Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 19/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Điểm tựa của Trường Sa (kỳ 2) Điểm tựa của Trường Sa (kỳ 2) , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Kỳ 2: Những bến đợi thủy chung


QĐND Online -  Bên dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, những người vợ chiến sĩ Trường Sa vẫn tần tảo vượt qua bao sóng gió cuộc đời, chẳng kém những cơn phong ba, bão tố ngoài biển để chăm sóc con và bố mẹ già ở hậu phương. Có thể khẳng định rằng, họ chính là hiện thân của phụ nữ Việt Nam thời hiện đại về đức tính cần cù, đảm đang, chịu khó và lòng chung thủy. Những bến đợi thủy chung ấy là điểm tựa vô cùng quan trọng để chiến sĩ Trường Sa chắc tay súng, ngày đêm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. 

Những người vợ đảm

Phần đông vợ của cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo, nhất là số chị em từ 35 tuổi trở xuống chưa có việc làm ổn định, hoặc thu nhập không cao so với mặt bằng chung ngoài xã hội. Song ở họ đều có một suy nghĩ chung là cố gắng thay chồng đảm đương mọi công việc đối nội, đối ngoại của gia đình khi chồng vắng nhà để chăm sóc, nuôi dạy các con học hành chu đáo. Dường như đức tính, khả năng chịu đựng của những người lính đảo thấm sâu cả vào vợ, con của họ ở hậu phương.

Chị Lê Thị Xuyến, vợ của Trung tá Trần Quang Oanh đang công tác tại đảo Trường Sa Lớn vội vã về nhà trước cơn mưa chiều đổ xuống.

 

Vợ của Trung úy QNCN Bùi Minh Nam đang công tác tại đảo Song Tử Tây, chị Trần Thị Loan, hiện đang thuê nhà ở Yên Sơn (Ninh Bình) đã có con hơn bốn tuổi chia sẻ rằng, hàng ngày chị buôn bán lặt vặt ở chợ, thu nhập đủ chi dùng cho hai mẹ con. Chị nói: “Ai chẳng mong vợ chồng gần nhau để tập trung phát triển kinh tế và chăm sóc các con, nhưng vì điều kiện chồng công tác xa nên phải cố gắng đảm đương. Nếu cứ than vãn cũng chẳng giải quyết được gì”. Chị Đoàn Thị Hiền, vợ của Trung úy QNCN Trịnh Văn Hiếu, công tác tại đảo Song Tử Tây kể với tôi rắng, thời mới cưới xong, chồng đi xa biền biệt cũng có lúc suy tư, than thân trách phận thua chị kém em, song khi nhớ lại những gì khó khăn, vất vả mà anh ấy tâm sự trước khi cưới, làm mình có thêm sức mạnh và nghị lực để vượt lên khó khăn, rồi cũng thành quen, cốt mong sao anh ấy hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoài đảo xa. Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Anh đang làm việc cho một công ty liên doanh với nước ngoài ở thành phố Bắc Ninh, vợ của Đại úy Nguyễn Khánh Cường, bác sĩ ở đảo Sơn Ca rất kiệm lời chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn vất vả khi chồng công tác xa nhà. Chị nói, áp lực xã hội, áp lực công việc và áp lực trong chăm sóc hai đứa con đang tuổi đi học khá nặng khi thiếu bóng dáng người đàn ông trụ cột. Cái quan trọng là luôn luôn phải giữ cân bằng để vượt lên, đây cũng là cách tốt nhất để chồng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoài đảo.  

Bến đợi thủy chung

Tôi đến thôn Tân Quý (phường Cam Thành Bắc, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) trong một chiều muộn đầu tháng Sáu, sau chuyến đi Trường Sa. Nơi đây được gọi là “bến đợi” của các chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Phần đông các chiến sĩ chọn nơi này là quê hương thứ hai của mình. Mây đen kéo đến ngày càng nhiều, rồi gió lạnh và những hạt mưa lắc rắc rơi. Mưa ở Cam Ranh đến rất nhanh, xối xả, ào ạt, gõ ào ào trên mái tôn, át cả tiềng sấm ì ầm đằng xa vọng lại. Ngoài trời phủ kín một màu trắng đục của mưa.

