẹ như tôi online thức chờ con đôi khi đến khuya, hay như mẹ tôi cứ đến thứ sáu lại nhớ sạc pin điện thoại... Và còn biết bao bà mẹ trong rất nhiều tình huống, cả cuộc đời đau đáu dõi theo sông với những tiếng thở rất dài!

1. Mẹ gần tám mươi, bước chân ngày càng ngắn và chậm lại, bán kính di chuyển (đi bộ) hai cây số đã thấy mừng.

Con đường mẹ đi buổi sáng từ nhà em tôi ra chợ và quay về ngôi nhà vốn bỏ không từ mấy năm nay, bán thì tiếc mà sửa lại không ai ở, mở cửa mỗi ngày cho có hơi người không cảm giác nhà hoang. Mẹ về quét cái sân, tưới mấy chậu kiểng, ngồi đọc tờ báo, loanh quanh vài nhà trong xóm rồi khóa cửa...  



Minh họa: Lê Thiết Cương 

Mẹ ra chợ chẳng mua gì, theo thói quen mỗi ngày của người cả một đời nội trợ, còn là để gặp tôi đi biển về. Chút thời gian quý báu đó là chuyện hôm qua, chuyện hàng xóm, chuyện trên báo đài, chuyện phim ảnh...

“Tối qua mưa to mẹ quên che hồ cá, sáng ra chết hai con, tội quá!”, “Chiều qua mẹ rải cơm ngoài sân, có con chuột to bự thậm thụt ăn sạch phần chim sẻ”, “Nhà thằng H. đi làm, trộm trèo vô lục hết tủ này hộc bàn kia, nghe nói mất mấy cây vàng”, “Coi tivi thấy ở Quảng Bình mấy đứa nhỏ đi học lội qua sông, thầy giáo đứng bờ bên này đón, tội quá!”...

Đại loại những chuyện như vậy. Hành trình của mẹ đôi khi còn là phòng xét nghiệm của một bác sĩ tư, tiệm thuốc tây, sạp báo...

Ngày trước, bước chân còn nhanh, mẹ cùng tôi ra biển mỗi sáng rồi quay về chợ. Câu chuyện ban mai của chúng tôi dài hơn. Tôi không nhớ mẹ rút bán kính di chuyển ngắn lại vào mốc thời gian nào nữa!

Đường đi của mẹ mỗi ngày được lập trình rất đúng giờ. Chúng tôi có thể đoán được giờ đó mẹ đi đến đâu, cần gặp mẹ thì chạy xe đến đấy. Thế nhưng có ngày chúng tôi cũng bị lạc mẹ, tìm mãi mới thấy. Vậy là một cái điện thoại di động để mẹ có thể “trực tuyến” mọi lúc mọi nơi.

Tôi thường gọi cho mẹ khi về đến chợ để biết mẹ đang đứng (nhìn ngó) ở hàng nào. Điện thoại mẹ chỉ dùng để coi giờ và bấm nút màu xanh cùng đọc tên hiện lên đó khi có ai gọi đến. Mà cũng chỉ có tên của ba đứa con. Có một đứa ở xa.

Đôi khi tôi không thể liên lạc với mẹ vì điện thoại hết pin mà mẹ quên sạc, cứ phải nhắc chừng. Lâu dần, mẹ cũng quen và thành thạo.

Một ngày, tôi đi biển về gặp mẹ đứng chờ ở chợ, có vẻ đã lâu. Mẹ nói: “Mẹ không đem điện thoại, sợ con gọi nên mẹ đi sớm”. Tôi nghĩ mẹ quên, ai cũng có lúc quên mang điện thoại theo bên mình. Tuy nhiên, mẹ nói: “Hôm nay thứ sáu, mẹ phải sạc pin điện thoại chờ hai ngày cuối tuần anh con gọi về”.

2. Con gái đi học xa, ra trường, ở lại thành phố. Tìm được việc làm phù hợp với năng lực và không vất vả lắm, tôi coi đó là bước khởi đầu may mắn dù thời gian làm việc theo ca mỗi ngày từ 2g chiều đến 10g tối. Tuy nhiên, thường công việc kết thúc sớm hơn. Nhẩm tính quãng đường con đi từ cơ quan về đến nhà, mở cửa, tắm rửa... mỗi ngày, làm gì tôi cũng phải ráng thức bên máy vi tính chờ con. Gọi điện thoại hay nhắn tin thì sợ con đang đi trên đường. Gặp nhau trên mạng nói chuyện nhiều hơn và không tốn tiền.

Thành phố mỗi ngày biết bao việc xảy ra, con lại đi về ban đêm. Đến khi Yahoo! Messenger của con sáng đèn mới thở phào nhẹ nhõm. Đôi khi chỉ câu hỏi “đi làm có vui không con?”. Online cũng là cách cho con cảm giác có người đợi ở nhà.

Cũng có ngày tôi phải chờ con đến khuya, nhiều lúc không đợi được đành đi ngủ. Thế là buổi sáng sớm lại mở Facebook, qua trang của con coi cập nhật mới. Khi là hình ảnh liên hoan hay tổ chức ăn uống ở nhà, khi thì đi chơi đâu đó. Có gì bức xúc hay không...

Mẹ bây giờ có điều kiện gần gũi con dù cách xa nửa vòng trái đất. Mẹ cũng biết những đứa con ít có thời gian ngoái nhìn lại. Có thể mẹ luôn nhớ sạc pin điện thoại vào mỗi thứ sáu hằng tuần, nhưng trong hai ngày nghỉ cuối tuần đó con quên gọi về cho mẹ vì có quá nhiều cuộc vui. Có thể mẹ online chờ con đến khuya, nhưng rời sở làm con còn lang thang với bạn bè ở quán trà sữa hay quán cà phê hay tiệc liên hoan nào đó... 

“Sông chảy xiết reo ca phá hết đập hết bờ, nhưng núi đứng lại và nhớ và dõi theo sông với cả khối tình nồng” - tôi thuộc lòng câu đó của R. Tagore từ ngày còn rất bé, và đến khi lớn lên tôi vẫn cho rằng mình là sông có quyền chảy xiết reo ca, ít khi nhớ về núi...

Khi đã là núi mới thấm thía việc dõi theo sông với cả khối tình nồng. Tôi biết, bây giờ, có rất nhiều bà mẹ như tôi online thức chờ con đôi khi đến khuya, hay như mẹ tôi cứ đến thứ sáu lại nhớ sạc pin điện thoại... Và còn biết bao bà mẹ trong rất nhiều tình huống, cả cuộc đời đau đáu dõi theo sông với những tiếng thở rất dài!

Đào Thị Thanh Tuyền (Tuổi trẻ cuối tuần)

                      Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 60397962

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July