Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Điểm tựa của Trường Sa Điểm tựa của Trường Sa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Kỳ 1: "Gia đình" nơi đấu sóng


QĐND Online
  – “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, câu ca ấy đã ăn sâu vào máu thịt của người Việt tự ngàn đời. Chỉ những ai đã  sống và làm việc xa gia đình mới thấu hiểu được tình cảm đó cồn cào, trào sôi, cuộn chảy trong ruột gan và khối óc như thế nào? Tình cảm thiêng liêng ấy là nguồn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão và những khát khao sống, công hiến... của mỗi người. Hiện nay, tính ổn định và giá trị của “tế bào xã hội” đang bị lung lay, khủng hoảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững. Nhưng có một nơi, có một lĩnh vực hoạt động mà những “tế bào xã hội” luôn được vun đắp, sinh sôi, nảy nở và ngày càng phát triển, đó là gia đình của các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK.

“Gia đình” nơi ngọn sóng

Trước cửa nhà làm việc của đảo Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), dưới tán phong ba, bàng rợp mát, Thượng tá Phạm Quang Trung, Chính trị viên tâm sự với tôi rằng: “Ở nơi đầu gió ngọn sóng này, mỗi gia đình có vai trò hết sức quan trọng để làm nên nghị lực và sức mạnh, không có chuyện một con ngựa đau, cả tàu ngoảnh mặt”. Hai từ “gia đình” mà anh Trung nhắc đến chẳng lạ lẫm với nhiều người, song làm thế nào để duy trì được gia đình lớn, có nhiệm vụ nặng nề, phức tạp nơi bão tố, nắng, gió, nước biển nhiều hơn mọi thứ hiện hữu vận hành và hoạt động hiệu quả mới là chuyện lạ. Đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ hải quân đóng quân trên quần đảo Trường Sa, ngoài gia đình ở đất liền, họ còn có một gia đình khác, gia đình ấy chính là đơn vị, nhỏ nhất là trong tổ ba người, tiểu đội, phân đội và lớn nhất là cả đảo. Hai từ Gia đình của những người lính đảo như anh Trung đã ăn sâu vào nếp nghĩ, vào mỗi cử chỉ, hành động trong cuộc sống hàng ngày và là một thói quen không thể bỏ, là nét đẹp văn hóa mang đậm đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam, rất đáng trân trọng. Điều ấy đọng lại mãi mãi, kể cả đến lúc họ về với vợ con gia đình, về với đời thường, hoặc chuyển ngành, khi không còn mang trên mình bộ quân phục truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. 

Một buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca

Cán bộ, chiến sĩ trên mỗi đảo, dù là đảo nổi, đảo chìm, hay nhà giàn DK,  khác nhau về tuổi đời, trình độ nhận thức, học vấn, văn hóa và đến từ nhiều vùng miền trong cả nước: người ở đồng bằng Bắc Bộ êm ả với cây đa bến nước sân đình; người đến từ vùng trung du với “Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”; Người đến từ vùng ven biển phía bắc, được nuôi dưỡng bằng những câu ca dao và làn điệu chèo cổ, những câu hát văn đắm say lòng người; người lại đến từ những làng quê, phố phường miền Trung nắng lửa, nặng gánh hai đầu đất nước và có cả những chiến sĩ ở giữa thành phố Sài Gòn hoa lệ, lung linh ánh điện, rực rỡ màu sắc cờ hoa, hối hả, năng động với nhịp sống thời hội nhập. Có người đầu bạc, có người tóc xanh. Có người là chỉ huy đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với Trường Sa, như: Thượng tá Vũ Văn Cường, Đảo trưởng, Thượng tá Trần Trung Hưng, Chính trị viên đảo Song Tử Tây; có những chiến sĩ mới ra đảo được vài tháng, khuôn mặt và nụ cười e ấp, thẹn thùng thập thò sau tán bàng vuông đón khách thăm đảo, nước da còn chưa kịp phủ kín những đặc trưng nắng gió và vị mặn mòi của biển khơi. Nhưng tất cả ở họ đều gắn với nhau bởi một chữ đồng với nhiều ý nghĩa sâu xa, đó là tình đồng đội, tình đồng chí, tình thương; đó là sự đồng lòng, đồng cam cộng khổ... Và cao hơn nữa đó là tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, là trách nhiệm công dân trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Tình cảm và trách nhiệm ấy đã quyện lấy họ, gắn họ với nhau thành một khối vững như thạch, cứng như thép, chắc như đồng, vững vàng giữa biển khơi mênh mông bốn bề sóng nước mây trời, nắng gió, bão tố và cả những con mắt cú vọ, những họng súng đen ngòm, nham hiểm của kẻ thù.

