Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Bà tôi Bà tôi , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Bà tôi là người hay lo xa. Trời thấp thoáng chuyển gió mùa bà đã mở tủ lôi đống áo len của chúng tôi ra, xem “gián có nhấm không, có chỗ nào bị tuột sợi không, kẻo rét đến mang tai mới lo thì khốn đốn con ạ”. Đợi có cữ nắng to bà lại hì hụi mang chăn chiếu ra giũ giũ, phơi phơi, tất bật cả ngày không hết việc.



Ảnh minh họa: Ba Giai 
V
ào đận mùa Đông, phải năm trời rét nhiều, bà tôi lôi hết áo rét các cậu các dì biếu ra cho chị em tôi thử. Mặc vừa cái nào bà bắt mặc bằng được: “Còn trẻ, phải biết lo cho sức khỏe của mình, không chủ quan được đâu, con”. Bà chẳng cần biết chúng tôi đã lớn ngần này ai lại mặc áo của bà. Đến lớp tụi bạn lại chẳng cười cho. Thà tôi mặc lại quần áo cũ chần lại của mẹ và chị còn hơn. Mà bà cho chúng tôi hết quần áo như thế thì bà mặc gì?

Ngày ấy, bà thường đặt sẵn một nồi cháo hoa trên bếp, chỉ đợi chúng tôi đi học về là bà múc ngay ra cái bát chiết yêu. Cắt vài cọng hành, dăm cái lá tía tô bứt ngay ngoài vườn, vậy là chị chị em em xì xụp húp. Cháo nóng đi đến đâu biết đến đấy. Nước mắt nước mũi giàn giụa vì húp vội cháo nóng. Má đỏ rực lên, mồ hôi lấm tấm, áo khoác, áo len lần lượt bứt ra. Bà ngồi bên, đập đập tay vào sống lưng từng đứa, mắng yêu: “Cứ từ từ thôi. Gớm chết, ăn thế để mà bị bỏng à”. Giọng bà lộ rõ vẻ hài lòng. Khuôn mặt bà dãn nở, thơ thới. Chẳng mấy khi bà được thanh thản như thế.

Bà tôi có một niềm đam mê là được tự tay chăm sóc mảnh vườn trước nhà. Mẹ tôi bận đi làm, chúng tôi suốt ngày chỉ mải chơi, mảnh vườn 300 thước một mình bà quán xuyến. Nào thì bồ kết, chanh, mấy khóm sả cho cả nhà gội đầu. Nào thì táo, ổi, bưởi, roi… Nào thì cải cúc, cà chua, rau muống, bắp cải,…mùa nào thức nấy. Chẳng bao giờ nhà tôi phải ra chợ mua rau quả. Thi thoảng bà còn mang rau cho các cậu, các dì ngoài phố. Bà bảo ngoài phố quý rau còn hơn thịt cá. Tôi thì tôi chẳng tin. Nhưng bà bảo: “Bà thích ăn rau nên ở với mẹ con nhà mày” thì tôi lại tin. Vào bữa bà chỉ gắp rau, chẳng mấy khi chạm đến thức ăn. Cả ngày bà ngồi với vườn rau không biết chán. Dăm thêm đám hành chỗ này, làm cỏ đám rau kia… Việc nối việc, bà làm không để chân tay lúc nào yên.

Nhà neo người, kinh tế gia đình chẳng dư dả gì nên bà tôi làm một gánh xôi, buổi sáng mang vào phố bán, kiếm thêm đồng ra đồng vào phụ thêm cho mẹ tôi. Khi đấy mẹ tôi làm găng lắm, nhất định không muốn cho bà chạy chợ. “Một mình con làm là đủ nuôi mẹ, đủ nuôi các cháu rồi. Mẹ đừng làm thế!”. Bà nhẩn nha: “Chị Cả đừng lo cho tôi. Tôi làm cho khỏi buồn tay buồn chân thôi, sẽ không quá sức đâu”. Mẹ tôi khóc, bà cũng khóc. Nhưng từ đận ấy chúng tôi không phải thòm thèm cầm bát nhìn nồi cơm lưng lửng nữa. Bà bán hàng, chúng tôi có thêm gói xôi nóng ăn trước khi đến trường. Về đến nhà lại có thêm, khi thì con cá kho gừng, lúc là món thịt lợn rang sả thơm ngậy.

Nhưng một lần bà gánh xôi đi bán, qua đường bị người ta tông phải. Mẹ tôi lao đến bệnh viện, vò võ trắng đêm trông bà suốt một tuần liền. Khi đó tôi bắt đầu hiểu được sự thiếu hụt bóng dáng bà trong cuộc sống của chúng tôi đã bị gây xáo trộn lớn đến thế nào. Đó cũng là năm đầu tiên chúng tôi không được ngồi cạnh bà để xem gói bánh chưng, hai chị em không được giành nhau cái bánh cóc vớt sớm; không được ngồi quây bên chảo đường, nước miếng tứa ra chờ bà sao xong mẻ mứt. Năm đó chúng tôi cũng không được theo bà ra chùa dự lễ, phấp phỏng đợi đến lượt nhà chùa phát oản lấy lộc đầu năm.

Mẹ bận công việc tối ngày, hai chị em tôi phải học cách tự lo cho mình mà không có bà ở bên. Nhớ những việc bà vẫn làm khi gió đông về, tôi cũng xếp áo rét để chờ phơi qua nắng hoặc đảo qua trên bếp lửa nóng cho bay hết mùi tủ lưu cữu lâu ngày. Tôi cũng đặt một nồi cháo hoa sôi sùng sục, mà sao khi cầm lưng cháo ngang miệng bất chợt thấy nghẹn đắng nơi cổ họng…

Tôi không bao giờ tin vào những điều kỳ diệu, duy chỉ một lần duy nhất này thôi: một buổi sáng mùa Đông khi tôi thức dậy, bà đã ngồi bên cạnh, cầm sẵn chiếc áo rét chờ tôi. Đôi mắt bà ánh lên nụ cười, nụ cười mà tôi sẵn sàng đánh đổi bằng tuổi đôi mươi của mình. Điều đó có thể không bà ơi?....

Phong Điệp (Hànộimới Cuối tuần)

 

                                     Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65979830

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July