Thấy khách lạ đến, mấy cháu bé được thể trêu đùa, chạy nhảy và nghịch ngợm đến là hiếu động, như chẳng hề có mưa. Trước hiên nhà, chị Ngô Thị Hằng, vợ đồng chí Phan Văn Hòa đang công tác tại đảo Trường Sa Lớn kể, sau mười năm cưới nhau vợ chồng anh chị mới có con, giờ cháu bị bệnh phải đi truyền máu tại bệnh viện trong TP. Hồ Chí Minh một tháng một lần nên rất vất vả. Rất may đơn vị và mọi người trong xóm hết sức động viên và tạo điều kiện giúp đỡ nhiều nên khó khăn mấy cũng sẽ cố gắng vượt qua. Chị Lê Thị Xuyến kể, chồng chị Trung tá Trần Quang Oanh ra đảo từ năm 1998, một mình chị ở nhà vừa chăm con, vừa xây dựng kinh tế. Hiện chị nuôi 5 con bò và rất nhiều gà để cải thiện đời sống. Hai con chị, một cháu sẽ tốt nghiệp đại học vào tháng Bảy tới và một cháu vào lớp 11 đều chăm ngoan, học giỏi.

Trước hiên nhà chị Ngô Thị Hằng thôn Tân Quý (phường Cam Thành Bắc, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), vợ đồng chí Phan Văn Hòa công tác tại Trường Sa Lớn, chị em của "bến đợi thủy chung" thường xuyên qua lại, gắn bó với nhau.

Bà Nguyễn Thị Cảnh, mẹ đẻ của đồng chí Đoàn Hồng Tuệ đang công tác tại đảo Sinh Tồn năm nay đã hơn bảy mươi tuổi, còn rất minh mẫn cho biết mới từ Nghệ An vào Cam Ranh được mấy ngày để trông nhà, trông cháu cho chị Ngô Thị Năm sẽ ra đảo thăm chồng vào thời gian tới. Thấy tôi có vẻ ái ngại về hoàn cảnh, cụ khẳng khái, cả nước vì Trường Sa chẳng nhẽ già này không làm được việc gì vì Trường Sa ư? Điều bà nói ra làm tôi thật sự kính phục. Bà Mai Thị Xuân, mẹ đẻ của Thượng úy Phạm Cúc Phương nghẹ ngào kể về sự vất vả, cực nhọc trong những ngày tháng cùng con dâu đưa cháu nội đi điều trị tại các bệnh viện ở Sài Gòn. Mắt bà đỏ hoe, những giọt nước mắt gói cả một thời lam lũ và tần tảo lăn xuống đôi gò má nhăn nheo đã cho chúng tôi hiểu hơn nỗi cực nhọc chẳng kém sự vất vả mà cán bộ, chiến sĩ ngoài quần đảo Trường Sa đang ngày đêm phải đối mặt.

Còn rất nhiều, rất nhiều những người vợ, người mẹ của các chiến sĩ Trường Sa ngày đêm tần tảo sớm khuya thay chồng gánh vác công việc gia đình. Dù biết vất vả, khó khăn, song với bản tính tần tảo, khịu đựng kham khổ, họ đã vượt lên mà không một lời than, không một đòi hỏi riêng tư. Ở họ, tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước và tình chồng vợ, tình mẫu tử, tình cảm gia đình đã hòa làm một, tự nhiên như sự vốn có của trời đất và cỏ cây hoa lá vậy. Tình yêu, sự chung thủy son sắt ấy là mạch nguồn văn hóa sâu đậm, là thứ keo vô hình, bền chặt chống chọi và ngăn ngừa có hiệu quả những cái xấu đang hằng ngày xâm thực các “tế bào” xã hội chúng ta.

Ghi chép của Mạnh Thắng


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60946160

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July