Có một điều lạ là khi ra đảo, muốn kiếm thông tin về một người nào đó đang công tác là ngay lập tức tìm được thông qua sự hỏi thăm... Hỏi Đại úy Vũ Hoài Nam, Khung trưởng Khung xây dựng Trung đoàn Công binh 131 Hải Quân, mới ra đảo hồi tháng 3-2012 về chiến sĩ Phan Văn Hòa, ngay lập tức Nam kể cho tôi nghe về hoàn cảnh và những tình cảm mà quân và dân thị trấn Trường Sa Lớn dành tặng con đồng chí Hòa ở đất liền. Sau này, Trung tá Lý Hồng Duyên, Chính trị viên Cụm 1, đảo Trường Sa lớn kể rằng, khi biết con Hòa bị bệnh hiểm nghèo phải lọc máu một tháng một lần, chi phí rất tốn kém, toàn bộ quân và dân trên thị trấn đảo Trường Sa Lớn đã ủng hộ quỹ “nghĩa tình đồng đội” được hơn 26 triệu đồng, góp vào điều trị bệnh cho cháu. Có một chuyện mà Thượng úy Vũ Đức Vinh, Chính trị viên đảo Đá Thị kể lại làm tôi nhớ mãi : bố đẻ của đồng chí Vũ Văn Minh bị bệnh hiểm nghèo và qua đời,Minh không về được, đồng đội trên đảo không những lập bàn thờ phúng viếng như phong tục ở quê mà còn thay nhau động viên thăm hỏi, thay nhau gọi điện về nhà chia sẻ, đồng thời đã quyên góp được gần 5 triệu đồng ủng hộ gia đình. Tình gia đình, tình đồng đội đã giúp đồng chí Minh vững vàng hơn trước mất mát lớn lao. Mới đây, trên đường từ TP. Hồ Chí Minh về Đà Nẵng, tôi nghé thăm chị Nguyễn Thị Thảo, vợ của Thượng úy Phạm Cúc Phương, Điểm trưởng đảo Tốc Tan C. Con trai Phương mới mất hôm 15-4-2012, khi mới ba tuổi rưỡi vì bệnh ung thư máu quái ác. Thảo cho biết: “Trong lúc con em bị bệnh phải nằn viện liên tục từ tháng 10-2010 đến lúc cháu mất, đồng đội của chồng em ở đảo thường xuyên gọi điện động viên, chia sẻ, điều đó như tiếp thêm cho em nghị lực vượt qua nỗi đau, tập trung tinh thần chữa trị cho con”.

Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp thể hiện tình cảm gia đình sâu đậm đầy tính nhân văn và lòng nhân ái của cán bộ, chiến sĩ ở nơi được mệnh danh là “quần đảo bão tố” này. Tình cảm ấy đang từng ngày, từng giờ tiếp tục được nhân lên như chất keo, thứ nhựa dính đặc biệt kết họ lại với nhau để chia lửa, để san bớt những khó khăn, thiếu thốn, để biến chủ quyền Tổ quốc lung linh, xanh tươi và rực rỡ hơn trước sóng, cát, đá san hô và bão tố.

Kỳ 2: Những bến đợi thủy chung

Ghi chép của Mạnh Thắng


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66059360

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July